Đánh gía thực trạng quản trị rủi ro họat động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 67 - 77)

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.2.3.1. Tổng hợp thực trạng quản trị rủi ro họat động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

a. Nhận diện rủi ro

Ngồi những rủi ro chung có thể xảy ra trong mọi phương thức thanh toán: rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức, … trong mỗi phương thức có những rủi ro đặc trưng sau:

Bảng 2.8 : Bảng tổng hợp các rủi ro họat động thanh toán quốc tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

Phương thức thanh tốn

Nhận dạng rủi ro Đánh gía tổn thất do rủi ro gây ra và mức độ nghiêm trọng của tổn thất

1. Phương thức chuyển tiền và nhờ thu trơn

-Rủi ro tín dụng -Khơng thu hồi đuợc nợ cho ngân hàng. -Ngân hàng có dư nợ xấu

-Mức độ nghiệm trọng của tổn thất: Xác suất xảy ra cao và tổn thất cao

2. Phương thức Nhờ thu kèm chứng từ

-Khi đóng vai trị ngân hàng chuyển chứng từ: Rủi ro tín dụng

-Khơng thu hồi đuợc nợ cho ngân hàng. -Ngân hàng có dư nợ xấu.

- Mức độ nghiệm trọng của tổn thất: Xác suất xảy ra cao và tổn thất cao

Khi đóng vai trị ngân hàng xuất trình: -Rủi ro tín dụng

-Rủi ro tác nghiệp

- Rủi ro tác nghiệp dẫn tới việc ảnh hưởng uy tín ngân hàng, và ngân hàng phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất do tác nghiệp. Mức độ nghiệm trọng của tổn thất: Xác suất xảy ra cao và tổn thất cao

3. Phương thức Tín dụng chứng từ

Khi đóng vai trị ngân hàng phát hành:

- Rủi ro tín dụng - Rủi ro quan hệ đại lý -Rủi ro tác nghiệp -Rủi ro đạo đức

- Không thu hồi đuợc nợ cho ngân hàng: xác suất xảy ra cao và tổn thất cao

-Ngân hàng có dư nợ xấu: xác suất xảy ra cao và tổn thất cao

-Ngân hàng phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp khi có rủi ro tác nghiệp, rủi ro

đạo đức hoặc rủi ro quan hệ đại lý

-Ảnh hưởng uy tín ngân hàng: : xác suất xảy ra cao và tổn thất thấp

Khi đóng vai trị ngân hàng được chỉ định: Rủi ro tín dụng

-Ngân hàng khơng địi đuợc tiền từ Ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu: xác suất xảy ra thấp và tổn thất cũng thấp

Khi đóng vai trị ngân hàng xác nhận:

-Rủi ro tín dụng. -Rủi ro tác nghiệp

-Ngân hàng khơng địi đuợc tiền từ Ngân hàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

-Mức độ nghiêm trọng của tổn thất: xác suất xảy ra thấp và tổn thất thấp

Khi đóng vai trị ngân hàng chiết khấu chứng từ: Rủi ro tín dụng

-Khi bộ chứng từ bị từ chối, Ngân hàng có thể không thu hồi được nợ và để phát sinh nợ xấu: xác suất xảy ra cao và tổn thất cao.

Hiệu quả của việc nhận diện rủi ro họat động TTQT phụ thuộc vào trình độ và tinh thần cảnh giác rủi ro của tất cả cán bộ TTQT và tín dụng. Bên cạnh phần lớn cán bộ TTQT có trình độ cao và tinh thần cảnh giác cao độ, hiện nay vẫn còn một số cán bộ do chủ quan mà chưa có tinh thần cảnh giác rủi ro cao độ trong nhiều tình huống dễ gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Nên cần phải có những giải pháp để nâng cao trình độ và tinh thần cảnh giác của những cán bộ này.

b. Đo lường rủi ro

Hàng năm, phòng Quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đều có văn bản đề nghị các chi nhánh thực hiện báo cáo về rủi ro họat động thanh toán quốc tế và những tổn thất mà từng chi nhánh đã gặp phải để tổng hợp lại và rút kinh nghiệm cho những năm sau.

c. Phòng chống rủi ro:

Phịng chống thơng qua việc thực hiện đúng quy định trong hoạt động thanh tốn quốc tế của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

Định kì thu thập và lưu trữ bài học từ những rủi ro và tổn thất của hoạt động thanh toán quốc tế đã xảy ra tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam, và tại những ngân hàng khác.

Định kì kiểm tra và thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp XNK.

Mở rộng quan hệ toàn diện với khách hàng để phân tán rủi ro nhằm giảm rủi ro của một nghiệp vụ vào một khách hàng.

Những giải pháp này cũng đã phần nào phát huy tác dụng phòng chống rủi ro cho ngân hàng nhưng những giải pháp này chưa thể tránh đuợc toàn bộ những rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy cần có thêm nhiều giải pháp nữa để phòng chống rủi ro hiệu quả nhất cho Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

2.2.3.2 Đánh gía cơng tác quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đặc biệt chú trọng và nâng cao cơng tác phịng ngừa rủi ro, và quản lý hiệu quả rủi ro thanh toán quốc tế:

-Thường xun bổ sung hồn chỉnh cơng tác phòng ngừa rủi ro. Chủ động nắm bắt thông tin thị trường, giá cả, biến động của từng ngành hàng, đặc biệt là diễn biến tăng giảm giá của một số mặt hàng XNK có liên quan đến lĩnh vực tín dụng tại SGDII - NHCTVN như tơm cá, dệt may, sắt thép, phân bón, hạt điều,… kịp thời cảnh báo đến các phịng nghiệp vụ để thận trọng hơn trong cơng tác tài trợ mở L/C nhập khẩu hay chiết khấu hàng xuất khẩu.

-Tăng cường lực lượng cán bộ làm cơng tác phịng ngừa rủi ro. Tuyển dụng những lao động có kinh nghiệm làm việc thực tế lâu năm tại các doanh nghiệp, nhạy bén trong cơng việc để có thể dự báo phịng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế một cách hiệu quả.

-Từng bước bổ sung hồn chỉnh và nâng cao Quy chế phịng ngừa rủi ro toàn diện trong nghiệp vụ thanh tốn quốc tế

-Củng cố, phân cơng và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lãnh đạo phòng trực tiếp phụ trách nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về thông tin 2 chiều theo đúng tinh thần của Ban lãnh đạo để phát huy hết vai trị của cơng tác thơng tin phịng ngừa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thanh tốn quốc tế.

-Xây dựng cho tồn thể cán bộ nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác thơng tin phịng ngừa rủi ro là cơng việc thường xuyên liên tục về hoạt động TTQT cũng như bất kỳ nghiệp vụ nào liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Quản lý chặt chẽ rủi ro thanh toán quốc tế nhưng vẫn không làm ảnh hưởng tới việc mở rộng thị trường khách hàng: thơng qua các biện pháp sau:

- Định kì kiểm tra và thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng để lựa chọn, mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, quy mơ lớn, có khả nặng cạnh tranh; đồng thời phát hiện kịp thời, theo dõi chặt chẽ đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, ngưng cho vay thanh toán XNK và tập trung thu hồi nợ.

sốt rủi ro tỷ giá. Khơng chỉ bằng quan hệ tín dụng mà cịn kết hợp đồng bộ các chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, phí dịch vụ cạnh tranh để các doanh nghiệp tập trung quan hệ Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Thực hiện chính sách mua bán ngoại tệ ưu tiên với khách hàng thanh tốn L/C xuất nhập khẩu qua Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Kiểm soát hiệu quả những rủi ro liên quan đến tỷ giá làm ảnh hưởng đến hoạt động thanh tốn quốc tế.

- Mở rộng quan hệ tồn diện với khách hàng để phân tán rủi ro nhằm giảm rủi ro của một nghiệp vụ vào một khách hàng; đồng thời giữ và thu hút khách hàng XNK thông qua dịch vụ thanh toán quốc tế, tài trợ xuất NK, dịch vụ thẩm định – cho vay, dịch vụ bảo lãnh thanh toán XNK, dịch vụ ngoại hối. Qua nhiều dịch vụ thanh tốn XNK được cung ứng mà cơng tác quản lý rủi ro đối với khách hàng đó hiệu quả hơn do biết được vị thế kinh doanh XNK của khách hàng, tiềm năng khách hàng và kinh nghiệm của khách hàng trong thanh tốn xuất nhập khẩu

b. Mặt hạn chế:

Vẫn cịn một số cán bộ chưa thực hiện đúng quy trình quản trị rủi ro hoạt động thanh tốn quốc tế do trình độ về thanh tốn quốc tế chưa vững hoặc cũng có thể do cố tình nhằm đạt chỉ tiêu ngân hàng và lợi ích riêng khác. Điều này gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động, uy tín của ngân hàng.

Nhiều chi nhánh vẫn chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của cơng tác quản trị rủi ro. Vì vậy chưa có sự đầu từ đúng mực cho cơng tác này và không tuân thủ đúng tinh thần mở rộng quan hệ khách hàng kết hợp chặt chẽ quản trị rủi ro. Mở rộng thị trường mà khơng quan tâm quản trị rủi ro thì sự phát triển này là sự phát triển không bền vững. Qua một thời gian cũng sẽ bộc lộ những mặt tiêu cực.

Trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và tác nghiệp chưa vững của cán bộ TTQT: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với hoạt động thanh toán XNK khá mạnh, phát sinh các họat động thanh toán quốc tế khá nhiếu, đa dạng và phức tạp. Hiện này đa số đội ngũ cán bộ Tài trợ thương mại của Ngân hàng TMCP Cơng Thương có trình độ vững nhưng

cũng không tránh khỏi 1 số trường hợp những cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm. Mà họat động thanh tốn quốc tế qua ngân hàng khá nhiều đòi hỏi nhân viên xử lý giao dịch phải có kinh nghiệm và chun mơn khá vững, nắm rõ quy trình nghiệp vụ cũng như các biện pháp phối hợp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu. Nếu sơ suất sẽ khơng thể phịng ngừa và ngăn chặn một số thanh toán khống hay xuất trình chứng từ giả mạo hay khơng có chứng từ gốc mà L/C u cầu. Cụ thể nếu việc kiểm tra chứng từ của ngân hàng do nhà xuất khẩu xuất trình thiếu sót, chủ quan, chưa tư vấn rõ ràng, chun mơn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ chưa vững nên đồng ý gửi bộ chứng từ địi tiền có sai sót hay chiết khấu bộ chứng từ có sai sót, sau khi thanh tốn trước cho người bán thì ngân hàng phát hành từ chối do bộ chứng từ sai sót.

Trình độ nghiệp vụ và tác nghiệp chưa vững của cán bộ tín dụng: Kiến thức về thanh tốn quốc tế của 1 số cán bộ tín dụng chưa vững nên họ có thể chấp nhận hồ sơ mở L/C nhập khẩu đối với trường hợp cam kết mở L/C bằng vốn vay gây nhiều rủi ro. Giao cho phòng tài trợ thương mại mở mới phát hiện ra, phải điều nghênh với khách hàng vừa mất thời gian vừa mất uy tín ngân hàng.

Họat động của ngân hàng: Tất cả L/C của các chi nhánh sau khi mở phải chuyển tới Phịng thanh tốn xuất nhập khẩu tại Hội sở NHCTVN để kiểm tra và phê duyệt. Mỗi ngày 1 chi nhánh có thể gửi lên phát hành 10 LC và 8 bảo lãnh, thanh toán 7 L/C. Đây là nguyên nhân tạo nên rủi ro uy tín hoặc bị khiếu kiện cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam do vi phạm hợp đồng mở L/C và thanh tốn L/C khơng đúng thời hạn.

Vẫn có trường hợp cán bộ ngân hàng chưa tư vấn tận tình làm cho doanh nghiệp bị tổn thất: Doanh nghiệp này truyền tai doanh nghiệp kia gây ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng. Việc cán bộ ngân hàng chưa tư vấn tận tình có nhiều ngun nhân: do trình độ nghiệp vụ chưa cao, kinh nghiệm chưa nhiều để nhận ra những rủi ro có thể có để tư vấn cho khách hàng hoặc do cán bộ chưa nhiệt tình trong cơng việc, do chưa có tinh thần cảnh giác rủi ro cao,…

Vẫn có tình trạng xảy ra tổn thất do khơng nắm rõ ngân hàng đối tác và quá tin tưởng vào ngân hàng đối tác:

o Ngân hàng đối tác bất chấp uy tín của mình, vì bảo vệ lợi ích khách hàng mà họ phục vụ đã từ chối thanh toán bộ chứng từ với những lỗi khơng xác đáng; trì hỗn, dây dưa thanh tốn hoặc viện lý do bộ chứng từ không hợp lệ để yêu cầu giảm giá hay không nhận hàng do hàng nhập khẩu về vì tình hình kinh tế biến động sẽ không bán được.

o Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, đa số các ngân hàng phục vụ vì lợi ích khách hàng nên có thể làm trái một số quy định gây rủi ro cho ngân hàng đối tác. Ví dụ, có thể cố ý sai sót trong địi tiền, xuất trình chứng từ giả mạo khi biết chứng từ đó là có dấu hiệu giả mạo…

Chưa quản lý đuợc nhiều các rủi ro xuất phát từ bên ngoài ngân hàng:

o Doanh nghiệp thiếu đạo đức: Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà khơng căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hố. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngồi của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ khơng có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và khơng bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành. Nếu L/C này được mở đảm bảo bằng vốn vay thì ngân hàng và nhà nhập khẩu cùng gặp nhiều tổn thất.

o Nhà NK cũng như nhà XK Việt Nam thường có vị thế không cao trong quan hệ mua bán nên thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc thanh tốn hay địi tiền. Trong việc mở L/C thì thường bị ép mở những L/C bất lợi cho chính họ và gây khó khăn cho chính ngân hàng thanh tốn.

o Ngun nhân gây rủi ro do thiếu thông tin. Năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cịn hạn chế, khả năng và trình độ để tiếp cận nguồn thơng tin của các đối tác cịn thiếu nên khơng thể xác định đối tác đó đang tin cậy hay khơng. Các doanh nghiệp vẫn cịn thiếu mối quan hệ cùng các đối tác nước ngoài.

o Nhà nhập khẩu còn một số hạn chế về hiểu biết nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn nên không lường hết được các rủi ro xảy ra cho mình. Đó là lý do mà khách hàng thường yêu cầu ngân hàng thực hiện một số việc gây nhiều rủi ro, như: chấp nhận mở L/C dựa trên hợp đồng không rõ ràng, không mua bảo hiểm để bảo vệ lơ hàng nhập khẩu vì sợ tốn phí, chấp nhận thanh tốn một chứng từ khơng đầy đủ, sơ sài mà không yêu cầu tu chỉnh ngay từ đầu, tìm hiểu đối tác khơng kỹ.

Những đánh gía về thực trạng quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, những mặt tốt và chưa tốt chính là cơ sở đề xuất ra những giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đi vào phân tích thực trang cơng tác quản trị rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam, từ đó cho thấy những điểm tích cực cần phát huy và cả những mặt chưa được cần cải thiện. Vì vậy chương 3 sẽ đề xuất những giải pháp nhằm quản trị rủi ro hoạt động thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM

Rủi ro trong họat động thanh tốn quốc tế rất đa dạng và khó lường. Chương 2 đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)