2.1 Giới thiệu về Eximbank
2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Với đầu não hoạt động là ban điều hành bao gồm Ông Trương Văn Phước, Eximbank ln giữ vững và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo thanh khoản, an toàn hoạt động và đạt được kết quả lợi nhuận có thể chấp nhận được.
Trong những năm qua, hàng loạt cải cách đã được đưa ra như: hoàn thiện mơ hình tổ chức và thành lập trung tâm tín dụng; hồn thiện cơ chế mua bán vốn nội bộ (FTP), triển khai và đưa cơ chế FTP đi vào vận hành ổn định, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng; triển khai mơ hình 3 bộ phận trong hoạt động tín dụng, tách biệt hoạt động đề xuất cấp tín dụng, hoạt động thẩm định, hoạt động phê duyệt tín dụng; triển khai bố trí tổ kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại Sở giao dịch 1 và 41 chi nhánh; triển khai mơ hình thẩm định giá tín dụng.
Bên cạnh đó, các chương trình hành động như: phát triển tín dụng gắn chặt với quản lý rủi ro, kiểm soát chất lượng tín dụng; khởi động 3 dự án cơng nghệ thơng tin trọng yếu; chính thức cơng bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới, tập trung đẩy mạnh quảng bá phát triển thương hiệu…
Ngoài ra, các mảng hoạt động dịch vụ, phát triển nền tảng khách hàng theo mơ hình SSP/RM với đội ngũ chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp, năng động, bán hàng tận nơi, đồng thời đa dạng các kênh bán hàng để Eximbank đến gần với khách hàng hơn; phát triển hệ thống công nghệ thông tin, các tiện ích thanh tốn các dịch vụ cũng như kết hợp công nghệ hiện đại và giao dịch ngân hàng để góp phần mang lại tiện lợi tốt nhất cho khách hàng; hoạt động quản lý rủi ro, phát triển thương hiệu cũng như quan hệ với các đối tác… đều có những chuyển biến tích cực góp phần khẳng định vị thế và nâng cao uy tín của Eximbank trong và ngoài nước.
a. Hoạt động huy động vốn
Với lợi thế là một trong những ngân hàng lớn và có uy tín của Việt Nam, hoạt động huy động vốn của Eximbank tăng dần qua các năm. Tính đến ngày 31/12/2013, vốn huy động từ khách hàng cá nhân của Eximbank đạt 64.787 tỷ đồng (chiếm 76% tổng huy động), tăng 19% so với năm 2011.
Đó là kết quả của việc khơng ngừng cải tiến, gia tăng tiện ích sản phẩm truyền thống, đồng thời triển khai nhiều sản phẩm mới như: “Tiết kiệm online”, “Tiết kiệm gửi góp”, “Tiết kiệm phúc bảo an”… và nhiều chương trình khuyến mãi với danh mục q tặng hấp dẫn. Ngồi ra, việc ln chủ động, kịp thời, linh hoạt trong công tác huy động vốn cũng góp phần khơng nhỏ cho sự thành công trong việc huy động vốn từ cá nhân của Eximbank.
Doanh nghiệp là khách hàng chủ lực của Eximbank từ trước tới nay. Mảng huy động từ các tổ chức kinh tế tính đến ngày 31/12/2012 đạt 20.732 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2011.
Tính tổng nguồn huy động năm 2012, Eximbank đạt 85.519 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2011. Tính từ năm 2008 đến nay, vốn huy động của Eximbank đều tăng qua các năm, trung bình 29,1%/năm. Đến tháng 06/2013, vốn huy động của Eximbank đã được 81.997 tỷ đồng. So với các ngân hàng khác thì mức thu hút vốn của Eximbank vẫn ở mức khá cao, ngoài việc kém hấp dẫn hơn các ông lớn như Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Eximbank chỉ thua kém các ngân hàng như Sacombank, MB, ACB, Techcombank, các ngân hàng này đều là những ngân hàng mạnh về mảng bán lẻ trên thị trường ngân hàng (trừ MB là ngân hàng thu hút một lượng vốn khổng lồ của quân đội).
Hình 2.5: Tổng vốn huy động của Eximbank so với toàn ngành (Nguồn: www.cafef.vn) www.cafef.vn)
b. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay của Eximbank từ năm 2008 đến năm 2011 tăng nhanh qua từng năm, có năm mức tăng trưởng lên tới 75%. Đến năm 2012, trước tình hình kinh tế khó khăn, suy thối kinh tế khiến người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân, hàng hoá tồn kho tăng dẫn đến nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sụt giảm, việc giải ngân cho vay đối với các ngân hàng là một thách thức lớn.
Tại Eximbank, dư nợ cho vay doanh nghiệp chỉ đạt 48.454 tỷ đồng, giảm 13% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế thế giới suy giảm làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bên cạnh đó chính sách kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô dẫn đến việc hạn chế cho vay ngoại tệ, không cho vay vàng, thắt chặt đầu tư công, hơn nữa lãi suất cho vay VND lại cao khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn kinh doanh; dư nợ cho vay cá nhân đạt 26.468 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ toàn hệ thống), tăng 39% so với năm 2011 là kết quả rất lớn của Eximbank trong việc triển khai chương trình bán hàng SSP/RM.
Tính trung bình tăng trưởng qua 5 năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Eximbank cũng đạt mức khá cao đạt 40,7%/năm.
Dư nợ tính đến tháng 6/2013 của Eximbank là 79.786 tỷ đồng, chỉ đứng sau Sacombank và ACB (khơng tính đến Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV).
Dư nợ của EIB so với tồn ngành Hình 2.6: Tổng dư nợ của Eximbank so với toàn ngành (Nguồn:
www.cafef.vn)
c. Hoạt động đầu tư và kinh doanh ngoại tệ
- Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là thế mạnh của Eximbank từ trước tới nay, mặc dù thị trường ngoại hối năm 2012 khá ổn định, tuy nhiên Eximbank vẫn đạt doanh số mua bán ngoại tệ lớn đạt 28.550 triệu USD, tăng 42% so với năm 2011, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trong hoạt động thanh toán quốc tế của khách hàng, đồng thời tham gia tích cực hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- Hoạt động đầu tư tài chính: Với những khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trả qua một năm sụt giảm cả về giá trị và thanh khoản, ngành ngân hàng nhiều biến động, nợ xấu tăng cao… Bên cạnh đó, Luật các TCTD và văn bản của NHNN quy định về hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, uỷ thác… đã tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư tài chính của Eximbank. Với mục tiêu an toàn và hiệu quả, Eximbank đã từng bước cơ cấu lại danh mục đầu tư bằng hình thức thối vốn ở các doanh nghiệp có hiệu quả không cao, giảm mạnh số đầu tư vào trái phiếu và giấy tờ có giá của TCTD có rủi ro, đầu tư vào một đến hai cổ phiếu ngân hàng được chọn lọc kỹ và manh
tính chiến lược, duy trì các trái phiếu có độ an tồn và tỷ suất sinh lợi chấp nhận được.
Đến cuối năm 2012, giá trị các khoản góp vốn và đầu tư chứng khoán là 14.205 tỷ đồng (giảm 48% so với năm 2011). Trong đó, đầu tư vào trái phiếu và giấy tờ có giá là 11.750 tỷ đồng, giảm 55% so với năm 2011 (chiếm tỷ lệ 83%) và đầu tư vào cổ phiếu (bao gồm khoản đầu tư, góp vốn mua cổ phần, công ty con, công ty liên kết) là 2.455 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/6/2013, cơ cấu các khoản đầu tư tài chính của Eximbank cũng khơng thay đổi nhiều.
Hình 2.7: Tình hình đầu tư tài chính của Eximbank qua các năm (Nguồn: BCTC Eximbank, 2012) BCTC Eximbank, 2012)
d. Hoạt động dịch vụ khác
- Hoạt động thẻ: Tổng lượng thẻ phát hành trong năm 2012 là 311.922 thẻ, nâng tổng số lượng thẻ đã phát hành lên con số 1.153.883 thẻ. Doanh số sử dụng thẻ đật 8.954 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2011. Mạng lưới điểm chấp nhận thẻ đạt 4.362 điểm, bao gồn 260 ATM và 4.102 POS (tăng 27% so với năm 2011), doanh số thanh toán thẻ đạt 8.990 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011. Trong những năm qua, Eximbank đã triển khai nhiều dự án, sản phẩm, dịch vụ thẻ mới như phát hành thẻ trả trước quốc tế Visa Prepaid; dịch vụ nạp tiền, thanh toán hoá đơn dịch vụ bằng thẻ nội địa tại POS Eximbank, dịch vụ thanh toán thẻ Union Pay… Đặc biệt, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành
thẻ Mastercard Paypass, tạo sự thuận tiện và rút ngắn thời gian giao dịch cho chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ.
- Hoạt động thanh toán quốc tế: Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank trong năm 2012 đạt 4,99 tỷ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó hoạt động thanh toán xuất khẩu giảm 24,8%, hoạt động thanh toán nhập khẩu giảm 12,5%.
- Hoạt động khác: Các hoạt động dịch vụ khác như chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài, dịch vụ ngân hàng điện tử cũng càng ngày càng hoàn thiện với doanh số tăng từng năm.
e. Lợi nhuận đạt được
Từ năm 2008 đến 2011, lợi nhuận của Eximbank tăng đều qua các năm, mức tăng trung bình tới 61%/năm, tuy nhiên bước sang năm 2012 và 2013, do tình hình khó khăn kinh tê chung nên lợi nhuận Eximbank cũng giảm tương ứng với lợi nhuận năm 2012 chỉ còn 2.851 tỷ đồng (giảm 29,7% so với năm 2011) và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 chỉ có 289 tỷ đồng. Lợi nhuận của Eximbank chủ yếu là do hoạt động tín dụng mang lại, trong năm 2013, do biên độ giữa tiền huy động và tiền vay ra thấp, các khoản tín dụng tăng nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu tăng lên làm cho lợi nhuận Eximbank giảm sút. Đây cũng là tình hình chung của các TCTD trong năm 2013.