Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần nam á giai đoạn 2011 2015 (Trang 30 - 31)

6. Bố cục của đề tài

2.1.1 Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2010

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao. Hiện tại, Nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính như yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than…

Việt Nam trong thời gian vừa qua phát triển kinh tế theo chiều rộng, đòi hỏi vốn đầu tư cao và dàn trãi. Nhu cầu đầu tư lớn dẫn đến tình trạng đầu tư vượt xa khả năng tích lũy của nền kinh tế, thâm hụt kinh tế luôn ở mức cao. Để bù đắp phần thiếu hụt phải trơng cậy vào đầu tư nước ngồi và vay nợ nước ngoài. Hiệu quả đầu tư khơng cao và dàn trãi được tích tụ qua các năm là nguyên nhân chủ yếu làm cho lạm phát tăng cao. Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế. Lạm phát cao, nhập siêu lớn là nguyên nhân cơ bản làm mất giá đồng Việt Nam, suy giảm dự trữ ngoại tệ quốc gia và làm giảm lòng tin của người dân vào VND, tạo cơ hội cho đầu cơ, găm giữ, buôn lậu, bn bán trái phép ngoại tệ và vàng.

Tình hình nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2010 có thể khái quát như sau:

 Năm 2008: Đầu năm tập trung chống lạm phát, cuối năm chuyển sang chống suy giảm kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu nổ ra từ cuối năm 2008 - hai nửa của năm diễn biến trái chiều nhau.

 Năm 2009: Tập trung nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng.

2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao chất lượng tăng trưởng; ngăn chặn lạm phát cao trở lại. Do lạm phát quý I/2010 tăng cao, vì vậy Nghị quyết số 18/NQ- CP ngày 6/4/2010 xác định Chính phủ tập trung nỗ lực huy động các nguồn lực toàn xã hội để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2010. Từ tháng 4 - 8/2010, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, vì vậy trong điều hành vĩ mơ xuất hiện một số dấu hiệu xem nhẹ nguy cơ lạm phát cao. Đến quý IV/2010 khi mà lạm phát lên cao (giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế trong quý IV/2010 cũng tăng cao và lạm phát cao xuất hiện ở nhiều nước phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin), các chính sách kinh tế vĩ mô chuyển sang ưu tiên kiềm chế lạm phát.

Diễn biến trên cho thấy tính ổn định và bền vững của nền kinh tế Việt Nam rất thấp, dễ bị tổn thương bởi các cú sốc khơng chỉ bên ngồi mà ngay cả bên trong. Năm 2010 khép lại với nhiều thành công, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu đề ra nhưng cũng để lại khơng ít sự lo ngại về một số cân đối vĩ mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần nam á giai đoạn 2011 2015 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)