2.2 .Phân tích huyđộng vốn tại BIDV phân tích theo các chỉ tiêu đánh giá
2.4. Đánh giá hoạt động huyđộng vốn tại BIDV
2.4.1. Những thành tựu
BIDV luôn đi đầu trong tuân thủ, triển khai kịp thời các chính sách tiền tệ của NHNN. BIDV đã thực hiện giảm LS HĐV với chính sách điều hành lãi suất huy động linh hoạt sát với diễn biến thị trường theo hướng tiết giảm chi phí vốn trong điều kiện vốn khả dụng dư thừa.
Theo đó, BIDV ln điều hành lãi suất theo đúng mặt bằng thị trường, đảm bảo nguyên tắc tương đương với các NHTMNN trên từng địa bàn, đồng thời sàng lọc, cơ cấu lại kỳ hạn, cơ cấu nền khách hàng ổn định.
Theo khảo sát sự hài lịng trong cơng tác huy động vốn, BIDV luôn nhận được sự đánh giá cao của khách hàng về trang thiết bị của ngân hàng hiện đại, mặt bằng lãi suất cạnh tranh, và linh hoạt. Đồng thời BIDV là một NHTM có bề dày lịch sử lâu đời, uy tín cao
trên thương trường và có mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp trên cả nước. Đây chính là những thành tựu, những nền tảng để BIDV phát triển hướng đến trở thành một NHTM chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả sánh vai cùng các NHTM lớn trong khu vực và trên thế giới.
2.4.2. Những mặt tồn tại
Dư thừa vốn, ảnh hưởng đến hiệu quả toàn hệ thống: Trong điều kiện thanh khoản
cả thị trường dư thừa như trong năm 2013, HĐV của BIDV gia tăng nhanh trong khi tín dụng khơng đạt kế hoạch, tình trạng dư thừa vốn khả dụng kéo dài, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Với mức dư thừa vốn khả dụng (so với quy định tối thiểu của NHNN) bình quân là 10.000 tỷ đồng, lãi suất huy động đầu vào VND bình quân tương đương 8.12%/năm nhưng chỉ đầu tư được trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất bình qn 3.1%/năm hoặc tín phiếu có lãi suất 7,63% đã ảnh hưởng giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng (~ 140 tỷ đồng).
Năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, cạnh tranh của BIDV khá cao trong hệ thống NHTM Việt Nam nhưng so với các NHTM trong khu vực vẫn còn khá khiêm tốn, tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng chưa cao. Cơ chế công bố thông tin và hệ thống kế tốn cịn nhiều bất cập so với thực tế và các thông lệ, chuẩn mực về quốc tế.
Cạnh tranh giữa các NHTM chưa lành mạnh, thiếu sự hợp tác dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không được tôn trọng nghiêm. Mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn kinh doanh và vi phạm quy định pháp luật về hoạt động tiền tệ, tín dụng ngân hàng là khơng ít. Phương thức cạnh tranh chủ yếu là bằng giá/lãi suất, thiếu lành mạnh chưa coi trọng chất lượng dịch vụ. Cùng với năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh ngân hàng chưa cao làm gia tăng mức độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Cơ sở hạ tầng tài chính chưa hỗ trợ hiệu quả cho sự an toàn và lành mạnh của các NHTM nói chung và BIDV nói riêng: mơi trường pháp lý cho họat động của các NHTM còn quá nhiều bất cập, thiếu đồng bộ; mức độ áp dụng công nghệ thông tin của hệ thống NHTM cịn thấp và có khoảng cách khá nhiều so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới và chưa theo kịp với những đòi hỏi của thực tế ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển, hệ thống thơng tin tín dụng và bảo hiểm tiền gửi cịn nhiều bất cập.
Nguyên nhân chủ quan:
Cơ cấu HĐV vẫn tập trung vào các khách hàng lớn: 5 khách hàng lớn (BHXH,
VDB, Vietel, SCIC, Tập đồn dầu khí) chiếm 18% tổng HĐV VND. Đặc biệt đối với khách hàng BHXH của ĐCTC, số dư liên tục tăng, hiện đạt 27.675 tỷ đồng chiếm đến 33% HĐV ĐCTC và 7,5% HĐV toàn ngành. Việc tập trung khách hàng như vậy sẽ phát sinh rủi ro khi khách hàng rút tiền khối lượng lớn, ảnh hưởng đến thanh khoản của BIDV.
Nguyên nhân khách quan:
Môi trường kinh tế xã hội: Năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang dừng lại ở mức
4,65% so với tháng 12 năm 2012, và hồn tồn có khả năng dừng lại ở mức dưới 6,5% như mục tiêu đã đề ra vào đầu năm, tuy nhiên theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (UBGS) cho thấy tăng trưởng GDP trong năm 2013 chỉ tăng 5,54% so với quý 2/2013, và góp phần đưa GDP 9 tháng/2013 đạt mức tăng 5.14%, dù có cao hơn so với mức tăng 5,1% của năm 2012 song vẫn rất khó để đạt được mục tiêu đề ra vào đầu năm là 5,5%. Và điều này có khả năng tạo ra nhiều rủi ro trong công tác huy động vốn của các ngân hàng này.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước: Khác với sự cạnh tranh trong giai đoạn 2010 – 2011 khi các ngân hàng thương mại đua nhau tăng lãi suất huy động mà không dựa trên cung cầu thị trường làm cho mặt bằng lãi suất gia tăng, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay, với sự điều hành của ngân hàng nhà nước, mức lãi suất huy động và cho vay đã sụt giảm, kéo theo đó là sự sáp nhập của các ngân hàng nhỏ lẻ giúp tăng sức cạnh tranh cho các ngân hàng mới sáp nhập, ngoài ra với việc tiến tới tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam, các ngân hàng nước ngồi ngày càng mở rộng quy mơ hoạt dộng và thu hút lao động có kỹ năng đã làm gia tăng tính cạnh tranh của các ngân hàng trong tồn hệ thống, dẫn tới sự dịch chuyển
thị phần giữa các ngân hàng, và đặc biệt là từ các ngân hàng trong nước sang các ngân hàng ngoại quốc – do có ưu thế về vốn, cũng như cơng nghệ, cơ chế quản lý, thiết bị hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng.
Giới hạn của các ngân hàng quốc doanh: Mặc dù đã được cổ phần hóa, tuy nhiên do
vẫn là ngân hàng thương mại có vốn nhà nước nên BIDV vẫn phải tham gia để ổn định lãi suất, tỷ giá theo yêu cầu của NHNN và chính phủ trong giai đoạn thị trường căng thẳng. Điều này khiến cho BIDV có thể gặp một số bất lợi hơn so với các ngân hàng khác về chỉ tiêu lợi nhuận thu được hay thị phần huy động vốn do việc khách hàng có khả năng rời bỏ vì nhận được ít ưu đãi hơn các NHTM khác.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã trình bày thực trạng huy động vốn tại BIDV, đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến huy động vốn của BIDV. Thông qua những số liệu được thu thập từ việc điều tra khách hàng các khách hàng cá nhân, định chế tài chính và tổ chức kinh tế, bằng phương pháp Ordered choice Models chỉ ra có 7 nhân tố chính tác động đến huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là chu kỳ phát triển kinh tế, môi trường pháp luật, mơi trường cạnh tranh, văn hóa xã hội và tâm lý khách hàng, ý thức tiết kiệm, chính sách lãi suất và đổi mới cơng nghệ. Từ đó rút ra được cái nhìn tổng quan về tình hình huy động vốn tại BIDV hiện nay và đề ra những giải pháp giúp gia tăng huy động vốn tại BIDV.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIA TĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM