Tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần nam á giai đoạn 2011 2015 (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của đề tài

2.1.2 Tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

Việt Nam phải đối mặt với áp lực lạm phát từ năm 2004, và bùng phát ở mức cao từ năm 2008 tiếp tục cho đến nay. Từ năm 2008 khi lạm phát có dấu hiệu gia tăng, NHNN kịp thời thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ và linh hoạt đúng với chỉ đạo của Chính phủ. Cụ thể, tháng 2/2008, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các loại kỳ hạn (trước đây chỉ có tiền gửi dưới 24 tháng phải dự trữ bắt buộc). Tiếp đến ngày 20/3/2008, NHNN tiếp tục yêu cầu các NHTM phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Mục đích của việc điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành là nhằm kiểm sốt lượng tiền cung ứng, qua đó kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tác động điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế cho vay bất động sản, chứng khốn và hoạt động tín dụng có mức rủi ro cao.

Những tháng đầu năm 2008, trên thị trường tiền tệ, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn, lãi suất trên thị trường l iên ngân hàng trong thời gian này có

thời điểm lên đến 35 -40%/năm, nếu tình trạng này cứ tiếp tục kéo dài khả năng đổ vỡ hệ thống ngân hàng có thể xảy ra. Vì thế, từ tháng 10/2008 đến tháng 12/2008, NHNN cũng đã 4 lần hạ lãi suất cơ bản từ 14%/năm xuống cò n 8,5%/năm. Hành động này nhằm tạo sự hợp lý giữa các cơng cụ chính sách tiền tệ, giảm một phần chi phí hoạt động cho các NHTM để các NHTM có điều kiện hạ lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực sản xuất, dự án có hiệu quả.

Trong năm 2009, NHNN giảm lãi suất cơ bản từ 8,5% xuống còn 7% từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009; NHNN giảm lãi suất tái cấp vốn từ 9,5% xuống 7%, giảm lãi suất tái chiết khấu từ 7,5% xuống 5% từ tháng 1/2009 đến tháng 11/2009. Các động thái nới lỏng chính sách tiền tệ hơn mức đầu năm vào những tháng cuối năm 2008, năm 2009 đã góp phần ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. Việc giảm lãi suất, tăng cung tiền đã tạo cho thị trường tín dụng ở Việt Nam khơng bị “ đóng băng” như các nước trong thời kỳ khủng hoảng, nó có tác động tạo nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế. Nhờ các biện pháp chính sách tiền tệ, đầu năm 2009 lãi suất huy động đã bắt đầu giảm xuống ở mức khá ổn định đến tận quý III/2010, sau đó lãi suất huy động lại tăng cao trở lại, phần lớn các NHTM tăng lãi suất huy động lên mức 12%/năm. Tuy nhiên, một số ngân hàng khát vốn nhiều tháng đã âm thầm tăng lãi suất huy động với khá nhiều hình thức. Ngày 14/12/2010, Hiệp hội ngân hàng tiếp tục đưa ra một lãi suất đồng thuận, theo đó biên độ lãi suất huy động được nâng lên là 14% kể cả các hình thức khuyến mãi.

Trên thị trường ngoại hối năm 2008- 2010 diễn biến tỷ giá rất khó lường, biên độ dao động tỷ giá lớn. Điều này phản ánh tính ổn định của thị trường ngoại hối là rất thấp. Các giao dịch trên thị trường ngoại hối kém thông s uốt, hiện tượng đầu cơ, diễn ra tình trạng khơng bán ngoại tệ cho các NHTM ở các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ. Các doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu mua ngoại tệ chính đáng chưa được đáp ứng kịp thời. NHNN phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giữ ổn định tỷ giá như nới rộng biên độ tỷ giá, điều chỉnh tỷ giá chính thức, can thiệp thị trường ngoại hối, thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, cấm các TCTD không được mua bán USD thông

qua ngoại tệ khác, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các hoạt động đầu cơ, kinh doanh ngoại tệ trái pháp luật trên thị trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần nam á giai đoạn 2011 2015 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)