Đánh giá Hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 73 - 78)

2.5.1 . Ưu điểm

- Tính pháp lý:

Đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và của một số quốc gia khác trên thế giới nhằm xác định điều kiện, mục tiêu vận dụng phù hợp với môi trường kinh tế hiện tại của Việt Nam. Cho đến nay, Bộ Tài Chính đã ban hành 26 chuẩn mực áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các DNNVV có quy mơ nhỏ, có những nghiệp vụ khơng phát sinh hoặc q phức tạp không phù hợp với DNNVV nên các DNNVV được áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế tốn chung. Đó là Bộ Tài Chính xây dựng chế độ kế tốn doanh nhiệp nhỏ và vừa theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC, trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực và không áp dụng 7 chuẩn mực.

Việc áp dụng này nhằm đảm bảo một khung pháp lý thống nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thuận lợi cho công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kế toán cũng như việc chấp hành chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp, đảm bảo hệ thống kế tốn Việt Nam ln phù hợp với thơng lệ kế toán quốc tế. Đồng thời cũng là giải pháp hiệu quả trước mắt đảm bảo khung pháp lý đầy đủ về hoạt động kế tốn cho các doanh nghiệp này.

- Tính ứng dụng:

Hệ thống chuẩn mực kế tốn có chọn lọc này dễ áp dụng, các chuẩn mực phức tạp đã được loại trừ, phù hợp với các DNNVV ở Việt Nam.

Căn cứ vào “Chế độ kế toán DNNVV” đã ban hành, các DNNVV áp dụng chế độ kế toán, các quy định cụ thể về nội dung, cách vận dụng hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ kế tốn, hình thức sổ kế tốn và báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý từng lĩnh vực hoạt động, từng loại hình doanh nghiệp.

Việc xây dựng và áp dụng hệ thống chuẩn mực kế tốn đã hình thành một sân chơi bình đẳng, đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như cho nền kinh tế của quốc gia. Chuẩn mực kế toán được xem là một thước đo phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài chính.

Như vậy, hệ thống chuẩn mực kế toán ra đời với mục tiêu là tạo ra các báo cáo tài chính trung thực, hợp lý, nâng cao tính cơng khai, minh bạch và có thể so sánh được với nhau, khơng những đối với các DNNVV ở Việt Nam mà bao gồm các DNNVV trên thế giới. Các chuẩn mực kế tốn này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, để các nhà đầu tư Việt Nam có thể đầu tư ra bên ngồi và ngược lại, đồng thời giúp các nước trên thế giới hiểu rõ hơn về kinh tế Việt Nam. Qua đó cũng góp phần đẩy mạnh q trình hội nhập kinh tế tồn cầu của Việt Nam; tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, hệ thống chuẩn mực kế tốn áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam cũng có những nhược điểm cần phải khắc phục kịp thời để đạt được mục tiêu hòa hợp với quốc tế.

- Tính pháp lý:

Về cơ quan ban hành chuẩn mực: Hiện nay, Bộ Tài Chính là cơ quan ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán và các chế độ kế tốn ở Việt Nam.

Vì Bộ Tài Chính là cơ quan kiêm quá nhiều nhiệm vụ quan trọng nên không thể xây dựng được một hệ thống chuẩn mực kế toán đầy đủ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như bắt kịp được những sửa đổi, bổ sung của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế. Để đảm bảo được những yêu cầu và lợi ích trước mắt nên thành lập Ủy ban Chuẩn mực kế toán Việt Nam hoặc giao cho một tổ chức có chun mơn, uy tín như Hội kế toán Việt Nam soạn thảo các chuẩn mực và trình lên Bộ Tài Chính xét duyệt.

Hiện nay, IASB đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán dành riêng cho các DNNVV gồm 35 chuẩn mực. Trong khi đó, Việt Nam ban hành chế độ kế toán cho DNNVV, áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán chung của quốc gia nhưng chỉ cho phép áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực và áp dụng không đầy đủ 12 chuẩn mực trong 26 chuẩn mực được ban hành. Như vậy, hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam còn quá lạc hậu và khơng đáp ứng được xu hướng hịa hợp với quốc tế, giữa Việt Nam và quốc tế còn một khoảng cách khá xa mới có thể tiến đến hịa hợp được.

- Tính ứng dụng:

Hệ thống chuẩn mực kế toán ở Việt Nam được nghiên cứu và xây dựng dựa vào hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung và ban hành những chuẩn mực mới cho phù hợp với nhu cầu thực tế, nhưng Việt Nam vẫn chưa cập nhật những sửa đổi, bổ sung và những chuẩn mực mới được ban hành này sau năm 2003. Do đó, hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV cũng trở nên lạc hậu, chưa được cập nhật kịp thời, khơng cịn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hệ thống chuẩn mực này cứng nhắc, thiếu tính mềm dẻo, khơng linh hoạt và khơng có tính xét đoán trong các nghiệp vụ kế toán. Sử dụng thuật ngữ khó hiểu, khơng có những ví dụ giải thích cụ thể, đơi khi khiến người sử dụng có hướng giải quyết vấn đề chưa phù hợp với nội dung chuẩn mực nên thường phải có các thơng tư, văn bản hướng dẫn được ban hành kèm theo. Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng chưa thống nhất giữa chuẩn mực với các thông tư, văn bản pháp luật. Những vấn đề này sẽ gây khó khăn, rắc rối cho các DNNVV trong quá trình sử dụng.

2.5.3 . Nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm, hạn chế trên

Một trong những ngun nhân chính đó là hệ thống khung pháp lý của Việt Nam chưa hoàn thiện trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, thuật ngữ trong các văn bản pháp luật chưa thống nhất.

Hiện nay trên thế giới đã có cơ quan ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán riêng, trong khi đó Việt Nam chưa có bộ phận chuyên trách trong việc ban hành chuẩn mực kế toán cho các doanh nghiệp, trong đó có DNNVV mà nhiệm vụ này vẫn thuộc về Bộ Tài Chính. Đồng thời, hệ thống chuẩn mực hiện hành cũng không được cập nhật kịp thời những sửa đổi, bổ sung của những chuẩn mực có liên quan và những chuẩn mực mới ban hành sau năm 2003.

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thơng tin kế tốn của nhiều đối tượng sử dụng báo cáo tài chính ở Việt Nam chưa phải là yếu tố quan trọng, chỉ đóng vai trị thứ yếu trong việc ra quyết định. Do đó, Việt Nam chưa thấy cần thiết để ban hành một hệ thống chuẩn mực kế toán dành riêng cho các DNNVV.

Một yếu tố cũng khơng kém phần quan trọng, đó là văn hóa người Việt Nam ln thích làm theo những gì đã có sẵn, đi theo con đường cũ, khơng có tư tưởng đổi mới, ngại khó khăn, e sợ chuẩn mực thay đổi sẽ làm thay đổi cả hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, Nhà nước có vai trị kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo; việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản dưới luật. Chính vì vậy mà hệ thống chuẩn mực

kế toán cũng như các văn bản luật trở nên cứng nhắc, khó thích ứng và khơng có tính linh hoạt trong ứng dụng thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, cũng có hệ thống kế toán phát triển theo những đặc điểm riêng của quốc gia. Việt Nam cũng có định nghĩa và những tiêu chí riêng để xác định DNNVV. Và về mặt tổ chức, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành bởi Nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia, mà trách nhiệm chính thuộc về Bộ Tài Chính. Qua đó, các DNNVV cũng được Nhà nước cho phép áp dụng có chọn lọc các chuẩn mực kế tốn từ hệ thống chung của quốc gia thông qua Chế độ kế toán. Chế độ kế toán cho DNNVV được ban hành với những nội dung cơ bản quy định rõ ràng, cụ thể về hệ thống tài khoản, chứng từ, báo cáo và hệ thống sổ sách nhằm giúp cho các DNNVV thuận lợi trong việc áp dụng. Quá trình vận dụng vào thực tiễn đã phần nào cho thấy được thực trạng hiện nay của Chế độ kế toán dành cho DNNVV ở Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể nêu ra những ưu – nhược điểm của Chế độ, tìm hiểu những nguyên nhân hình thành nên vấn đề.

Như vậy, Việt Nam cần phải so sánh việc vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán để xây dựng Chế độ kế toán cho DNNVV với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV để tìm ra những khác biệt nhằm phát huy ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của mình. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải nỗ lực hơn nữa để hồn thiện các chuẩn mực kế tốn cho DNNVV và đạt được mục tiêu hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV.

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM ÁP DỤNG CHO DNNVV HÒA HỢP VỚI HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ DÀNH CHO DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)