Đặc điểm: mỗi game khi xây dựng các đối tượng đồ họa đều gồm 2 nhóm chính là :
Các đối tượng thể hiện ở trên cho phép người dùng tương tác như : quân lính, công trình.
Các đối tượng thể hiện bản đồ thế giới của game như : địa hình, cây cối, nước.
Các đối tượng thể hiện như quân lính và công trình đã chiếm khá nhiều tài nguyên hệ thống vì ta bắt buộc phải thể hiện đầy đủ chuyển động.
Phân tích
Với các game trên PC, sự tương tác có thể diễn ra giữa các đối tượng thể hiện của game với nhau cũng như với các đối tượng địa hình, điều này sẽ làm tăng tính tương tác cho game. Tuy nhiên, điều này không thật sự cần thiết với các game xây dựng mobile, vốn được xây dựng với lối chơi đơn giản và có màn hình khá nhỏ. Màn hình mobile khá nhỏ, việc thể hiện các đối tượng đồ họa không được quá nhiều để tạo nên giao diện thoáng và dễ thao tác hơn với người dùng. Nếu các đối tượng của game có thể tương tác với cả các đối tượng khác trong game cũng như các đối tượng địa hình thì lối chơi của game sẽ trở nên phức tạp hơn và khó thao tác đối với các màn hình tương đối nhỏ của mobile.
Sự tương tác với các đối tượng địa hình hầu hết là qua các hoạt động khai thác tài nguyên, xây dựng, chiến đấu. Tuy nhiên, các tương tác này phần làm game trở nên phức tạp phần không thuộc phần xử lý chính của game mà chủ yếu là các hiệu ứng nên sự tương tác đó là không cần thiết :
Tương tác địa hình qua khai thác tài nguyên : tương tác với tài nguyên sẽ khiến việc khai thác dài hơn, từ đó làm tăng thời lượng chơi game trong khi thời lượng này không đáng có vì nó không ảnh hưởng nhiều đến lối chơi của game. Ta có thể thay thế nó bằng cách tăng một lượng tài nguyên nào đó vào game sau một khoảng thời gian, điều này sẽ làm đơn giản hơn và người chơi
tập trung hơn vào lối chơi chính của game. Game Heroes of Might and Magic trên PC là một ví dụ. Các tài nguyên trong game được tăng lên sau mỗi một ngày và không thể hiện các thao tác khai thác trong game. Thay vào đó, người chơi sẽ tập trung hơn vào các lối chơi chính của game như chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ của game.
Tương tác địa hình qua xây dựng công trình, chiến đấu : đây chỉ là hiệu ứng phụ và không ảnh hưởng đến lối chơi chính của game. Hơn nữa, với màn hình lớn như trên PC, ta có thể dễ dàng thấy rõ các hiệu ứng này, nhưng với các màn hình nhỏ như trên mobile, các hiệu ứng này rất nhỏ và khó thấy. Nhưng nếu cài đặt nghĩa là ta phải cập nhật hình ảnh cho cả địa hình và gây chậm cho các xử lý. Ngoài ra, nạp các dữ liệu này lên cũng tốn thêm một phần không nhỏ bộ nhớ của máy.
Hình 2-15-Game Heroes of Might and Magic 3 với các nhóm quân chỉ được thể hiện là một đối tượng trên màn hình
Kết luận: để làm giảm bộ nhớ của máy cần thiết khi chạy game cũng như
tăng tốc độ xử lý, chúng em xây dựng sẵn các địa hình từ bên ngoài. Sau đó, khi game chạy, các địa hình này sẽ được nạp vào bộ nhớ để hiển thị.
Hình 2-16-Một trong những địa hình được xây dựng sẵn trong game Heroes of Might and Magic 3