1.4 Quytrình nghiên cứu
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu:
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Cơ cấu điều tra tại các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn TPHCM theo nghề nghiệp, trình độ, giới tính , hơn nhân và độ tuổi.
Xác định cỡ mẫu theo cách thông dụng là dựa vào độ biến động của dữ liệu, độ tin cậy trong nghiên cứu và khoảng sai số cho phép.
Độ biến động của dữ liệu cho biết mức độ khác biệt của các phần tử trong tổng
thể là nhiều hay ít. Một tổng thể mà các phần tử tương đối đồng nhất với nhau về một thuộc tính nào đó thì dữ liệu rút ra từ tổng thể đó được xem là ít biến động và ngược lại.
Độ tin cậy trong nghiên cứu: Trong thực tế có kết quả nghiên cứu có độ tin cậy
100 % cho dù chúng ta điều tra, xem xét toàn bộ các phần tử của tổng thể. Vì vậy trong thực tế để tiết kiệm thời gian và chi phí ta thường sử dụng độ tin cậy ở các mức 90%,
95% hoặc 99%, trong đó phổ biến nhất là 95%.
Tỷ lệ sai số (MOF) : Việc chọn mẫu từ tổng thể và dựa trên quan sát mẫu để suy rộng ước lượng cho tổng thể, do vậy trong quá trình ước lượng sẽ có sai số trong ước
lượng hoặc tỷ lệ sai số. Các sai số thông dụng thường là 1%, 2%, 5%, 10% hay 30% là tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu.
1.4.3.2. Thống kê mô tả:
Đối với dữ liệu có sẵn, dùng biểu đồ để mơ tả hoạt động của ACB. Ngoài ra ,
dùng thống kê mơ tả để phân tích các đặc trưng của mẫu bao gồm: tỷ lệ, giá trị trung bình, giá trị cao nhất, giá trị thấp nhất…
1.4.3.3. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha:
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan của các điểm số của từng biến với
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế biến rác trong mơ hình nghiên cứu vì nếu khơng chúng ta khơng thể biết
được chính xác độ biến thiên cũng như độ lỗi của các biến. Theo đó, chỉ những biến có
hệ số tương quan tổng biến phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo .
1.4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA :
Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, bước tiếp theo để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu nhằm xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu chúng ta tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Sau khi phân tích nhân tố, chỉ những nhóm nhân tố thỏa mãn điều kiện mới có thể tham gia vào phần chạy hồi quy trong phân tích tiếp theo.
Các tham số thống kê quan trọng trong phân tích nhân tố gồm:
- Chỉ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacty): là một chỉ số dùng để xem xét mức độ thích hợp của phân tích nhân tố. Chỉ số KMO phải đủ lớn (>0.5) (Hair & cộng sự, 2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với dữ liệu.
- Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích, các nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình (Hair & cộng sự, 2006).
- Phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 50% (Hair & cộng sự, 2006).
- Hệ số tải nhân tố (factor loadings): là hệ tố tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Với mẫu khoảng 200, hệ số tải nhân tố được chấp nhận là lớn hơn 0.5 (Hair & cộng sự, 2006), các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại khỏi mơ hình.
- Kiểm định Bartlett: để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng
thể, phân tích chỉ số ý nghĩa khi sig có giá trị nhỏ hơn 5% (Hair & cộng sự, 2006). Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mơ hình phân tích hồi quy sẽ mơ tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đốn được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập. Phương trình hối quy có dạng:
Y = β0 + β1 * X1 + β2 *X2 + β3*X3 +…+ βj*Xj Trong đó :
Y : biến phụ thuộc ( chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi)
β: hệ số ước lượng
X : biến độc lập ( các yếu tố ảnh hưởng)
Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần quan tâm
đến các thông số sau:
- Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.
- Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các
biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.
- Kiểm định ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mơ hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0.05 thì ta có thể kết luận mơ hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.
Kết luận chương 1:
Chương 1 nêu ra một số khái niệm làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ nói chung và dịch vụ tiền gửi nói riêng, đồng thời cũng đề xuất mơ hình chung về đánh giá chất lượng dịch vụ huy động vốn tiền gửi tại NH .
Ngoài ra, trong chương này cũng đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng huy động vốn tiền gửi thông qua lý thuyết mơ hình, và sẽ nghiên cứu mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố thông qua phỏng vấn trực tiếp, thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NH TMCP Á CHÂU.
2.1 Khái quát về NH TMCP Á Châu.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
NHTMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân Hàng Nhà Nước(NHNN) cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993.Ngày13/5/1993. Ngày
04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
Quá trình phát triển của NH TMCP Á Châu trải qua các mốc đáng nhớ :
Năm 1996: ACB là NH TMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng
quốc tế ACB-MasterCard.
Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cũng trong năm này,
ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương
trình đào tạo nghiệp vụ NH tồn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực NH thực hiện. Thơng qua chương trình này, ACB đã nắm bắt một cách hệ thống các nguyên tắc vận hành của một NH hiện đại, các chuẩn mực và thông lệ
trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực NH bán lẻ, và nghiên cứu ứng dụng trong
điều kiện Việt Nam.
Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thông tin ngân
hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt
động giao dịch; và cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân
hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng tồn diện), cho phép tất cả chi nhánh và phịng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung.
Năm 2000: ACB, sau những bước chuẩn bị từ năm 1997, đã thực hiện tái cấu trúc
2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối
kinh doanh gồm có Khối Khách hàng cá nhân, Khối Khách hàng doanh nghiệp, và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Cơng nghệ thông tin, Khối Giám sát
điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban
do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt động kinh doanh của Hội sở được chuyển
giao cho Sở giao dịch (TPHCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xun suốt tồn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.
Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ
thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hố cơng nghê ngân hàng, bao gồm các cấu phần
nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền cơng nghệ lõi hiện nay, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
Năm 2006: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và
phòng giao dịch, thành lập Cơng ty Cho th tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác
ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008" do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong.
Năm 2011,tháng Giêng, Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn
2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Trong đó nhấn mạnh đến chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối năm, ACB đã khánh thành Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center) tại Tp. HCM với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. Đây là trung tâm dữ liệu xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong
ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệthống quản lýchất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam
(Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thửnghiệm vàhiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. Trong năm, ACB đưa
vào hoạt động thêm 45 chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2012, sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của
ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng.ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8; và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Đáng lưu ý là tuy tổng tiền gửi khách hàng có giảm nhưng huy động tiết kiệm VND của ACB tăng trưởng 16,3% so đầu năm. ACB cũng lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thơng qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Tuy lợi nhuận năm của Tập đoàn ACB không như kỳ vọng nhưng là kết quả chấp nhận được trong bối cảnh môi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng. ACB cũng thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng
cuốinăm; bước đầu hồn chỉnh khn khổquản lý rủi ro về mặt quy trình chính sách; và thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch. Một số đơn vị kênh phân phối vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định về lợi nhuận và hoàn thành kế hoạch năm.
Tuy ra đời và hoạt động trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ trong nước gặp nhiều khó khăn, niềm tin của cơng chúng đối với hệ thống ngân hàng trong nước giảm sút nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Á Châu trong thời gian qua đã khẳng định bước đi vững chắc của NH. Những kết quả đố đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của NH trong nỗ lực vươn lên từ một NH TMCP nhỏ bé, thiếu và yếu kinh nghiệm trở thành một NH vững mạnh có uy tín trong thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay NHTM CP Á Châu được đánh giá là một trong những những NH TMCP phát triển vững mạnh nhất Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NH: (xem phụ lục 5)
- Hội đồng quản trị: Hoạt động của hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị họp các phiên và phát biểu ý kiến bằng văn bản một lần. Một số nội dung chính được thảo luận và quyết định gồm có: định hướng hoạt động của năm
và quý, tăng vốn điều lệ, sửa đổi bổ sung Điều lệ ACB,
Ngoài ra, các thành viên thường trực Hội đồng quản trị, cùng với sự tham gia của các thành viên Hội đồng sáng lập và Trưởng Ban kiểm soát, họp giao ban hàng tuần để kiểm điểm tình hình thực hiện các chủ trương kinh doanh, cập nhật thông tin kinh tế
trong và ngoài nước, nêu định hướng hoạt động cho thời gian tới. Nội dung thảo luận
bao gồm diễn biến vĩ mơ trong chính sách tiền tệ và tài khố, tăng trưởng GDP, tình hình lãi suất, thanh khoản, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, các giải pháp huy động và cho vay, các giải pháp phòng ngừa rủi ro mà khủng hoảng tài chính thế giới có thể gây ra, phân tích thu nhập và chi phí, tái cấu trúc nguồn nhân lực, v.v.
- Các hội đồng trong Hội đồng quản trị
Hội đồng nhân sự và lương thưởng được thành lập thay cho Hội đồng nhân sự và Hội đồng lương thưởng, điều chỉnh bổ sung một số chức năng nhằm hoạt động tốt hơn trong điều kiện tổ chức phát triển nhanh. Hội đồng đã tư vấn cho Hội đồng quản trị về
định hướng tái cấu trúc nguồn nhân lực, thu hút và gìn giữ nhân tài, bổ nhiệm các chức
danh chủ chốt.
Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của NH tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên tồn hệ
thống.
Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất các ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư hay thanh lý các khoản đầu tư. Hội đồng đầu tư đã tư vấn cho Hội đồng quản trị về chiến lược, chính sách đầu tư của ACB trong
năm cũng như cho những năm tiếp theo.
Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của NH, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của NH. Hội đồng ALCO phê duyệt chính sách, hạn mức và quy trình quản lý rủi ro thị
trường; giám sát và phân tích thường xuyên bảng tổng kết tài sản nhằm tăng cường khả năng sinh lợi và hạn chế rủi ro; giám sát việc thực hiện các quy định của NHNN về quản lý ngoại hối và các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng.
- Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động quản trị và điều hành thông qua việc tham dự các phiên họp và phối hợp hoạt động giữa Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị, Thường trực Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc trong các lĩnh vực:
giám sát hoạt động của hệ thống, kiểm sốt chi phí điều hành, kiểm tốn báo cáo tài
chính.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát, Ban Kiểm toán nội bộ đã thực hiện hiệu quả việc kiểm tốn quy trình, kiểm toán tuân thủ, kiểm soát hoạt động qua hệ
thống giám sát từ xa nhằm phòng ngừa rủi ro và đảm bảo an tồn tài sản của NH. Thơng qua cơng tác kiểm tốn và giám sát từ xa đã cảnh báo kịp thời các rủi ro, các
kiến nghị chỉnh sửa các lỗi, các sai phạm của cá nhân đơn vị, các kiến nghị bổ sung,
điều chỉnh quy trình nghiệp vụ.
Trong năm, Ban kiểm sốt đã họp ba phiên, tham dự các phiên họp Hội đồng
quản trị, Thường trực Hội đồng quản trị. Ban Kiểm toán nội bộ đã tiến hành kiểm toán tại chỗ 41 chi nhánh và phòng giao dịch, 09 đơn vị là trung tâm, khối, phịng, cơng ty trực thuộc; kiểm toán quản lý ấn chỉ có giá và quy trình nhận lệnhđầu tư vàng cho toàn hệ thống; kiểm quỹ đột xuất bình quân 03 lần/tháng cho tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống.
- Ban tổng giám đốc
Ban tổng giám đốc của NH chịu trách lập các báo cáo tài chính hợp nhất trình bày hợp lý tình hình tài chính của tập đồn và kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính kết thúc ở năm đó.Trong việc soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất này, Ban Giám Đốc được yêu cầu phải:
+ Chọn lựa các chính sách kế tốn phù hợp và áp dụng chúng một cách nhất quán;
+ Thực hiện các phán đoán và ước lượng một cách hợp lý và thận trọng. + Soạn lập các báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở doanh nghiệp hoạt
động liên tục dựa trên đánh giá thực tế của mình.
+ Phê chuẩn các báo cáo tài chính hợp nhất.