Giải pháp cho hoạt động kinh doanh ngọai tệ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 89 - 92)

6. Cấu trúc bài nghiên cứu:

3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho ngân hàng Indovina:

3.1.2.2 Giải pháp cho hoạt động kinh doanh ngọai tệ:

Ngân hàng nên có kế hoạch thiết lập các loại ngoại tệ kinh doanh, nâng cao doanh số mua bán các loại ngoại tệ khác ngoài USD. Hiện nay, ngân hàng giao dịch khá nhiều loại ngoại tệ nhưng đồng USD chiếm trên 80% doanh số. Cần nâng cao tỷ lệ doanh số giao dịch của các ngoại tệ như: EUR, GBP, JPY. Thay đổi cơ cấu này giúp ngân hàng vừa giảm căng thẳng về nguồn USD vừa phòng ngừa được rủi ro tỷ giá. Vì trên thị trường quốc tế, các loại ngoại tệ thường được so sánh với USD, khi tỷ giá USD tăng giảm thì tỷ giá các loại ngoại tệ mạnh như EUR, GBP, JPY có xu hướng biến động ngược lại, nên khi thực hiện cơ cấu lại sẽ giúp ngân hàng linh hoạt hơn và hạn chế những thiệt hại do phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Để thực hiện được điều này, ngân hàng nên khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng thêm và chấp nhận các ngoại tệ mạnh trong thanh toán. Ngân hàng cũng nên sử dụng các đồng tiền này trong các giao dịch mua bán và đầu tư của mình, việc này sẽ giúp cho việc xóa bỏ dần thế tuyệt đối của USD .

Đối với khách hàng nhận kiều hối: Trong thời gian tới, ngân hàng cần quảng bá nhiều hơn nữa cho dịch vụ này, đồng thời kết hợp nhiều hơn nữa với các công ty chi trả kiều hối trong nước nhằm tạo ra một mạng lưới chi trả rộng khắp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mặt khác làm phong phú nguồn ngoại tệ kinh doanh của ngân hàng. Đối với khách hàng vãng lai: ngân hàng nên đặt các bàn thu đổi ngoại tệ tại các trung tâm thương mại lớn, các địa điểm du lịch tại các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, … nơi tập trung đông khách vãng lai. Đồng thời, nâng cao chất lượng các dịch vụ, giảm bớt các thủ tục không cần thiết nhằm thu hút đông đảo khách hàng, tăng nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần cân nhắc chi phí để đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ thì cơng tác quản trị tốt những rủi ro có thể xảy ra là điều rất cần thiết. Ngân hàng cần đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong công tác giao dịch và hạch tốn, khơng

để một nhân viên kiêm nhiệm quá nhiều mặt dù cho công nghệ hiện nay của ngân hàng đã hỗ trợ khá nhiều. Cần có sự phân cơng tách bạch giữa các bộ phận, cũng như có bộ phận giám sát tại các chi nhánh kinh doanh ngoại tệ hoặc ít nhất một nhân viên để theo dõi trạng thái ngoại tệ của đơn vị nhằm đảm bảo việc tuân thủ quy định về duy trì trạng thái ngoại tệ cũng như các hạn mức giao dịch, hạn mức dừng lỗ. Hiện nay quy trình kinh doanh ngoại tệ đưa ra đã hướng dẫn cụ thể những bước cần thực hiện tại các bộ phận giao dịch, thực hiện và giám sát, tuy nhiên những nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên giao dịch và nhân viên thực hiện vẫn chưa được quy định tách bạch.Thiết nghĩ điều này nên được bổ sung sớm để việc phân công được dễ dàng hơn. Việc tuân thủ các quy định, quy trình cũng như các hạn mức kinh doanh, dừng lỗ trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần được thực hiện nghiêm túc hơn thông qua việc nâng cao ý thức kỷ luật của nhân viên, tăng cường hoạt động giám sát và phối hợp kiểm tra, kiểm soát của các bộ phận chức năng như: bộ phận giám sát, kiểm tra kiểm soát nội bộ và Ban kiểm toán nội bộ.

Các chi nhánh cần kịp thời cập nhật tỷ giá của mình theo bảng tỷ giá Hội sở khi có thay đổi theo đúng trình tự. Đối với các giao dịch thỏa thuận, giao dịch viên cần ghi chú số bảng tỷ giá làm cơ sở đối chiếu với khách hàng và khi hạch toán cần điều chỉnh tỷ giá theo đúng quy định hướng dẫn để không làm ảnh hưởng đến các giao dịch khác. Chính vì việc hạch tốn, cập nhật sai tỷ giá có thể dẫn đến những ảnh hưởng mang tính trọng yếu nên cần giới hạn số user được phép sửa tỷ giá và luôn tăng cường việc kiểm tra lại các hoạt động liên quan đến tỷ giá.

Đối với các giao dịch mua bán qua điện thoại, giao dịch viên cần thực hiện thu âm, lưu giữ lại và tuân thủ các quy định của IVB về lưu trữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ trong từng thời kỳ. Đối với trường hợp bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc mua bán ngoại tệ thỏa thuận, các giấy đề nghị của khách hàng cần có sự phê duyệt của Ban Giám đốc hoặc người được ủy quyền. Hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh cần phải tuân thủ đúng các quy định về hạn mức giao dịch, trong trường hợp vượt hạn mức chi nhánh cần có sự đồng ý của Hội sở. Bên cạnh đó, chi

mức thường xuyên chi nhánh cần có sự giải trình hoặc đề nghị Hội sở tăng hạn mức lên cho phù hợp.

Cần đảm bảo sự thường xuyên đối chiếu số liệu giao dịch giữa các bộ phận để kịp thời phát hiện những sai sót. Các giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng cần được lập sổ theo dõi trạng thái ngoại tệ riêng. Các giao dịch mua bán ngoại tệ cần được hạch toán kịp thời để phản ánh đúng trạng thái ngoại tệ phát sinh và việc lưu chứng từ gốc, in phiếu hạch toán, list cuối ngày phải tuân thủ các quy định của IVB trong từng thời kỳ. Trường hợp những hạch toán sai số tiền, loại ngoại tệ hoặc giao dịch ảnh hưởng đến thu nhập của IVB sẽ tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân.

Ngân hàng nên sớm đưa ra quy định về quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ chuẩn hóa theo các quy trình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế và trong nước. Đây sẽ là cơ sở cho việc nhận diện, đo lường, đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro tốt hơn. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc năm các quy trình liên quan đến kinh doanh và quản trị rủi ro ngoại tệ cần được rà sốt điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện nay việc đo lường tác động của rủi ro tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của IVB vẫn chưa thực hiện được. Nếu được ngân hàng nên đầu tư và sớm ứng dụng công cụ hiện đại để thực hiện mục tiêu trên.

Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro tỷ giá. Các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, các hoạt động mua bán ngoại tệ và các hoạt động khác liên quan đến ngoại tệ luôn đặt ngân hàng trong nguy cơ tiềm ẩn rủi ro bởi trạng thái ngoại hối của ngân hàng luôn khác không, đặt biệt khi tỷ giá biến động mạnh và thường xun. Chính vì vậy, IVB cần phát triển các sản phẩm phái sinh đáp ứng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá của khách hàng, đồng thời cũng ứng dụng ngày càng nhiều các công cụ phái sinh để bảo hiểm tỷ giá cho chính mình. Hiện nay các sản phẩm phái sinh trên thị trường liên NH được sử dụng còn rất hạn chế nên cũng khó khăn cho IVB trong việc tiếp cận học hỏi và phát triển nó. Nhưng hãy bắt đầu bằng việc tiếp cận với các giao dịch phái sinh đơn giản để có kinh nghiệm hoạt động cho quá trình phát triển về sau.

Hoạt động mua bán ngoại tệ của IVB chỉ dừng ở mức mua ngay bán ngay phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng là chủ yếu và lượng giao dịch so với thị trường là rất thấp, khơng có khả năng gây ảnh hưởng về giá trên thị trường nên tỷ giá mua bán thường chênh lệch nhiều. Để hạn chế yếu điểm này hoạt động TTQT và KDNT cần có sự phối hợp hỗ trợ cho nhau trong việc mua và bán ngoại tệ cho khách hàng. Đồng thời cần phải thành lập tổ nhóm nghiên cứu dự báo biến động để có chiến lược giá tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)