“Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009 và năm 2010”[5] Về nguồn vốn huy động, tỷ lệ nguồn vốn này thường chiếm khoảng 70% so với Tổng tài sản của một ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở Ngân hàng Nam Á trong năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 57.94%, 55.31% và 49.73%. Rõ ràng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nam Á chưa hiệu quả và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cùng với sự mở rộng của mạng lưới các ngân hàng và sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng mới, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nam Á ngày càng khó khăn, ln phải đối phó với áp lực thu hút được các nguồn vốn mới và duy trì các món tiền của khách hàng cũ.
Do khả năng cạnh tranh không cao, Ngân hàng Nam Á dễ rơi vào tình trạng mất dần các khoản tiền gửi cũ, không thể huy động thêm nhiều khoản tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế để duy trì hoạt động kinh doanh khi sức ép cạnh tranh về vốn từ thị trường quá mạnh mẽ. Vì thế, ngồi hoạt động huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi thông thường, Ngân hàng Nam Á cũng mở rộng hoạt động phát hành giấy tờ có giá nhằm huy động vốn cho vay và đầ u tư tài chính. Hoạt động này trong năm 2008 dường như khơng triển khai (giá trị khoảng 200,000VND), nhưng đến năm 2009 tăng lên đến 1,549 tỷ đồng và đạt 1,339 tỷ đồng trong năm 2010.
phải tăng cường hoạt động vay mượn các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn không ổn định, chỉ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng trong ngắn hạn. Nguồn vốn vay mượn các tổ chức tín dụng tăng từ 17.99% (năm 2008) lên đến 31.13% (năm 2009) và đạt 27.16% (năm 2010) so với quy mơ Tổng tài sản. Có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2008 - 2010, tỷ lệ này đặc biệt tăng cao trong năm 2009: 31.13%. Tìm hiểu thực tế, ta thấy nguyên nhân xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008, và có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Ngân hàng Nam Á trong năm tiếp theo.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 dẫn đến những khó khăn c ho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống các ngân hàng nói riêng. Áp lực thanh khoản là một trong những vấn đề nan giải của các ngân hàng, hoạt động cho vay bị đình trệ, các doanh nghiệp lâm vào khó khăn tài chính, khơng có khả năng trả nợ, hoạt động huy động vốn cũng bị ách tắt. Thế nhưng, khi cơn bão khủng hoảng tài chính đi qua, các doanh nghiệp dần dần ổn định tình hình tài chính, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng được cải thiện, các ngân hàng tích cực cho vay phục vụ nhu cầu của khách hàng, đồng thời tìm kiếm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng Nam Á cũng vận động theo xu thế đó, nhưng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng lại không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay khách hàng, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn hoạt động, nên Ngân hàng Nam Á phải huy động trên thị trường liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho toàn hệ thống.
Bảng 2.5: Số dư tiền gửi của khách hàng và tiền gửi của các TCTD khác tại Ngân
hàng Nam Á
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tiền gửi và vay các
TCTD khác 1,060,000 3,405,061 3,895,361
Tiền gửi của khách
hàng 3,413,137 4,500,524 5,793,659
Đối với vốn chủ sở hữu, Ngân hàng Nam Á khơng có tiềm lực về tài chính, vốn điều lệ và các quỹ thuộc nhóm các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ. Tuy nhiên khi sánh với quy mơ Tổng tài sản của Ngân hàng thì tỷ lệ này qua các năm vẫn có thể chấp nhận được (tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với Tổng tài sản qua các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 22.88%, 12.22%, 15.13%, trong khi đó tỷ lệ thơng thường là từ 10% đến 15%). Mặt khác, do vốn chủ sở hữu giữ một vai trị rất quan trọng, là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng, nên Ngân hàng Nam Á tất yếu phải có biện pháp để tăng vốn chủ sở hữu nhằm tạo điều kiện tăng các nguồn vốn khác cho ngân hàng.
Như vậy, mặc dù có sự gia tăng về quy mơ Tổng tài sản Có qua các năm, nhưng hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Nam Á chưa cao và chưa thật sự bền vững thể hiện qua cơ cấu Tổng tài sản. Nguồn vốn huy động và vốn chủ sở hữu là những nguồn vốn rất quan trọng, cần đảm bảo tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước để có đủ vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng, đáp ứng nhu cầu vốn của cá nhân và doanh nghiệp.
Tổng hợp các số liệu về chỉ tiêu lợi nhuận và tổng tài sản , ta có tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) của Ngân hàng Nam Á như sau:
Bảng 2.6: Tỷ lệ thu nhập trên Tổng tài sản (ROA) giai đoạn 20 08-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận sau thuế 9,710 56,260 134,492
Tổng tài sản 5,891,034 10,938,109 14,343,556
ROA (%) 0.16 0.51 0.94
“Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009 và năm 2010”[5]
Trong năm 2010, tỷ lệ ROA của ngành ngân hàng Việt Nam là 1.5%, cao hơn so với tỷ lệ ROA 1.3% của các ngân hàng khác trong khu vực. Mặc dù tỷ lệ ROA của Ngân hàng Nam Á đã có sự phát triển rõ nét: từ 0.16% vào năm 2008, tăng lên đến
0.51% trong năm 2009, và đạt 0.94 trong năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn rất thấp so với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Nam Á vẫn thuộc nhóm ngân hàng có quy mơ vốn nhỏ, các hệ số sử dụng vốn không cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp như Ngân h àng Nam Việt, Đại Tín, Việt Á, Gia Định,… Do quy mơ Tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á tăng dần qua các năm (năm 2009 tăng 85.67% so với năm 2008, năm 2010 tăng 31.13% so với năm 2009), nhưng quy mơ lợi nhuận sau thuế đạt được tuy có tăng nhưng không tương xứng với quy mô tổng tài sản của Ngân hàng, dẫn đến tỷ lệ ROA tăng rất chậm.
ROA 1.50% 1.30% 2% 1.40% 1.30% 0.80% 0.94% VCB ACB EIB STB SHB NVB NAB ROA
Hình 2.2: Tỷ lệ ROA của Ngân hàng Nam Á (NAB) so với các ngân hàng khác
trong năm 2010
“Nguồn: BC Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT, ngày 29/03/2011” [7]
2.3.1.3 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Đây là chỉ tiêu được xem là quan trọng nhất, nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng. Do đó, chúng ta sẽ phân tích kỹ q trình tăng trưởng tỷ lệ ROE thực tế tại Ngân hàng qua các năm.
Cơng thức tính tỷ lệ ROE được xác định như sau:
ROE = ROA * (Tổng tài sản / Vốn tự có )
Tỷ lệ ROE chịu tác động của các yếu tố: tỷ lệ thu nhập trên Tổng tài sản (RO A), Tổng tài sản Có và Vốn chủ sở hữu; tuy nhiên, mức độ tác động của các yếu tố đối
với tỷ lệ ROE sẽ rất khác nhau. Từ cơng thức tính tỷ lệ ROE, ta có thể thấy tỷ lệ ROE có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ ROA và Tổng tài sản Có, trong khi đó yếu tố Vốn tự có lại có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ này. Do vậy, tỷ lệ ROE của Ngân hàng Nam Á giai đoạn 2008-2010 là kết quả tác động tổng hợp của 3 nhân tố: tỷ lệ ROA, Tổng tài sản Có và Vốn chủ sở hữu trong cùng giai đoạn.
Bảng 2.7: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ROA 0.16% 0.51% 0.94%
Tổng tài sản 5,891,034 10,938,109 14,343,556
Vốn tự có 1,289,183 1,336,679 2,170,460
ROE 0.75% 4.21% 6.20%
“Nguồn: BCTC kiểm toán hợp nhất năm 2008, 2009 và năm 2010”[5]
Vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Nam Á bao gồm:
- Vốn điều lệ: được ghi nhận theo số dư thực tế đã đầu tư của các cổ đông. - Thặng dư vốn cổ phần: chênh lệch do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá. - Vốn khác: hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị các
tài sản được tặng, biếu, tài trợ và đánh giá lại tài sản.
Các quỹ được trích lập và sử dụng theo các quy định tại Nghị định 146/2005/NĐ-CP ngày 23/11/2005 của Chính phủ và Điều lệ của Ngân hàng. Mục đích trích lập các quỹ như sau: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ dùng để bổ sung vốn điều lệ của Ngân hàng; quỹ dự phịng tài chính dùng để bù đắp tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ khơng địi được xảy ra trong q trình kinh doanh, bù đắ p khoản lỗ của Ngân hàng theo Quyết định của Hội đồng quản trị; các quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu khoa học, quỹ khen thưởng, phúc lợi…
Đến ngày 31/12/2010, vốn điều lệ của Ngân hàng Nam Á mới chỉ đạt 2,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Nghị định 141/2006/ND-CP ngày 22/11/2006, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 3,000 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD) vào cuối năm 2010. Rõ ràng quá trình tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nam Á vào thời điểm cuối năm 2010 chưa khả thi, gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn.
Đồng thời, so sánh với tình hình thực tế tại các ngân hàng, đầu năm 2010, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 22 ngân hàng thương mại có vốn điều lệ dưới 3,000 tỷ đồng và tồn ngành cần ít nhất 33,000 tỷ đồng mới có thể đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu. Song song đó, các ngân hàng thương mại lớn cũng lập kế hoạch tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về hệ số an tồn vốn (CAR) mới. Tính đến tháng 12/2010, vẫn cịn 10 ngân hàng thương mại nhỏ không thể tăng vốn theo yêu cầu. Trong năm 2010, các ngân hàng này chỉ thu hút được khoảng 3,507 tỷ, tương ứng chỉ bằng khoảng ¼ tổng nhu cầu vốn.
Ngày 14/12/2010, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép kéo dài thời hạn tăng vốn đến cuối năm 2011. Quyết định này đã làm dịu bớt áp lực tăng vốn gấp rút tại các ngân hàng trong năm 2010 và giúp cổ phiếu ngành ngân hàng phục hồi trở lại, tạo cơ sở để kế hoạch tăng vốn trong năm 2011 thành cơng hơn.
Bảng 2.8: Các ngân hàng có vốn điều lệ dưới 3,000 tỷ tính đến cuối năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng
Ngân hàng Vốn điều lệtại ngày 31/12/2009
Vốn điều lệ tại ngày 31/12/2010
Vốn đã tăng
trong năm 2010 trong năm 2010Vốn chưa tăng
OCB 2,000 2,635 635 465 Western Bank 2,000 2,000 - 1,000 Nam Á 2,000 2,000 - 1,000 Việt Á 1,515 2,087 572 913 Kiên Long 1,000 2,000 1,000 1,000 Gia Định 1,000 2,000 1,000 1,000 Sài Gịn Cơng Thương 1,500 1,800 300 1,200 Bảo Việt 1,500 1,500 - 1,500 Việt Nam Thương Tín 1,000 1,000 - 2,000 Petrolimex 1,000 1,000 - 2,000 Tổng cộng 14,515 18,022 3,507 12,078
“Nguồn: Website các ngân hàng, VCSC tổng hợp”[7] Như vậy, đến cuối năm 2011, vốn điều lệ của Ngân hàng Nam Á phải đảm bảo đạt 3,000 tỷ đồng với mức huy động phải tăng thêm là 1,000 tỷ đồng. Ngân hàng Nam Á đã và đang từng bước xây dựng lộ trình tăng vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng , tạo tiền đề cho Ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính, mở rộng và phát triển kinh doanh.
Xét về cơ cấu, nguồn vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2008-2010 tăng dần do quy mô vốn điều lệ và phần lợi nhuận chưa phân phối tăng dần qua các năm. Nếu như trong năm 2008, một phần do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế trên thế giới và cả biến động nền kinh tế trong nước dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng
Nam Á chỉ đạt 9.826 tỷ thì đến năm 2009 và 2010, lợi nhuận sau thuế tăng dần, góp phần làm quy mơ vốn chủ sở hữu cũng tăng theo.
Bảng 2.9: Vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Nam Á giai đoạn 2008-2010
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Vốn điều lệ 1,252,837 1,252,837 2,000,000
2. Vốn đầu tư XDCB và
vốn khác 35 35 35
3. Thặng dư vốn cổ phần - - -
4. Quỹ của TCTD 26,485 27,732 35,933
5. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 9,826 56,075 134,492
Tổng cộng 1,289,183 1,336,679 2,170,460
“Nguồn: BCTC kiểm tốn hợp nhất năm 2008, 2009 và năm 2010”[5] Quy mơ vốn chủ sở hữu có mức độ tăng trưởng qua các năm rất chậm, thể hiện ở quá trình tăng vốn điều lệ của Ngân hàng. Do vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ ROE nên việc tăng quy mô nguồn vốn này chưa chắc làm gia tăng tỷ lệ ROE (nhiều khi làm giảm mức thu nhập nhận được trên một cổ phi ếu, do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế không theo kịp tốc độ tăng vốn chủ sở hữu). Tuy nhiên, do vai trò quan trọng của nguồn vốn chủ sở hữu đối với hoạt động kinh doanh của một ngân hàng mà yêu cầu về việc tăng vốn chủ sở hữu trở nên cấp thiết. Nghị định 141/2006/ND-CP ngày 22/11/2006 quy định: vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 3,000 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD) vào cuối năm 2010 (và tiếp tục được gia hạn đến cuối năm 2011) nên sau khi phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Nam Á hiện nay, giả định mức vốn chủ sở hữu cao nhất mà Ngân hàng có thể đạt được trong giai đoạn trước mắt là 3,000 tỷ đồng theo quy định về mức tối thiểu.
Tổng tài sản
Đối với quy mơ Tổng tài sản, xét về nguồn hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng (bao gồm Vốn điều lệ và các Quỹ, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác), mặc dù giá trị Tổng tài sản tăng dần qua các năm, nhưng sự thay đổi cơ cấu thành phần các nguồn vốn lại khác nhau như phân tích ở trên.
Quan sát số liệu qua các năm, ta thấy quy mô Tổng tài sản tăng lên chủ yếu do các hoạt động vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác, còn hoạt động tăng vốn điều lệ và các quỹ cũng như hoạt động tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng là khơng đáng kể. Trong khi đó, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại, còn nguồn vốn đi vay chỉ được sử dụng trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động khơng đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh. Vì thế, quá trình tăng Tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á thực chất chỉ là quá trình tăng trưởng những nguồn vốn tạm thời, mang tính chất khơng ổn định lâu dài, và không phản ánh đúng bản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng (nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng).
Như vậy, có thể thấy rằng, đi đơi với việc khó khăn trong hoạt động tăng trưởng vốn tự có, khả năng huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế của Ngân hàn g Nam Á cũng khơng khả quan. Ngân hàng Nam Á chỉ có thể cải thiện quy mơ Tổng tài sản của mình bằng những nguồn vốn tạm thời thông qua hoạt động huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác (do hoạt động vay mượn các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng chỉ diễn ra trong ngắn hạn, dùng để bù đắp khả năng thanh khoản tạm thời của các ngân hàng). Rõ ràng theo cơng thức tính tỷ lệ ROE, Tổng tài sản là một nhân tố có tương quan tỷ lệ thuận với tỷ lệ ROE ; vì thế với quy mô Tổng