Tình hình nghiên cứu sử dụng bacteriocin trong bảo quản nguyên liệu thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dịch bacteriocin từ vi khuẩn lactic đến chất lượng cá giò nguyên liệu tươi (Trang 30 - 32)

nguyên liệu thủy sản

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay việc nghiên cứu, ứng dụng bacteriocin do vi khuẩn lactic sinh tổng hợp nên đang là một hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Và cũng đã cĩ những cơng trình nghiên cứu ứng dụng thành cơng trong thực tiễn. Bacteriocin là một chất kháng khuẩn cĩ khả năng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh, nhờ khả năng này mà việc ứng dụng của vi khuẩn lactic đa dạng và phong phú hơn.

Năm 1970, Kekessy và Piguet thuộc Viện Vệ sinh và An tồn thực phẩm - Thuỵ Sĩ đã nghiên cứu một phương pháp mới trong việc phát hiện bacteriocin. Chủng vi sinh vật đối kháng được nuơi ủ trên đĩa mơi trường thạch dinh dưỡng, sau đĩ tạo giếng cĩ đường kính 0,5 mm bằng cách khoét bỏ agar trên đĩa. Cho một lượng vi khuẩn cĩ khả năng sinh tổng hợp bacteriocin vào giếng, sau thời gian nuơi ủ vịng kháng khuẩn sẽ xuất hiện, thể hiển bởi một vịng sáng rõ quanh giếng.

Năm 1976, nhĩm tác giả Tagg, Dajani và Wannamaker thuộc Khoa Vi sinh- Trường Đại học Otago, New Zealand, Trường Đại học Dược Minnesota, Minnesota đã nghiên cứu về những loại bacteriocin của vi khuẩn Gram dương và cho ra nhiều kết quả cĩ giá trị. Nghiên cứu đã cho biết được tính đối kháng của bacteriocin, cách

đặt tên và phân loại bacteriocin, chiết tách và tinh sạch bacteriocin, phân tích hoạt tính bacteriocin, các loại hoạt động của bacteriocin và ứng dụng của bacteriocin.

Trong năm 1999, nhĩm tác giả Khalid, Siddiqi và Mojgani thuộc Khoa Vi sinh - Trường Đại học Karachi - Pakistan đã nghiên cứu tìm ra một loại bacteriocin mới cĩ tên Lactocin LC-09. Lactocin LC-09 được phân lập từ chủng vi khuẩn

Lactobacillus cĩ trong một mẫu bệnh. Loại này ức chế được một số loại

Lactobacillus và vi khuẩn Gram dương khác như Listeria ivanovii, Streptococcus agalactii S. peyogenes. Đặc tính của Lactocin LC-09 là chịu nhiệt (4 giờ ở

100oC) và thích hợp với mơi trường cĩ pH acid. Loại bacteriocin này bị khử hoạt tính bằng cách sử dụng enzym protease. Cĩ thể dùng acridine orange, ethydium bromide để gây đột biến trong việc sản sinh ra loại bacteriocin này. Cũng trong năm này Duffes và cộng sự đã nghiên cứu sử dụng bacteriocin từ Carnobacterium spp để ức chế vi khuẩn Listeria trên đối tượng cá hồi hun khĩi bảo quản ở nhiệt độ lạnh.

Năm 2003, Schưbitz và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của bateriocin từ

Carnobacterium piscicola đến vi khuẩn Listeria được phân lập trên cá hồi.

Năm 2004, Todorov thuộc Khoa Vi sinh, Đại học Stellenbosch - Nam Phi đã nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng Lactobacillus Plantarum

ST13BR , một chủng được phân lập từ bia Barley. Bacteriocin được sinh tổng hợp

bởi vi khuẩn Lactobacillus plantarum được phân lập từ bia Barley (kích thước phân tử 10 kDa) ức chế sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus casein, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis, Klebsiella pneumoniae và Escherichia coli.

Nghiên cứu đã đưa ra được các loại mơi trường cĩ ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin và hỗn hợp các loại mơi trường mà việc sinh tổng hợp bacteriocin là lớn nhất.

Năm 2006, Ghalfi và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính của bacteriocin sinh bởi Lactobacillus curvatus CWBI-B28 ức chế hoạt động của Listeria trong cá hồi

hun khĩi lạnh.

Tháng 3/2007, Todorov và Leon thuộc Khoa Vi sinh, Đại học Stellenbosch - Nam Phi đã nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp bacteriocin của chủng Lactobacillus

pentosus ST712BZ được phân lập từ boza. Bacteriocin ST712BZ (kích thước 14

kDa) ức chế sự phát triển của Lactobacillus casei, E.coli, Pseudomonas aeruginosa,

Enterococus faecalis, Klebsiella pneumoniae và Lactobacillus curvatus. Sự phát

triển của chủng ST712BZ trên mơi trường BHI, M17, sữa đậu nành và mật đường tương tự như trên mơi trường MRS với việc sinh tổng hợp bacteriocin cực đại (12800 AU/ml) được ghi nhận trên mơi trường MRS sau 24 giờ. Nghiên cứu đã đưa ra được các loại mơi trường, nhiệt độ và pH cĩ ảnh hưởng đến khả năng sinh tổng hợp bacteriocin và thành phần hỗn hợp các loại mơi trường mà việc sinh tổng hợp các loại bacteriocin là lớn nhất.

Năm 2009, Pinto và cộng sự đã nghiên cứu mơ tả đặc tính chống vi khuẩn

Listeria của bacteriocin phân lập từ động vật cĩ vỏ, kháng sinh tiềm năng kiểm sốt

chất lượng thủy sản khơng lên men.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dịch bacteriocin từ vi khuẩn lactic đến chất lượng cá giò nguyên liệu tươi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)