Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Na mÁ trên thị trường OTC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần nam á giai đoạn 2011 2015 (Trang 53 - 80)

Bên cạnh đó, do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nam Á chưa thật sự hiệu quả, lợi nhuận đạt được hàng năm ở mức thấp, nên mức sinh lợi trên một cổ phiếu của các cổ đông là rất thấp.

Bảng 2.12: Tình hình chi trả cổ tức 2008-2010 của Ngân hàng Nam Á

Năm Tỷ lệ chi trả cổ tức trên

vốn cổ phần (%) Lãi cơ bản trên cổphiếu (đồng) Ghi chú

2008 0.47 82 Trả bằng tiền mặt

2009 3.50 449 Trả bằng tiền mặt

2010 6.05 824 Trả bằng tiền mặt

“Nguồn: Bảng cáo bạch Ngân hàng Nam Á năm 2010”[5] Việc chi trả cổ tức của Ngân hàng Nam Á được thực hiện dựa trên các yếu tố sau:

- Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức. - Kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới

Như vậy, vào thời điểm cuối năm 2010, chỉ số P/E của cổ phiếu Ngân hàng Nam Á là : P/E = Thị giá P / EPS = 6.67/0.824 = 8.1; trong khi đó, chỉ số P/E trung bình ngành ngân hàng năm 2010 là khoảng 8.5. Ta nhận thấy, chỉ số P/E của cổ phiếu Ngân hàng Nam Á mặc dù thấp hơn chỉ số trung bình ngành nhưng vẫn ở mức bình thường, nghĩa là, kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của Ngân hàng cũng cao, và cổ phiếu Ngân hàng Nam Á có khả năng thu hút được nhiều các nhà đầu tư. Nhưng khi phân tích kỹ chỉ số này thì ta thấy cổ phiếu Ngân hàng Nam Á đạt P/E ở mức bình thường là do thu nhập trên một cổ phiếu ( EPS) thấp tương ứng với giá cổ phiếu của Ngân hàng cũng thấp trên thị trường.

2.3.2 Mơ hình phân tích hiệu quả tài chính P = P/E * B * ROE

Để đánh giá hiệu quả tài chính, người ta thường sử dụng mơ hình sa u để xác định thị giá của cổ phiếu trên thị trường thông qua mối quan hệ tác động của các chỉ số tài chính đối với giá trị của cổ phiếu:

P = P/E * B * ROE

Trong đó: ROE = (LNST/Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu)

Ở đây, chúng ta sẽ xem xét sự biến đổi của giá cổ phiếu trên thị trường khi các chỉ tiêu về chỉ số P/E, giá trị sổ sách của cổ phiếu (B) thay đổi cùng với sự biến động của tỷ lệ ROE thơng qua q trình vận động của các yếu tố lợi nhuận sau thuế, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu. Phân tích mơ phỏng Crystal Ball cho ta kết quả như sau:

Hình 2.7: Kết quả phân tích mơ phỏng thị giá cổ phiếu P của Ngân hàng Nam Á

Kết quả phân tích mơ phỏng cho thấy, với tình hình tài chính hiện tại, giá trị cổ phiếu của Ngân hàng Nam Á được mua trên thị trường lớn hơn mệnh giá có xác suất rất thấp (tương đương 18.30%). Sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu là khác nhau, trong đó lợi nhuận là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, kế đến là vốn ch ủ sở hữu (quan hệ nghịch biến) và sau cùng là tổng tài sản.

Hình 2.8:Ảnh hưởng của các nhân tố đối với thị giá cổ phiếu Ngân hàng Nam Á

Tóm lại, dựa vào các số liệu phân tích ở trên, có thể nói tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE và thị giá cổ phiếu của Ngân hàng Nam Á chịu tác động chủ yếu bởi yếu tố lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu. Quy mô vốn chủ sở hữu không nhiều đồng nghĩa với sức đề kháng của ngân hàng trước các rủi ro và nguy cơ phá sản trong kinh doanh là thấp, và khả năng sinh lời cho Ngân hàng một cách bền vững cũng khơng được đảm bảo. Mặc dù tình hình tài chính của Ngân hàng Nam Á giai đoạn 2008 – 2010 ngày càng được cải thiện, lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm, quy mô Tổng tài sản cũng tăng tương ứng, nhưng mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE vẫn thấp so với các các ngân hàng khác và với trung bình ngành. Nguyên nhân xuất phát từ khả năng huy động vốn từ các tổ chức và dân cư của Ngân hàng Nam Á không cao, khơng có nhiều vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh và mức lợi nhuận đạt được cịn thấp so với quy mơ Tổng tài sản (chưa khai thác hết khả năng sinh lời của các tài sản). Ngân hàng Nam Á cần tiếp tục nghiên cứu các giải pháp và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đổi mới trong kinh doanh, nhằm nâng cao vị thế của mình và thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhiều cơ hội kinh doanh khác nhau, tạo tiền đề nâng cao mức lợi nhuận kỳ vọng đạt được, và giá trị cổ phiếu trên thị trường.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦ A

NGÂN HÀNG TMCP NAM Á GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.1 Định hướng phát triển

3.1.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020

Năm 2005, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX, NHNN đã trình Bộ Chính trị và Chính phủ Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, đó là xây dựng được hệ thống ngân hàng phát triển an toàn, lành mạnh, đủ sức cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào thị trường tài chính quốc tế. [6]

3.1.1.1 Đối với NHNN: cơ cấu lại căn bản, toàn diện tổ chức và hoạt động của

NHNN để có đủ năng lực xây dựng, thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và công nghệ tiến tiến, thực hiện các thơng lệ và chuẩn mực quốc tế về vai trị, chức năng của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng, làm cơ sở để phát triển NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại. Trọng tâm đổi mới NHNN tập trung vào những vấn đề sau:

- Đảm bảo cho NHNN được độc lập tự chủ trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất và tỉ giá h ối đoái, thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương thực sự, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, là trung tâm thanh toán quốc gia, điều hành thị trường tiền tệ;

- Đổi mới cơ cấu tổ chức của NHNN từ trung ương đến chi nhánh theo hướn g tinh gọn và hiện đại, đảm bảo cho NHNN gánh vác trọng trách trong việc tạo lập mơi trường hoạt động thơng thống và thuận lợi cho các tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở thiết lập chính sách tiền tệ với cơ chế truyền tải thích hợp và mục tiêu được lượng hóa;

- Cải cách tồn diện hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế về phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Phấn đấu đến năm 2010, hệ thống giám sát an toàn hoạt động ngân hàng Việt Nam đáp ứng căn bản các chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng, trước hết là những nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của ủy ban Basle và Hiệp ước vốn năm 1988 (Basle I) và thực hiện Basle II sau năm 2010;

- Tiếp tục hiện đại hệ thống thanh tốn nhằm tăng cường tính tiện ích của dịch vụ ngân hàng cung cấp, tăng nhanh tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh tốn qua ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả hoạt động ngân hàng, NHNN có thể kiểm sốt được lượng tiền trong lưu thơng và giảm thiểu rủi ro tài chính.

3.1.1.2 Đối với các TCTD: cải cách căn bản, triệt để nhằm phát triển hệ thống

các TCTD Việt Nam theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng, đa dạng về sở hữu và loại hình TCTD, có qui mơ hoạt động và tiềm lực tài chính mạnh, tạo nền tảng xây dựng hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực châu á, áp dụng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Trọng tâm đổi mới các TCTD bao gồm những điểm chính sau đây:

- Đảm bảo các NHTM Nhà nước và NHTM có cổ phần chi phối của Nhà nước đóng vai trị chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về qui mơ hoạt động, năng lực tài chính, cơng nghệ, trình độ quản lý và hịêu quả kinh doanh. Những TCTD khác đóng vai trị bảo đảm sự phát triển tồn diện, an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam;

- Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự có và nâng cao chất lượng tài sản cũng như khả năng sinh lời. Từng bước cổ phần hóa các NHTM Nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế – xã hội và an toàn hệ thống, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng hàng

đầu trên thế giới mua cổ phiếu và tham gia quản trị, điều hành các NHTM Việt Nam;

- Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các TCTD, đảm bảo cho các TCTD thực sự tự chủ về tài chính, nhân sự, tổ chức bộ máy và hoạt động, quản trị điều hành, chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh và hoạt động trong khn khổ pháp lý bình đẳng, cơng khai, minh bạch. Quan hệ giữa NHNN và các TCTD không chỉ là quan hệ quản lý nhà nước, mà còn là quan hệ kinh tế t rên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường;

- Hình thành đồng bộ khung khổ pháp lý minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an tồn đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, hình thành môi trường lành mạnh và tạo động lực cho các TCTD, các doanh nghiệp và cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các TCTD và loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp trong lĩnh vực ngân hàng;

- Đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế về tiền tệ – ngân hàng theo lộ trình và bước đi phù hợp với năng lực cạnh tranh của các TCTD và khả năng của NHNN về kiểm soát hệ thống. Với tiềm năng về thị trường, sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, sự ổn định về chính trị – xã hội và đặc biệt là với một khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện theo hướng thơng thống, minh bạch hơn, ngành Ngân hàng Việt Nam sẽ thực hiện thành công quá trình cải cách và m ở cửa hệ thống Ngân hàng, góp phần tích cực vào cơng cuộc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng T hương mại Cổ phần Nam Á giai đoạn 2011-2015

3.1.2.1 Định hướng phát triển

Nhằm tận dụng và phát huy thế mạnh sẵn có của bản thân cũng như xem xét môi trường kinh doanh và các yếu tố khách quan khác, Ngân hàng TMCP Nam Á xác định chiến lược kinh doanh với phương châm luôn cung cấp “Giá trị vượt thời

gian” . Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Nam Á đã và đang tập tr ung nâng

cao năng lực tài chính; đầu tư phát triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hố phù hợp với cơng nghệ ngân hàng trong khu vực và thế giới; mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đồng thời chú trọng việc tăng cường kiểm tra kiểm sốt nội bộ, tạo an tồn trong hoạt động; quảng bá rộng rãi thương hiệu Ngân hàng, tiếp tục theo định hướng là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân để cùng nhau phát triển. Các mục tiêu này được hoạch định cụ thể như sau:

- Tăng vốn điều lệ và nâng cao năng lực tài chính

Nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN về mức vốn điều lệ đối với NHTM Cổ phần, Ngân hàng Nam Á đã từng bước xây dựng lộ trình tăng vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đến ngày 24/01/2011 Ngân hàng Nam Á đã hoàn thành mục tiêu đề ra, với việc tăng vốn điều lệ từ 2,000 tỷ đồng lên đến 3,000 tỷ đồng theo Nghị quyết 308/2010/NQQT-NHNA ngày 04/08/2010 của Ngân hàng Nam Á. Việc tăng vốn điều lệ tạo tiền đề cho Ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính, mở rộng và phát triển kinh doanh.

- Phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ, cơ cấu Tổng tài sản theo hướng ngân hàng hiện đại

Ngân hàng Nam Á tiếp tục duy trì chính sách đa dạng hố, khác b iệt hoá sản phẩm thơng qua việc rà sốt, đánh giá lại những sản phẩm đã triển khai để hoàn thiện danh mục sản phẩm, tiến hành phân khúc, phân tích nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng , đặc biệt chú trọng khai thác những sản phẩm liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, thanh toán quốc tế, cho vay VND đảm bảo giá trị theo ngoại tệ… nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển mạng lưới giao dịch

Theo chủ trương phát triển bền vững và hiệu quả, trong năm 2010, Ngân hàng ưu tiên tập trung cho cơng tác nâng cấp các Phịng giao dịch trú đóng ngồi địa bàn lên thành chi nhánh theo Quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam,

theo đó sẽ thành lập mới Sở Giao dịch, số lượng chi nhánh thành lập mới là 08 chi nhánh, và số Phòng giao dịch mới sẽ được thành lập là 10 Phòng giao dịch.

- Tiếp tục thực hiện chính sách giá linh hoạt, cạnh tranh

Tiếp tục thực hiện chính sách giá linh hoạt, phản ứng nhanh và chính xác đối với các điều chỉnh về giá của các ngân hàng thương mại thuộc nhóm đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng; duy trì mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay đối với các sản phẩm truyền thống có tính cạnh tranh cao, có những chính sách ưu đãi dành riêng cho những khách hàng thân thuộc, có quan hệ giao dịch uy tín với Ngân hàng, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn hiện tại.

- Tái cấu trúc hoạt động và phát triển nguồn nhân lực

Hướng đến việc xây dựng hệ thống và quản trị ngân hàng hiện đại, Ngân hàng đang từng bước thực hiện tái cấu trúc mơ hình tổ chức và quản lý ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách thu hút nguồn nhân lực cao và các hoạt động đào tạo đang được triển khai và hoàn thiện nhằm đáp ứng sự phát triển của Ngân hàng.

- Hiện đại hố cơng nghệ thông tin

Tập trung thực hiện dự án đầu tư Corebanking theo đúng tiến độ và kế hoạch đã đề ra; cập nhật, cải tiến, hiện đại hóa các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu hoạt động quản lý, tổng hợp, phân tích dữ liệu, giao dịch khách hàng và triển khai các dịch vụ đa dạng, phục vụ kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn.

Việc đầu tư dự án corebanking mới và dự án phát hành thẻ trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và hết sức cần thiết, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thông qua nhiều kênh phân phối như ATM, Mobile Banking, Internet Banking…

- Hoạt động Marketing

 Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Ngân hàng Nam Á;

 Thực hiện các chương trình quảng cáo và đưa tin về các sản phẩm mới của Ngân hàng; đầu tư, thiết kế lại website của Ngân hàng Nam Á theo hướng chuyên nghiệp, hình thức đẹp để thu hút nhiều người truy cập,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần nam á giai đoạn 2011 2015 (Trang 53 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)