Các định hướng trước mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 83 - 86)

3.2. Định hướng về cách thức hòa hợp Chuẩn mực kế toán dành cho DNN

3.2.1. Các định hướng trước mắt

Thứ nhất - Sửa đổi những nội dung chưa phù hợp của các chuẩn mực đối với loại hình DNNVV (Bảng 7).

Xây dựng chuẩn mực kế toán cho DNNVV theo quan điểm kế thừa một cách hợp lý các quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán chung đã ban hành theo hướng có chọn lọc. Bởi vì, khơng phải chuẩn mực nào cũng phù hợp và cũng áp dụng được cho các DNNVV. Đây là loại hình doanh nghiệp nhỏ, sản xuất kinh doanh có tính đặc thù riêng, không giống như những doanh nghiệp lớn phức tạp và có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Do đó chỉ cần lựa chọn các vấn đề kế toán mang tính phổ biến, đơn giản và khả thi đối với cơng tác kế tốn trong các DNNVV để quy định trong chuẩn mực kế toán

cho DNNVV nhằm đảm bảo cho chuẩn mực thực sự đi vào thực tế công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp.

Bảng 7: Các đề xuất sửa đổi, bổ sung đối với chuẩn mực kế toán hiện hành Chuẩn mực Đề xuất sửa đổi, bổ sung

Hàng tồn kho (VAS 02)

Cần xem xét loại bỏ phương pháp nhập sau xuất trước và sử dụng thêm các phương pháp ước tính để tính giá trị hàng tồn kho.

Tài sản cố định hữu hình (VAS 03)

DNNVV nên áp dụng đầy đủ chuẩn mực này. Bổ sung yêu cầu trình bày BCTC đối với phương pháp đánh giá lại.

Tài sản cố định vơ hình (VAS 04)

DNNVV nên áp dụng đầy đủ chuẩn mực này. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu có thể lựa chọn phương pháp ghi nhận theo giá gốc hay phương pháp đánh giá lại.

Bất động sản đầu tư (VAS 05)

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu có thể lựa chọn một trong hai phương pháp: ghi nhận theo giá gốc hay giá trị hợp lý.

Kế tốn các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết (VAS 07)

Trình bày trên BCTC riêng của nhà đầu tư có thể chọn phương pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.

Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh (VAS 08)

Cho phép trình bày các khoản vốn góp liên doanh theo phương pháp giá gốc hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu.

Doanh thu (VAS 14)

Xem xét “Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị danh nghĩa của một khoản phải thu” được ghi nhận là tiền lãi.

Chi phí đi vay (VAS 16) Ghi nhận chi phí đi vay theo phương pháp chuẩn hoặc phương pháp thay thế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (VAS 17)

DNNVV nên áp dụng đầy đủ chuẩn mực này. Cần có những hướng dẫn cụ thể về cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai – Cập nhật, bổ sung một số chuẩn mực kế toán phù hợp với DNNVV

Việt Nam trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Bảng 8).

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mà các DNNVV đang áp dụng theo Chế độ kế toán đã được xây dựng từ năm 2003 và từ đó đến nay chưa được cập nhật cho phù hợp với chuẩn mực của quốc tế. Vì thế, Việt Nam khơng thể tránh khỏi nguy cơ bị lạc hậu, lỗi thời về chuẩn mực kế toán. Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia kế toán của Việt Nam từ Bộ Tài Chính, Hội nghề nghiệp, các cơng ty kế toán – kiểm toán, các trường đại học,… cần phải hợp tác về mặt chuyên môn để thảo luận, bàn bạc nhằm xây dựng bổ sung thêm những chuẩn mực kế toán phù hợp cho các DNNVV ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế.

Bảng 8: Các chuẩn mực được đề xuất ban hành mới Nhóm chuẩn mực Nội dung

Nhóm chuẩn mực về cơng cụ tài chính

- Cơng cụ tài chính cơ bản - Cơng cụ tài chính khác

Nhóm chuẩn mực về BCTC

- Bảng cân đối kế toán - Báo cáo KQHĐKD

- Báo cáo tình hình thay đổi vốn và KQHĐKD, lợi nhuận giữ lại

- Thuyết minh trên BCTC Các chuẩn mực khác

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu - Trợ cấp chính phủ

- Lợi ích của người lao động

Thứ ba – Khơng đưa vào chuẩn mực kế toán dành cho DNNVV những vấn đề quá phức tạp, không phù hợp với thực tế phát sinh như: Hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại, Báo cáo tài chính hợp nhất, Cơng cụ tài chính, Báo cáo bộ phận,…

Thứ tư – Ban hành những thông tư, văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể chuẩn

mực kế toán Việt Nam hiện hành cũng như Chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV để tránh gây nhầm lẫn, khơng rõ ràng, khó hiểu, giảm mức độ phức tạp trong quá trình xử lý các nghiệp vụ phát sinh cho các doanh nghiệp này. Như vậy sẽ giúp cho nhân viên kế tốn khơng phải lúng túng, áp lực khi gặp những khó khăn, rắc rối trong quá trình xử lý vấn đề.

Thứ năm – Nâng cao vai trò của các cơ quan, ban ngành, tổ chức,… trong công

tác điều hành, quản lý các DNNVV tuân thủ đầy đủ các quy định trong Chế độ kế toán dành cho DNNVV. Việc tuân thủ chuẩn mực, chế độ kế tốn cịn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của những nhà lãnh đạo. Những người làm công tác quản lý nên thường xuyên quan tâm đến đội ngũ nhân viên kế toán, kiểm tra, hỗ trợ, tư vấn chun mơn nhằm hạn chế những sai sót, cập nhập kịp thời những nghị định, thông tư, văn bản pháp luật về kế tốn. Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành, hội nghề nghiệp cũng nên tổ chức những buổi hội thảo, những lớp học ngoại khóa,… để trao đổi về chuyên môn nghề nghiệp cũng như cung cấp thông tin kịp thời về những văn bản pháp luật mới, thông tin về thuế,… nhằm bổ sung, nâng cao chuyên mơn cho người làm kế tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)