Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 92 - 97)

6. Cấu trúc bài nghiên cứu:

3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước

Hoàn thiện các văn bản pháp luật theo hướng ngày càng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu thực tế. Đổi mới quy định về trạng thái ngoại hối cuối ngày cho các TCTD. Do thị trường ngoại tệ ln xảy ra tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu nên nếu dự trữ ngoại tệ thấp sẽ tạo ra tình trạng dư cung hay dư cầu cục bộ tạm thời, gây ách tắc trong khâu thanh toán quốc tế, tạo áp lực lên tỷ giá. Mặt khác, các TCTD được cấp phép cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế là khá nhiều nhưng thực tế chỉ có một vài ngân hàng có đủ điều kiện kinh doanh ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vì vậy, NHNN nên điều chỉnh tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày của các ngân hàng phù hợp hơn đáp ứng điều kiện thực tế kinh doanh của các ngân hàng, nên chăng xây dựng bảng chỉ tiêu xếp hạng các ngân hàng trên cơ sở đó đưa ra các quy định tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày tương xứng với quy mô của từng nhóm ngân hàng. Một số chỉ tiêu có thể tham khảo như: số năm hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực KDNT, kết quả hoạt động kinh doanh chung và KDNT, vốn tự có, trình độ của các nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, các biện pháp quản trị rủi ro của ngân hàng về mảng này, cơ sở vật chất của ngân hàng…

Quy định chặt chẽ hơn về quản lý ngoại hối . Do tỷ trọng sử dụng các loại ngoại tệ khác tại các ngân hàng cũng như nền kinh tế chưa phổ biến nên NHNN cho phép các TCTD được phép xác định tỷ giá.Tuy nhiên cần quy định cách tính cụ thể để tránh tình trạng đẩy tỷ giá lên quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực của thị

hoạt tạo điều kiện cho các ngân hàng trong kinh doanh ngoại tệ. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sử dụng đồng Đơ la Mỹ trong thanh tốn là chủ yếu nhưng tỷ giá VND/USD trong thời gian dài có xu hướng ổn định nên hầu hết các doanh nghiệp sử dụng giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay thay vì các cơng cụ phái sinh. Trong điều kiện nước ta không thể áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, vì vậy NHNN cần thay đổi chính sách tỷ giá theo hướng nới rộng biên độ tỷ giá và thường xuyên điều chỉnh biên độ này cho phù hợp với thị trường, điều này giúp đưa tỷ giá về sát giá trị thực của nó và tạo tính cạnh tranh giữa các NHTM trong việc đưa ra tỷ giá kinh doanh phù hợp. Bên cạnh đó, tỷgiá đưa ra cần biến động đủ để các doanh nghiệp quan tâm đến việc sử dụng các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển các sản phẩm phái sinh.

Tách rời sự neo buộc tỷ giá của VND vào USD để tiến đến gắn kết vào một “rổ tiền tệ” dựa trên tỷ trọng quan hệ thương mại và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc xem xét giá trị đồng Việt Nam trong mối tương quan với giá trị của các đồng tiền trên thế giới sẽ giúp NHNN đánh giá biến động của VND một cách khách quan và chính xác hơn, qua đó nâng cao tính linh hoạt của VND, góp phần đa dạng hóa quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia và góp phần hạn chế hiện tượng Đơ la hóa.

Hồn thiện các quy định về hoạt động và hạch toán kinh doanh ngoại tệ và TTQT. Những hạn chế trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT của các TCTD xuất phát khá nhiều từ các quy định của NHNN nên sớm muộn cần có sự bổ sung để việc tiến hành các giao dịch thuận lợi hơn.

Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các TCTD sẽ khơng thể hiệu quả nếu như chỉ có mơi trường pháp lý phù hợp, nó địi hỏi phải có sự phát triển đồng đều của các cơ sở hạ tầng trên nền tảng thị trường ngoại tệ, đặc biệt là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đẩy mạnh doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Để nâng cao doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, NHNN nên khuyến khích các ngân hàng thành viên tăng cường thực hiện các giao dịch với nhau. Muốn vậy NHNN phải nới

rộng biên độ tỷ giá nhằm thu hẹp chênh lệch tỷ giá giữa thị trường trong nước và quốc tế để thu hút các ngân hàng tham gia. Khi doanh số trên thị trường liên ngân hàng tăng lên thì tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng sẽ phản ánh sát cung cầu ngoại tệ của thị trường hơn.

Hiện nay, quản trị rủi ro đã và đang trở nên ngày càng quan trọng đối với các ngân hàng. Quản trị rủi ro ở đây không đơn thuần là việc đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro mà là một quá trình khá phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng hầu hết đang tự mị mẫm hoặc thơng qua các đối tác hỗ trợ để thực hiện công tác quản trị rủi ro, cho nên NHNN nên sớm có các quy định hướng dẫn theo các chuẩn mực quốc tế về vấn đề này để các ngân hàng có khung cơ sở đánh giá cho hoạt động quản trị rủi ro của mình.

Tăng cường vai trị của NHNN trong việc can thiệp trên thị trường ngoại tệ .Có nhiều biện pháp Nhà nước có thể sử dụng như: thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ; điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phản ánh sát cung cầu ngoại tệ thị trường ngoại hối trong nước; kết hợp các công cụ khác để hạn chế tác động bất lợi của thị trường tài chính - tiền tệ trong nước và quốc tế…Tuy nhiên, trong những trường hợp thúc bách thì NHNN phải có nguồn dự trữ ngoại tệ đủ mạnh thì mới có thể thực hiện tốt đước chức năng của mình. Thơng qua việc thực hiện chính sách ngoại hối theo hướng tự do hóa, từng bước xóa bỏ những hạn chế đối với tài khoản vãng lai, thanh toán quốc tế, mua bán đầu đư, chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp đối với các hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thuận lợi, nhờ đó nguồn thu ngoại tệ của quốc gia tăng lên đáng kể. Đồng thời khuyến khích các NHTM bán ngoại tệ thừa cho NHNN. Và điều không thể thiếu được là việc quản lý, đầu tư dự trữ ngoại hối Nhà nước linh hoạt thơng qua việc đa dạng hóa ngoại tệ nắm giữ (giảm tỷ trọng nắm giữ bằng đồng Đôla Mỹ, tăng tỷ trọng sử dụng các đồng tiền mạnh có tính chuyển đổi cao), các hình thức chiến lược đầu tư, kỳ hạn và đối tác đầu tư nhằm đảm vừa

ngoại hối. Hiện nay nguồn kiều hối và luồng đầu tư vào Việt Nam vẫn khá nhiều, Nhà nước cần giảm bớt hoặc xóa bỏ những rào cản hơn nữa trong các thủ tục giấy tờ, thuế… và có nhiều chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về trong nước cũng như tham gia các hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó, xây dựng những khuôn khổ hành lang pháp lý nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp nhằm tạo sự yên tâm cho các hoạt động của kiều bào…Điều này sẽ giúp thu hút thêm nhiều nguồn vốn cho phát triển kinh tế, đồng thời tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia.

Nhanh chóng đa dạng hóa và hồn thiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Các văn bản hiện nay tạo ra khá nhiều sự ràng buộc, chưa thực sự mở rộng cửa đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN nên sớm đưa ra những quy định chỉnh sửa phù hợp. Để thực hiện việc này, trước hết Nhà Nước cần nỗ lực để xây dựng Sở giao dịch đối với hợp đồng tương lai, ban hành các văn bản pháp lý đồng bộ trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đáp ứng được yêu cầu thực tế của thị trường Việt Nam. Và quan trọng nhất là phải xây dựng được một sàn giao dịch tập trung có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành có liên quan, tránh tình trạng thành lập các sàn riêng lẻ dẫn đến phân tán trong quản lý, khó khăn trong hoạt động và gây lãng phí nguồn lực như trường hợp của Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ (2002)…Tiếp theo Nhà Nước cần phải đầu tư hơn nữa để phát triển hàng hóa cho thị trường tương lai, cụ thể là thị trường ngoại hối và thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì hàng hóa trên thị trường tương lai cần đạt chuẩn về số lượng và thời gian, nên cần phải có sự tham khảo trước để đưa ra các sản phẩm chuẩn hóa với điều kiện Việt Nam. Hơn nữa thế thương mại điện tử cần được chú trọng để phục vụ cho hình thức giao dịch đặc thù này. Và điều khơng thể thiếu là nâng cao trình độ không chỉ cho các chuyên gia hoạt động trên thị trường này mà cả những nhà đầu tư để thị trường hoạt động thực sự có hiệu quả.

Từng bước xóa bỏ thị trường ngoại tệ khơng chính thức. Song song với việc phát triển thị trường ngoại tệ chính thức với việc thu hẹp dần tỷ giá giữa hai thị trường, đồng thời giảm bớt các thủ tục rườm rà trong việc mua bán ngoại tệ, mở

rộng các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường này cũng như nâng cao tỷ lệ nắm giữ ngoại tệ của các thành phần thích hợp trong từng thời gian. Bên cạnh đó, khuyến khích các cá nhân, các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho các TCTD. Và điều không thể thiếu được là tăng cường kiểm soát các giao dịch vãng lai và bắt buộc phải thực hiện qua các TCTD hoặc các tổ chức có chức năng tương tự, như vậy NHNN mới theo dõi được các luồng ngoại tệ ra vào thơng qua đó hạn chế nguồn cung cầu ngoại tệ trên thị trường khơng chính thức, làm giảm ảnh hưởng của thị trường ngầm đến thị trường ngoại tệ Việt Nam.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế và kDNT tại IVB trong bối cảnh gia nhập WTO. Kết hợp đồng bộ với các nhóm giải pháp phát triển khách hàng: hồn thiện qui trình nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao cơ sở vật chất cơng nghệ, thực hiện chính sách khách hàng...cũng như các kiến nghị về phía NHNN. Học viên hi vọng hoạt động KDNT và TTQT trong thời gian tới sẽ phát huy được thế mạnh vốn có và hạn chế được những bất cập còn tồn tại để vững vàng hơn trong thời kỳ khủng hoảng, góp phần vào sự phát triển của IVB cũng như kinh tế cả nước.

KÊT LUẬN CHUNG

Với mục tiêu ban đầu đặt ra cho bài nghiên cứu là gia tăng hiểu biết về họat động TTQT và KDNT của NHTM, đánh giá hiệu quả thực hiện của các hoạt động này, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, trường hợp áp dụng cụ thể là ngân hàng Indovina. Về cơ bản có thể nói bài luận đã đạt khá đầy đủ những mục tiêu đặt ra. Nhưng do hạn chế về thời gian cũng như khả năng tiếp cận tìm hiểu đi sâu mổ sẻ vấn đề nghiên cứu nên bài luận vẫn còn rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên với tất cả tâm huyết của mình, học viên hy vọng bài luận có thể góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của họat động TTQT và KDNT của ngành ngân hàng nói chung và IVB nói riêng. Ngân hàng sẽ xem xét lại vai trò cùa của hoạt động này và có chiến lược phát triển đúng đắn hơn, mang lại sự tăng trưởng ổn định, vững chắc, lâu dài, đảm bảo an toàn trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TNHH indovina (Trang 92 - 97)