Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 73 - 80)

6. Cấu trúc bài nghiên cứu:

2.5 Nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh

doanh ngoại tệ tại ngân hàng Indovina

o Nhóm nhân tố chủ quan :

Cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin. IVB hiện đã trang bị một hệ thống xử lý giao dịch khá hiện đại so với mặt bằng chung của các ngân hàng trong nước. Nhờ đó mà các giao dịch được thực hiện nhanh chóng, an tồn và hiệu quả. Tuy nhiên vẫn chưa trang bị chương trình phịng chống rửa tiền trong TTQT cũng như hệ thống quản lý rủi ro trong KDNT. Những việc này vẫn đang được thực hiện một cách thủ công và đã dẫn đến khơng ít rủi ro trong thanh toán cũng như mua bán ngoại tệ. Chẳng hạn như giao dịch với các đối tượng, tổ chức trong danh sách cấm vận hay vì thiếu hệ thống cảnh báo sớm mà nhiều giao dịch mua bán ngoại tệ ngân hàng phải chịu lỗ do tỷ giá biến động. Ngân hàng vẫn chưa có những quy trình quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Chính vì vậy sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Ngân hàng hiện nay vẫn chưa xây dựng được mơ hình đánh giá độ nhạy cảm của tỷ giá đối với thu nhập. Các mức độ đánh giá rủi ro của ngân hàng đưa ra vẫn cịn chung chung khơng dễ dàng đánh giá

Qui mơ, hệ thống chi nhánh cịn hạn chế, phịng giao dịch ít. Việc này gây trở ngại rất nhiều cho hoạt động tìm kiếm khách hàng của IVB. Trong khi hiện nay có rất nhiều ngân hàng với hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch dày đặc, và họ sẵn sàng phục vụ khách hàng thuận tiện, mọi lúc mọi nơi

Là ngân hàng có nhiều năm hoạt động trên thị trường lại được sự hỗ trợ đào tạo từ phía ngân hàng mẹ Cathay Đài Loan nên IVB đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm hoạt động, kinh nghiệm quản lý góp phần làm giảm rủi ro nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, KDNT.

Môi trường làm việc tại IVB khá thân thiện. Cấp quản lý và cấp nhân viên có thể trao đổi với nhau rất cởi mở, tạo ra tâm lý làm việc thoải mái, giảm căng thẳng xung đột trong công việc. Điều này cũng góp phần làm giảm rủi ro nâng cao hiệu quả

hoạt động. Tuy nhiên cần giữ tinh thần trách nhiệm cao để tránh lơ là, thiếu xót gây ảnh hưởng đến công việc.

Tổ chức nhân sự của ngân hàng. Trình độ cán bộ của chi nhánh còn bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khó có khả năng cạnh tranh với ngân hàng nước ngồi hoặc ngân hàng đã có nhiều kinh nghiệm. Thiếu cán bộ giỏi ở chi nhánh, nhiều lãnh đạo ở các chi nhánh chưa thực sự am hiểu về hoạt động TTQT, KDNT nên chưa chú trọng điều hành và phát triển nghiệp vụ này, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng phát triển các nghiệp vụ TTQT, KDNT. Nhiều cán bộ trẻ chưa qua đào tạo lại hoặc đào tạo chưa chuyên sâu, chưa đạt tiêu chuẩn về chun mơn, ngoại ngữ, luật pháp quốc tế, vi tính do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, lúng túng khi xử lý nghiệp vụ, khả năng tư vấn cho khách hàng còn kém dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến cả ngân hàng và khách hàng. Chưa có chế độ khen thưởng rõ ràng, chưa có chính sách lơi kéo, thu hút những người có trình độ chun mơn cao về làm việc tại IVB, chưa chú trọng công tác đào tạo, kiểm tra trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ nhân viên. Hội sở chưa làm được công việc là thu thập những vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn giao dịch hàng ngày tại các chi nhánh để nghiên cứu rút ra hướng giải quyết hợp lý nhất, chỉ khi tình huống xảy ra thì mới liên hệ tìm hướng xử lý. Làm như vậy sẽ thể hiện sự không chuyên nghiệp trong nhận thức của khách hàng và gây mất niềm tin ở khách hàng, ảnh hưởng đến hình ảnh chung của ngân hàng. Các quy định, cơ chế quản lý, kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh đối ngoại nhìn chung chưa đầy đủ nên khả năng phát hiện kịp thời sai phạm và ngăn chặn rủi ro chưa tốt. Thường là khi xảy ra sự cố gì thì mới liên hệ bộ phận pháp chế tìm hướng xử lý khắc phục hậu quả.

Hoạt động Maketing yếu kém. Hình ảnh, thương hiệu của IVB trong nhận thức của khách hàng là rất thấp, nhiều người tại địa phương vẫn khơng biết sự có mặt của IVB trên thị trường mặc dù đã hoạt động trên 20 năm. Và thường có sự nhầm lẫn tên IVB với VIB, Indochina,… Khách hàng đến giao dịch tại IVB chưa thấy được

những ưu điểm lớn, khác biệt so với nhiều ngân hàng khác như dịch vụ nhanh chóng, nhân viên giao dịch thân thiện nhiệt tình có thể giao tiếp tốt tiếng anh và tiếng hoa, là sản phẩm liên doanh của NH United Đài Loan và Vietin Việt Nam nên có được sự hỗ trợ mạnh về vốn, kinh nghiệm hoạt động…IVB cần thay đổi nhận diện thương hiệu để thu hút sự chú ý của thị trường và tạo mối quan hệ tốt hơn cho việc phát triển kinh doanh chăm sóc khách hàng

Chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Ví dụ như tại ANZ, khách hàng của họ được phân làm 16 nhóm với những ưu đãi riêng cho mỗi nhóm. Cịn tại IVB, những khách hàng có quan hệ với cấp quản trị thì rất được quan tâm, những khách hàng khác dù có ngạch số giao dịch lớn thì cũng chưa được chủ động quan tâm đúng mực nếu khách hàng không đề nghị

Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung (như thẻ thanh tốn, thẻ tín dụng, thanh tốn trực tuyến…) và của hoạt động TTQT, KDNT nói riêng (như thanh tốn séc, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao sau…) đều chưa cao. Nhiều dịch vụ mà hầu hết các ngân hàng trong nước đã triển khai từ rất lâu nhưng IVB mới trong giai đoạn thử nghiệm. Chính sự chậm trễ này đã làm cho IVB trở nên ngày càng lu mờ và nằm ngoài danh sách lựa chọn giao dịch của khách hàng, hạn chế lượng khách hàng tìm đến IVB, ảnh hưởng đến hoạt động TTQT, KDNT.

Chính sách phí, giá của ngân hàng chưa được cạnh tranh cũng như chưa có sự rõ ràng. Mặc dù mức phí thanh tốn đã được điều chỉnh giảm tương đối nhiều và đồng đều nhưng vẫn còn cao so với nhiều ngân hàng khác và khi áp dụng cho một số đối tượng khách hàng lại cần ý kiến của cấp quản lý do có các mối quan hệ mà không được qui định cụ thể. Qui mô nhỏ, lượng mua bán ngoại tệ trên thị trường thấp, ln đứng ở vị trí là người nhận giá, khơng có khả năng làm giá, NH thường phải mua ngoại tệ từ thị trường liên NH với giá cao nên tỷ giá của NH thường khơng có tính cạnh tranh.

Hệ thống ngân hàng đại lý tuy đã phát triển về số lượng, nhưng mối quan hệ hợp tác chưa cao, do vậy các giao dịch thanh toán mua bán ngoại tệ qua đó vẫn chịu phí giá cao.

Hoạt động tài trợ thương mại như cho vay tài trợ XNK, bảo lãnh thanh toán L/C nhập khẩu, chiết khấu chứng từ chưa phát triển do hạn chế của cơ chế, quy định về điều kiện, thủ tục của IVB. Vì vậy việc mở rộng và tiếp thị khách hàng XNK rất khó khăn.

Trên đây là những nhân tố nếu quản lý tốt thì nó trở thành điểm mạnh, thúc đẩy hiệu quả hoạt động TTQT, ngược lại thì nó trở thành điểm yếu làm giảm hiệu quả hoạt động.

o Nhóm nhân tố khách quan:

Chính sách khuyến khích xuất khẩu chưa rõ ràng. Mặc dù kêu gọi hỗ trợ đầu tư cho xuất khẩu song Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, chưa chú trọng đến nghiên cứu thị trường nước ngoài, chưa biết liên kết các mối quan hệ, các tổ chức của nước ta ở các nước để nắm bắt kịp thời nhu cầu, thông tin về mặt hàng, ngành hàng của phía nước ngồi. Các thủ tục hành chính trong hoạt động XNK cịn rườm rà. Chưa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí. Chưa xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng khi tham gia hoạt động XNK. Một số văn bản của ngân hàng nhà nước quy định chưa cụ thể gây ra sự hiểu biết khác nhau giữa thực tế diễn ra tại các ngân hàng và thanh tra Ngân hàng Nhà nước dẫn đến áp dụng không thống nhất tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa hoàn thiện. Tính đến nay, thị trường ngoại tệ liên ngân đã có 86 thành viên giao dịch với doanh số và quy mô giao dịch ngày càng tăng.Tuy nhiên, doanh số các giao dịch trên thị trường này khá khiêm tốn, chưa phát huy được vai trò trung tâm của mình trên thị trường ngoại tệ Việt

là giao dịch giao ngay, các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi kỳ hạn dưới một năm.

Vai trò điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ, tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng của NHNN. Trong những năm gần đây vai trò này cịn mờ nhạt. Hiện nay, cơng cụ NHNN sử dụng chủ yếu để can thiệp trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hàng là dự trữ ngoại tệ quốc gia. Chính nguồn dự trữ ngoại tệ mỏng, không ổn định, qua nhiều tầng quản lý nên NHNN khơng thể thực hiện tốt vai trị của mình trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Sự tồn tại của “Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ” bên cạnh thị trường ngoại tệ chính thức cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng. Nó tác động tiêu cực tới cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Quy định về trạng thái ngoại tệ cuối ngày cho các NH chưa phù hợp. Thông tư số 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 đã giảm giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm từ +/-30% xuống còn +/- 20% vốn tự có nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động KDNT của các NH. Tuy nhiên điều này không mấy khách quan lắm khi áp dụng mặt bằng chung cho tất cả các NH, phần nào đó sẽ gây cản trở cho việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT của những NH có thế mạnh.

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Các NHTM ngày càng chú trọng vào dịch vụ TTQT, KDNT, cải tiến công nghệ, đưa ra các sản phẩm mới và thường xuyên tổ chức tiếp thị khuyến mại nhằm thu hút khách hàng có hoạt động TTQT mua bán ngoại tệ. Thị trường ngân hàng Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn, là một sân chơi cạnh tranh khốc liệt. Đầu tiên là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau. Và giữa khối ngân hàng trong nước và khối các ngân hàng nước ngoài. Hiện nay trên thị trường ngân hàng Việt Nam có 6 ngân hàng thương mại nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hầu hết các NH đều có hoạt động kinh doanh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng, Cần Thơ…với thị phần khá lớn thuộc về các ngân hàng thương mại nhà nước. Qui mô và vốn điều lệ của nhóm 6 ngân hàng thương mại nhà nước cũng lớn hơn nhiều lần so với hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần,

ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngày trước, các doanh nghiệp nhà nước thường giao dịch với các ngân hàng nhà nước, khối doanh nghiệp nước ngồi thì tìm đến các ngân hàng nước ngoài, khối doanh nghiệp trong nước thì tìm đến các ngân hàng thương mại trong nước, nhưng với tình hình cạnh tranh như hiện nay thì đối tượng khách hàng của các ngân hàng khơng cịn sự phân biệt lớn, bất kỳ phân khúc khách hàng nào có thể mang lại lợi nhuận thì ngân hàng đều có thể tiếp cận. Đặc biệt khi mà sản phẩm của các ngân hàng khơng có sự khác biệt rõ rệt thì cạnh tranh càng gây gắt.

Khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ về ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động TTQT, KDNT tại IVB. Hiện nay phổ biến tình trạng vốn tự có của doanh nghiệp ít nhưng chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rất lớn, doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, thiết bị bằng vốn đi vay đẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp không trả được nợ khi đến hạn thanh toán. Sự thiếu hiểu biết các thông lệ quốc tế, thiếu kinh nghiệm trong đàm phán, ký kết hợp đồng… đã làm cho các doanh nghiệp thua thiệt khi làm ăn với đối tác nước ngoài. Và khi có tranh chấp xảy ra thì chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, ngân hàng và các bên liên quan để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Khách hàng đến giao dịch với IVB chủ yếu là giao dịch giao ngay và đồng Đô la Mỹ chiếm ưu thế, các giao dịch phái sinh khơng có. Lượng khách hàng mỏng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ không đa dạng, thiếu hiểu biết về các công cụ phái sinh. Nhưng xét về bản thân ngân hàng là chưa có đủ năng lực để thực hiện các nghiệp vụ này. Đội ngũ nhân viên kinh doanh cịn trẻ chính vì vậy vẫn cịn thiếu những kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh và đầu tư, nhất là trên thị trường quốc tế. Nguồn nhân lực còn mỏng chưa thể bao phủ các nghiệp vụ kinh doanh, chưa thể sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của mọi khách hàng.

Kết luận chương 2:

Thơng qua việc phân tích số liệu và luận giải những vấn đề thực tế, chương 2 đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ tại IVB trong thời kỳ tình hình kinh tế khơng ổn định. Trong phần trình bày, với hệ thống tư liệu và số liệu phong phú đã nêu được những kết quả đạt được và hạn chế chủ yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT và KDNT của ngân hàng. Do vậy để góp phần phát triển hoạt động này của IVB hơn nữa, thì cần phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp ở chương 3.

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH

TOÁN QUỐC TẾ VÀ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG INDOVINA.

Hiện nay để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, Nhà nước đang chủ trương thực hiện chính sách ngoại thương theo hướng mở cửa, tăng cường hợp tác quốc tế, khuyến khích sản xuất xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế, góp phần tăng dự trữ ngoại hối. Thực hiện chính sách ngoại hối theo hướng tăng cường quản lý thị trường ngoại hối, đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn trên thị trường ngoại hối.

Để phù hợp với những chủ trương và định hướng phát triển chung của nền kinh tế, IVB cũng có những thay đổi để thích nghi. Khoảng đầu tháng 5/ 2013, khi IVB chuyển sang trụ sở mới cũng là thời điểm IVB thực hiện thay đổi định hướng kinh doanh và ra quyết định quảng bá rộng rãi thương hiệu, thay vì cứ tồn tại mà khơng ai biết đến như thời gian trước. Các giá trị mà thương hiệu IVB xây dựng dựa trên nền tảng chất lượng phục vụ và các mối quan hệ lâu bền với khách hàng là: minh bạch, an toàn, chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả. Và định vị thương hiệu cho IVB sẽ trở thành một Boutique bank-Ngân hàng chuyên biệt có quy mơ nhỏ nhưng chất lượng dịch vụ khách hàng cao, phát triển ổn định và vững chắc, lựa chọn khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 73 - 80)