6. Bố cục của đề tài
1.3.3.3 Các yếu tố nội tại của ngân hàng
Các yếu tố nội tại của ngân hàng được thể hiện qua các đặc điểm về cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tài chính, quản trị điều hành, hoạt động marketing, trình độ cơng nghệ, q trình nghiên cứu phát triển,…Việc phân tích các yếu tố nội tại giúp ngân hàng phát huy tối đa các lợi thế của ngân hàng và hạn chế các điểm yếu của mình trong quá trình hoạt động, đồng thời biết tận dụng các cơ hội kinh doanh, phân tích các thách thức mà ngân hàng phải đối mặt trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà ngân hàng đã đặt ra.
Tóm lại, những cơ sở lý luận chung nêu trên đã mô tả khái quát về lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến loại hình kinh doanh này. Ngành ngân hàng với những đặc thù kinh doanh riêng biệt luôn được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế được vận hành xuyên suốt. Giá trị về mặt kinh tế của hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn thu hút các nhà đầu tư trong việc tìm kiếm các khoản lợi nhuận cho đồng vốn của mình. Vì thế, một trong những tiêu chí giúp nhà đầu tư chọn lựa giải pháp kinh doanh chính là đánh giá các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của ngân hàng . Nghiên cứu các chỉ số này, bao gồm chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), và chỉ số P/E giúp ta có giải pháp phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả tài chính của một ngân hàng . Trên cơ sở lý thuyết nêu trên, chúng ta vận dụng vào phân tích tình hình thực tế tại Ngân hàng Nam Á ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN (TMCP) NAM Á GIAI ĐOẠN 2008-2010
2.1 Nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2010 và tác động của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế