Mục tiêu định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 77)

rủi ro thanh tốn quốc tế của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam công bố ngày 12.07.2013, World Bank đánh giá mơi trường kinh tế vĩ mơ nhìn chung tương đối ổn định, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN.

Các cán cân đối ngoại được cải thiện. Xuất khẩu tăng ở mức cao nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu của khu vực trong nước giảm 7% trong năm 2012, cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu. Tuy nhiên Sức khỏe của các doanh nghiệp chưa phục hồi. Chỉ số Mua hàng của Nhà quản trị (PMI) vẫn nằm dưới mức 50 cho phần lớn năm 2012 và 2013 (PMI dưới ngưỡng 50 biểu thị sản xuất giảm sút).

Những báo cáo trên cho thấy, cơ hội phát triển của các doanh nghiệp rất lớn nhưng họ vẫn còn rất nhiều thử thách để vượt qua. Để chung tay cùng doanh nghiệp Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng đặt ra những định hướng phát triển phù

hợp tình hình và hỗ trợ hết mình cho các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể về quản trị rủi ro hoạt động thanh tốn quốc tế có những định hướng sau:

- Đảm bảo hoạt động TTQT nhanh chóng, an tồn, đủ sức cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.

- Phát triển thương hiệu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trên thương trường quốc tế: 1 ngân hàng có tiềm lực vũng mạnh, có uy tín trong hệ thống ngân hàng quốc tế .

- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tài trợ thanh toán xuất nhập khẩu hiệu quả - an toàn –bền vững qua các phương hướng:

o Tiếp tục đưa vào Hợp đồng tín dụng các nội dung cam kết tỷ lệ thanh toán xuất khấu, thanh toán nhập khẩu, mua bán ngoại tệ, tỷ lệ chuyển doanh thu qua Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – NHCTVN

o Đối với các doanh nghiệp mới, khi đặt quan hệ chính thức với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, điều kiện hợp tác là phải quan hệ tồn diện với Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

o Tiếp tục vận động các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thực hiện thanh tốn xuất khẩu qua Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và tăng doanh số, số dư tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam bằng các chính sách ưu đãi tiền gửi, tiền vay đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo giữ được khách hàng truyền thống và thu hút được khách hàng mới.

o Định kỳ tiến hành rà sốt các doanh nghiệp có hoạt động thanh tốn xuất nhập khẩu lớn, chưa quan hệ toàn diện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để vận động doanh nghiệp tập trung giao dịch với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

o Phịng Tài trợ Thương mại nghiên cứu trình Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về những vấn đề cịn vướng mắc trong cơ chế thanh tốn xuất nhập khẩu như: tỷ lệ ký quỹ, quy trình thực hiện mở L/C trả ngay,

trả chậm, quy trình chiết khấu… nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quan hệ tồn diện với Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

o Rà sốt doanh nghiệp đang quan hệ tín dụng, đánh giá mức độ quan hệ toàn diện để đề xuất ưu đãi hợp lý về lãi suất vay, phí thanh tốn, tỷ lệ ký quỹ mở L/C… đối với từng doanh nghiệp.

Trong các định hướng trên, định hướng an tồn ln được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ưu tiên và chú trọng, vì vậy cơng tác quản lý rủi ro thanh tốn quốc tế luôn được quan tâm hàng đầu. Các giải pháp được đề xuất sau đây nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam:

3.2 Đề xuất các giải pháp hồn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

3.2.1 Giải pháp hồn thiện công tác nhận dạng rủi ro

Việc nhận dạng đuợc rủi ro là cơng việc cực kì quan trọng. Vì phải nhận diện ra đuợc rủi ro thì mới có thể có biện pháp phòng chống chúng. Để việc nhận diện rủi ro đuợc nâng cao, cần thực hiện những biện pháp sau:

-Nâng cao tinh thần cảnh giác rủi ro cho toàn thể cán bộ thanh tốn quốc tế và tín dụng thơng qua việc

Tổ chức các buổi hội thảo về rủi ro thanh toán quốc tế, tại đây sẽ giới thiệu những trường hợp rủi ro điển hình trong những năm qua xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và cả những ngân hàng khác, cùng nhau thảo luận về nguyên nhân gây nên rủi ro và rút ra những kinh nghiệm phòng chống cho bản thân.

Ban lãnh đạo thường xuyên nhắc nhở cán bộ phải ln có tinh thần cảnh giác cao độ, ngay cả những đối tác quen thuộc.

Định kỳ khen thưởng những tấm gương ngân hàng có tinh thần cảnh giác tốt, nhận dạng được rủi ro chính và giúp ngân hàng tránh được những rủi ro.

3.2.2 Các giải pháp hòan thiện việc phòng chống rủi ro: 3.2.2.1 Quản lý rủi ro tỷ giá

Rủi ro tỷ giá hối đoái là dạng rủi ro xuất hiện khi ngân hàng tiến hành các giao dịch trên thị trường ngoại hối hay khi tỷ giá thay đổi làm thay đổi giá trị tài sản bằng ngoại tệ của ngân hàng.

Tiềm ẩn là đặc điểm cần lưu ý trong rủi ro về tỷ giá. Điều này có nghĩa là với trình độ và phương pháp quản lý rủi ro không phù hợp với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng vẫn có thể hoạt động bình thường và thậm chí có lãi trong điều kiện thị trường bình thường, thuận lợi. Chỉ đến khi tỷ giá biến động bất lợi, thị trường có nhiều biến động mới thể hiện rõ.

Giá trị chịu rủi ro (VAR – Value At Risk): là tổn thất dự kiến của ngân hàng đối với những biến động về tỷ giá. Hạn mức giá trị chịu rủi ro là mức tổn thất dự kiến tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng được.

Giá trị chịu rủi ro = Trạng thái ngoại hối × Độ biến động dự tính của tỷ giá × Tỷgiá đóng cửa

Để hạn chế ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái cho ngân hàng và doanh nghiệp, ngân hàng có thể tư vấn cho các doanh nghiệp sử dụng các biện pháp sau trong hoạt động thanh toán quốc tế:

a. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng kỳ hạn là một cơng cụ có thể giúp ngân hàng tránh được rủi ro tỷ giá nhờ tỷ giá mua hoặc bán trong hợp đồng này được xác định trước và cố định.

Bằng cách này, ngân hàng thương mại sẽ thoả thuận với công ty tỷ giá mua bán kỳ hạn cố định biết trước. Vì vậy hạn chế được rủi ro biến động tỷ giá

b. Sử dụng hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là dạng hợp đồng kết hợp giữa hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn giữa hai thời điểm thoả thuận và đáo hạn. Do vậy, nếu hợp đồng kỳ hạn có thể sử dụng như một cơng cụ ngừa rủi ro tỷ giá thì hợp đồng hốn đổi cũng có thể sử dụng được

như là một cơng cụ ngừa rủi ro tỷ giá. Cách thức vận dụng và thực hiện cũng tương tự như trong trường hợp sử dụng hợp đồng kỳ hạn.

c. Sử dụng hợp đồng quyền chọn

Về cơ bản có hai loại hợp đồng quyền chọn (options) trên thị trường ngoại hối: quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Quyền chọn mua là một tài sản tài chính cho phép ngừời mua nó có quyền, nhưng khơng bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong một thời hạn nhất định. Quyền chọn bán là một tài sản tài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng khơng bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong một thời hạn nhất định.

Tỷ giá cố định biết trước gọi là tỷ giá thực hiện, tức là tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền chọn thực hiện quyền của họ. Thời hạn nhất định tính từ lúc mua quyền chọn cho đến khi quyền chọn hết hạn gọi là thời hạn của quyền chọn. Để có quyền chọn người ta phải mua. Số tiền người mua phải bỏ ra để có được quyền chọn gọi là chi phí mua quyền chọn.

Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối cũng có thể sử dụng như một cơng cụ ngừa rùi ro tỷ giá.

d. Sử dụng thị trường tiền tệ

Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.

Để minh họa cách thức sử dụng thị trường tiền tệ như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá, xem xét trường hợp của Tradoco.

Ngày 18/11/2012 công ty Tratoco đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000USD.

Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 18/05/2013 tức là sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 20.890 – 93 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán (18/05/2013) chưa biết, do đó, hợp đồng xuất khẩu này chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Để tránh rủi ro tỷ giá Tratoco quyết định sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Muốn vậy Tratoco tìm hiểu thêm lãi suất trên thị trường và được biết lãi suất vay kỳ hạn 6 tháng của USD là 2.5 – 3.5 và VND là 0,60 – 0,75 trên thị trường tiền tệ TP.HCM. Tratoco sợ rằng sáu tháng sau USD xuống giá nên quyết định bán USD ngay bây giờ. Nhưng bây giờ hợp đồng xuất khẩu chưa đến hạn thanh tốn nên chưa có USD để bán, do đó, Tratoco tiến hành vay USD rồi đem bán ra thị trường. Các giao dịch có thểm tóm tắt như sau:

Ngày 18/11/2012:

• Vay USD trong thời hạn 6 tháng: Số tiền vay bằng PV(200.000) = 200.000/(1+ 0,035 x 6/12) = 196.560USD

• Bán 196.560USD vừa vay được 196.560 x 20,890 = 4.106.138.400VND • Đây chính là doanh thu xuất khẩu quy ra VND của cơng ty. Cơng ty có thể sử dụng cho mục đích kinh doanh sinh lợi hoặc ít nhất gửi ngân hàng lấy lãi suất tối thiểu 0,60%/tháng.

Ngày đáo hạn 18/05/2013:

Mặc dù ngày đáo hạn bây giờ chưa xảy ra nhưng cơng ty có thể biết chắc trước được vào ngày này cơng ty sẽ:

• Thu nợ từ hợp đồng xuất khẩu 200.000USD (người nhập mở L/C qua ngân hàng có uy tín).

• Sử dụng số USD này thanh toán nợ vay cả gốc và lãi lúc đáo hạn: 196.560(1+ 0,035 x 6/12) = 200.000USD

• Thu nợ số VND từ hoạt động đầu tư hoặc gửi ngân hàng cả gốc và lãi là 4.106.138.400VND (1 + 0,006 x 6) = 4.253.959.382VND.

Như vậy bằng các giao dịch vay muợn và mua bán trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, Tratoco biết chắc được mình sẽ thu được bao nhiêu VND từ hợp đồng xuất khẩu, do đó, tránh được rủi ro sự biến động của tỷ giá.

3.2.2.2 Bảo hiểm tài trợ xuất khẩu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- NHCTVN tư vấn và đưa vào sử dụng bảo hiểm thanh toán hàng xuất khẩu (Export Credit Insurance). Hợp đồng bảo hiểm này sẽ bồi hoàn các khoản thiệt hại (losses) phát sinh từ việc bên mua mất khả năng thanh toán (insolvency of the buyer), hoặc việc bên mua đã nhận hàng nhưng khơng thanh tốn, hoặc bên mua từ chối nhận hàng .

Có thể nói tổ chức bảo hiểm tài trợ xuất khẩu là đối tác với ngân hàng vì trên phương diện bảo hiểm tài trợ xuất khẩu, quan hệ nhà nhập khẩu bảo hiểm với nhà xuất khẩu bảo hiểm thì ngân hàng có thể là người có thế quyền của bên thứ 3 thay mặt cho nhà xuất khẩu truy đòi số tiền do nhà nhập khẩu khơng thanh tốn do rủi ro về chính trị hoặc rủi ro về thương mại. Bảo hiểm tín dụng được xem như là cơng cụ bảo đảm tiền vay đồng thời là công cụ quản lý rủi ro hiệu quả của ngân hàng.

Triển khai tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:

- Phải đánh giá được nhu cầu và triển vọng của bảo hiểm tài trợ xuất khẩu. Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ thăm dị ý kiến của các khách hàng, đồng thời tìm hiểu, phân loại và phân tích cơ cấu thị trường bảo hiểm, hình thức thanh tốn, cơ cấu nguồn vốn, khả năng sẵn sàng nguồn vốn của nền kinh tế cũng như nhu cầu của khách hàng đối với ngân hàng.

- Phải nắm rõ các chiến lược xuất khẩu trong từng thời kỳ. Có làm rõ được những điều này mới khoanh vùng phát triển bảo hiểm tài trợ xuất khẩu. Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam-NHCTVN phải tính đến quy mơ xuất khẩu của quốc gia; số lượng và tỷ lệ những giao dịch được thanh toán bằng L/C; số lượng bộ chứng từ được chiết khấu; số lượng, khả năng của những quỹ bảo hiểm ngân hàng. Nói một cách tổng quát những giao dịch được thanh tốn bằng L/C phần lớn khơng cần bảo hiểm chỉ bảo hiểm trong các trường hợp L/C trả chậm, L/C phát hành từ những nước có nền kinh tế và tài chính khơng ổn định, xuất khẩu sang thị trường mới.

Để tránh những rủi ro thông tin và quan hệ đại lý ảnh hưởng đến các phương thức TTQT, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam cần có một số biện pháp như sau:

- Thường xuyên cung cấp cho toàn bộ cán bộ TTQT bảng đánh giá xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng và bảng đánh giá xếp hạng rủi ro quốc gia mới nhất của các nước trên thế giới (nguồn thông tin từ tạp chí: Euromoney, Institutional Investor, …) ; Địa chỉ truy cập trên mạng Internet của những tố chức có uy tín để nắm thơng tin : trang Web của OFAC (Văn phòng Quản lý tài sản nước ngồi thuộc Bộ Tài Chính Mỹ) http://www.treas.gov/offices/enforcement/ofac/sanctions.,www.moodys.com

- Cung cấp cho cán bộ danh sách các nước bị Mỹ cấm vận trong thanh toán từng thời kỳ. Không tài trợ cho các hợp đồng mua bán ký kết của khách hàng với đối tác ở những quốc gia này.

- Định kỳ có những cơng văn cảnh báo về những ngân hàng khơng có uy tín trong quan hệ với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

3.2.2.4 Đặt ra các chương trình mở rộng thị trường với tiêu chí an tồn

Trong thời buổi cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt hiện nay, cán bộ ngân hàng phải chịu chỉ tiêu khá lớn. Vì vậy, để chạy theo chỉ tiêu những cán bộ này có thể bỏ qua những điều khoản quan trọng, gây rủi ro cho ngân hàng. Nên việc mở rộng thị trường phải ln gắn liền tiêu chí an tồn. Sau đây là một số giải pháp tiếp thị an toàn:

- Tập trung tiếp thị các khách hàng lớn thuộc các ngành hàng có kim ngạch XNK hàng đầu, có uy tín và mức độ rủi ro được đánh giá là thấp của từng thời kì

- Cung ứng dịch vụ XNK trọn gói cho khách hàng để kiểm sốt tồn diện và tốt các rủi ro: tiến hành ký kết hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp dịch vụ Logistics (như Công ty vận chuyển/Đại lý hang tàu/Đại lý giao nhận hàng hóa), cơng ty bảo hiểm và cơng ty tư vấn để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ liên quan đến XNK hàng hóa. Trong đó, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam sẽ thực hiện công việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng về nghiệp vụ chứng từ, như: phát hành L/C, thanh tốn XNK theo hình thức nhờ thu qua ngân hàng, phát hành bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh nộp thuế), lập/thu thập chứng từ theo quy định trên L/C – L/G (Letter of Guarantee) để gửi đi thanh

toán – Doanh nghiệp dịch vụ Logistics và công ty tư vấn sẽ thực hiện cung cấp cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 77)