Từ thập niên 1980 trở về trước, ở nước ta, Vietcombank nắm độc quyền thanh toán ngoại thương. Các ngân hàng thương mại khác có thể đã tài trợ việc thu mua, dự trữ, chế biến nguyên vật liệu để làm hàng xuất khẩu; sau khi xuất hàng, bộ chứng liên quan phải được xuất trình tại Vietcombank để lập lệnh địi tiền nước ngồi. Ngoại tệ thu về được quản lý và kết hối tại Vietcombank theo chế độ quản lý ngoại hối và tỷ giá kết hối, phát sinh thêm cái được gọi là “quyền sử dụng ngoại tệ” để nhập khẩu hàng đối lưu về bán giá cao lấy chênh lệch bù trừ khoản lỗ do kết hối doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá chính thức.
Hậu quả của chính sách này là doanh nghiệp XNK nhận doanh thu xuất bán hàng tại Vietcombank nên dễ sử dụng vào việc khác (sai mục đích ban đầu). doanh nghiệp XNK rất khó quyết tốn cơng nợ treo liên tục ở “khoản phải thu phải trả” về “quyền sử dụng ngoại tệ”, đồng thời khó trả nợ vay các tổ chức tín dụng trong nước về chi phí sản xuất hàng hóa đã sử dụng vốn sai mục đích có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ ở các chu kỳ tiếp theo. Các tổ chức tín dụng trong nước tài trợ làm hàng xuất khẩu, khơng thể khép kín vịng quay tín dụng khi không quản lý được doanh thu xuất khẩu (nằm ở Vietcombank) nên khó tránh khỏi nợ xấu dây dưa.
Đầu thập niên 1990, khi hội đủ các điều kiện quy định, từng ngân hàng thương mại trong nước lần lượt được cấp phép thực hiện thanh toán quốc tế, chấm dứt thế độc quyền của Vietcombank đồng thời chấm dứt nghịch lý trong chu chuyển vốn tín dụng ngân hàng, trả lại hoạt động bình thường cho các ngân hàng thương mại.
Kết luận chương 1.
Giao dịch giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu được tiến hành thông qua ngân hàng bằng những nhiều phương thức thanh toán khác nhau như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ. Việc áp dụng phương thức thanh toán phụ thuộc vào thương lượng giữa hai bên và phù hợp tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và kinh doanh quốc tế.
Hiện nay, phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ ngày càng được sử dụng rộng rãi với những ưu điểm nổi bật là bảo vệ quyền lợi của cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. Theo đó, nội chung chương này giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ như khái niệm, đặc trưng, nội dung và vai trị của phương thức tín dụng chứng từ; cơ sở pháp lý của thanh toán tín dụng chứng từ; các loại tín dụng thư, quy trình thanh tốn tín dụng chứng từ. Ngồi ra, các ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ cũng được đề cập để các bên liên quan có thể cân nhắc trong việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.
Trên cơ sở lý luận về phương thức tín dụng chứng từ, phần tiếp theo của luận văn trình bày việc thực hiện phương thức này tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam - Chi nhánh Vũng Tàu (Vietcombank Vũng Tàu) và những thuận lợi, khó khăn cũng như các vấn đề còn tồn tại cần được giải quyết.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH VŨNG TÀU