Nguồn Hoa và cộng sự [75]
- Ghi điện tim đồ bề mặt 12 chuyển đạo: Sử dụng máy điện tim 3 bút Nihon Kohden (Nhật Bản), ghi điện tim trước khi tiến hành siêu âm tim. Đọc điện tim theo hướng dẫn của tác giả Trần Đỗ Trinh và cộng sự [76]:
+ Chẩn đoán nhịp xoang: dựa vào 3 dấu hiệu điện tim chính như sau:
Có sóng P đứng trước phức bộ QRS
Sóng P đó cách QRS một khoảng PQ khơng thay đổi và dài bình thường 0,1-0,20s.
V2 và ln âm ở aVR.
+ Tiêu chuẩn giãn nhĩ trái trên điện tâm đồ: sóng P rộng >0,12s ở DII và
dạng 2 pha +/- ở V1 với phần âm chiếm ưu thế.
+ Dày thất trái được tính theo tiêu chuẩn của Sokolow - Lyon:
SV1 + R V5 hoặc V6 > 35 mm
+ Tiêu chuẩn chẩn đốn sóng Q bệnh lý và tương đương:
Q rộng ≥ 0,04s
Q có biên độ ≥ 1/4R cùng chuyển đạo. Có bất kỳ sóng q nào từ V1 đến V3
Biên độ sóng Q ≥ 1mm và thời gian sóng Q ≥ 0,03s, xuất hiện ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp.
Thời gian sóng Q ≥ 0,02s, dạng QS ở V2, V3.
Sóng Q kèm theo giảm dần biên độ sóng R ở V3-V6.
+ Blốc nhánh phải:
Có sóng R thứ hai ở V1, V2, rộng và có móc (phức bộ QRS ở V1, V2 có thể là rsr’, rSR’, rsR’, RSR’ hay kiểu M).
Ở V5,V6 có dạng qRs với S giãn rộng, có móc.
Nếu QRS > 0,12s là blốc nhánh phải hoàn toàn, QRS < 0,12s là blốc nhánh phải khơng hồn tồn.
+ Blốc nhánh trái:
Ở V5,V6: R rộng đỉnh hình cao ngun hoặc có móc RR’, khơng có Q. Ở V1,V2 có dạng rS hoặc QS.
Khơng có sóng R thứ hai ở V1, V2.
Nếu QRS > 0,12s là blốc nhánh trái hoàn toàn, QRS < 0,12s là blốc nhánh trái khơng hồn tồn.
2.2.2.4. Qui trình siêu âm tim
Chuẩn bị bệnh nhân: Bệnh nhân được giải thích và đồng ý tham gia
nghiên cứu. Người bệnh được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi làm siêu âm và chỉ thực hiện siêu âm khi nhịp tim < 100ck/phút.
Phương tiện: Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng máy siêu âm EPIQ
7C của hãng Phillips Hà Lan với đầu dò ma trận X5-1, đơn tinh thể Pure Wave, dải tần số cài đặt 1 - 5 MHZ. Trong q trình thực hiện máy siêu âm có hệ thống ghi điện tim đồng thời với hình ảnh siêu âm tim.