Tiêu chí phân loại DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 41 - 42)

Ở Việt Nam, trước đây chưa thống nhất tiêu chí chung để phân loại DNNVV nên một số cơ quan nhà nước, các tổ chức hỗ trợ DNNVV đã đưa ra tiêu thức riêng để xác định DNNVV phục vụ cho cơng tác của mình. Theo cơng văn 681/CP-KTN đã nêu trên, tiêu chí để phân loại DNNVV là vốn điều lệ (dưới 5 tỷ đồng) và số lao động bình quân hàng năm (dưới 200 người). Nhưng đây chỉ là quy ước hành chính để xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ DNNVV, là cơ sở để các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính thức của nhà nước thực thi chính sách đối với DNNVV.

Việc đưa ra các tiêu chí chỉ mang tính quy ước, bản thân các tiêu chí đó chưa đủ để xác định như thế nào là DNNVV bởi vì cịn có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau cho rằng cần phải quy định rõ DNNVV là cơ sở sản xuất có đăng ký kinh doanh, có quy mơ về vốn và số lao động thỏa mãn quy định của Chính phủ đối với từng ngành nghề tương ứng với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.

Khi Nghị định số 90/2001/NĐ-CP được ban hành, tiêu chuẩn phân loại DNNVV được thực hiện theo điều 3 của Nghị định này, các doanh nghiệp không phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, được xếp loại nhỏ và vừa nếu đáp ứng điều kiện: có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm khơng q 300 người. Nghị định cũng quy định rằng: căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên.

Như vậy, DNNVV được xác định hoàn toàn theo các tiêu thức về quy mô mà không quan tâm đến hình thức sở hữu. Điều này đã làm thay đổi tư duy quản lý cũng như nhận thức chung của xã hội, bởi trước đó, DNNVV thường bị đồng nhất với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dẫn đến những phân biệt đối xử với loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, các tiêu chí phân loại DNNVV của Nghị định số 90 cần xác định lại trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam và tham khảo thêm tiêu chí phân loại của một số quốc gia. Bởi vì, tiêu chí số lao động trung bình hàng năm cần được hướng dẫn cách tính tốn cụ thể hơn, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại lao động khác nhau như lao động theo thời vụ, lao động theo danh sách, lao động theo hợp đồng và đóng bảo hiểm.... Đồng thời, việc cho phép vận dụng 1 trong 2 tiêu chí “vốn đăng ký” và “số lao động” tuy linh hoạt nhưng tiêu chí “vốn đăng ký” thường thiếu tính ổn định lâu dài về mặt thời gian do chịu sự tác động bởi những biến đổi của nền kinh tế. Trong khi đó, tiêu chí số lao động bình qn khơng những thể hiện được tính ổn định trong cách phân loại doanh nghiệp mà còn thể hiện được tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh doanh nghiệp đang tham gia.

Theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP, tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng theo từng ngành nghề cụ thể với số lượng lao động ít hơn 300 và quy mô vốn dưới 100 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)