Một số mặt tồn tại trong hoạt động KDNT tại IVB:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 71 - 73)

6. Cấu trúc bài nghiên cứu:

2.4.2 Một số mặt tồn tại trong hoạt động KDNT tại IVB:

Tỷ giá ngoại tệ niêm yết chưa cạnh tranh. Nếu so sánh bất kì tỷ giá của ngoại tệ nào được niêm yết, khách hàng cũng sẽ dễ dàng nhận thấy có sự chênh lệch khá rõ ràng, mức giá bán của IVB thường cao hơn và mức giá mua của IVB thường thấp hơn so với tỷ giá niêm yết của các ngân hàng khác. Tuy rằng tỷ giá này có thể thương lượng được, nhưng hầu như chỉ dành quyền thương lượng cho khách hàng thân thiết, còn với khách hàng mới thường là không. Việc yết tỷ giá không cạnh tranh rất gây ảnh hưởng đến việc tìm kiếm khách hàng cho bộ phận TTQT. Vì khi một khách hàng mới đang tìm NH để thực hiện giao dịch và có ý định lựa chọn IVB nhưng khi xem bảng tỷ giá của NH thì khách hàng khơng cịn ý định hoặc cũng rất e ngại tìm đến khách hàng. Vì với nhiều khách hàng, họ không muốn phải thương lượng khi có nhu cầu mua bán, họ muốn giá niêm yết cũng là giá giao dịch, giá sổ sách. Chính vì lý do này mà lượng khách hàng tìm đến giao dịch với IVB khơng có sự tăng trưởng.

Số dư thấp đặc biệt đối với ngoại tệ ngồi USD thì số dư càng thấp thậm chí bằng khơng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho khách hàng khi có nhu cầu mua ngoại tệ thanh tốn. Một là khách hàng nhận được câu trả lời hiện tại khơng có, sẽ

có vào ngày hơm sau khi bộ phận KDNT đã mua về và tỷ giá thì chưa biết trước, hai là có nhưng giá khơng tốt vì phải mua qua trung gian…với kết quả nào khách hàng cũng khơng hài lịng và quyết định mua ngoại tệ thanh tốn nơi khác.

Bộ phận QLKDTT khơng thực hiện mua bán ngoại tệ trực tiếp với khách hàng mà thông qua các chi nhánh hoặc phịng TTQT, phịng Tín dụng, phòng Quản lý qũy hội sở. Và việc này được bộ phận QLKDTT thực hiện với ý nghĩa là đang hỗ trợ cho chi nhánh và các bộ phận kinh doanh khác hơn là ý nghĩa họ cũng đang kinh doanh, nên hay xảy ra những căng thẳng về tỷ giá cũng như lượng ngoại tệ đáp ứng với chi nhánh và phòng ban khác. Với tiêu chí giữ an tồn, khơng chấp nhận rủi ro nên hoạt động mua bán ngoại tệ cịn rất bó hẹp.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng hiện nay chỉ dừng lại ở phục vụ nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, trong trường hợp thiếu hụt ngoại tệ ngân hàng có thể sử dụng dự trữ ngoại hối, hoán đổi với các ngân hàng khác hoặc NHNN chứ chưa chủ động đưa ra các sản phẩm thu hút khách hàng và mang tính kinh doanh nhiều hơn. Vì vậy nên nghiệp vụ rất hạn chế, chỉ mới thực hiện mua bán giao ngay, chưa triển khai thực hiện các nghiệp vụ hiện đại khác như kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quyền chọn. Không triển khai những nghiệp vụ này đồng nghĩa với việc đơn giãn hóa công cụ kinh doanh trước xu thế đa dạng hóa của các ngân hàng khác. Ngồi ra khơng thực hiện các nghiệp vụ này cũng là gia tăng rủi ro cho hoạt động KDNT của ngân hàng vì các nghiệp vụ này được xem là cơng cụ quản trị rủi ro của hoạt động KDNT.

Tại các chi nhánh, do số lượng nhân viên cịn ít mà khối lượng cơng việc nhiều nên chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa các bộ phận , vẫn còn xảy ra tình trạng kiêm nhiệm.Việc tuân thủ các quy trình, quy định và hạn mức trong giao dịch khách hàng và thị trường liên ngân hàng, hạch toán kế toán và các hoạt động tự doanh của ngân hàng vẫn còn những hạn chế và sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 71 - 73)