Bảo hiểm tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 83)

3.2 Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro thanh toán quốc tế

3.2.2.2 Bảo hiểm tài trợ xuất khẩu

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- NHCTVN tư vấn và đưa vào sử dụng bảo hiểm thanh toán hàng xuất khẩu (Export Credit Insurance). Hợp đồng bảo hiểm này sẽ bồi hoàn các khoản thiệt hại (losses) phát sinh từ việc bên mua mất khả năng thanh toán (insolvency of the buyer), hoặc việc bên mua đã nhận hàng nhưng khơng thanh tốn, hoặc bên mua từ chối nhận hàng .

Có thể nói tổ chức bảo hiểm tài trợ xuất khẩu là đối tác với ngân hàng vì trên phương diện bảo hiểm tài trợ xuất khẩu, quan hệ nhà nhập khẩu bảo hiểm với nhà xuất khẩu bảo hiểm thì ngân hàng có thể là người có thế quyền của bên thứ 3 thay mặt cho nhà xuất khẩu truy đòi số tiền do nhà nhập khẩu khơng thanh tốn do rủi ro về chính trị hoặc rủi ro về thương mại. Bảo hiểm tín dụng được xem như là cơng cụ bảo đảm tiền vay đồng thời là công cụ quản lý rủi ro hiệu quả của ngân hàng.

Triển khai tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam:

- Phải đánh giá được nhu cầu và triển vọng của bảo hiểm tài trợ xuất khẩu. Điều này có nghĩa là ngân hàng sẽ thăm dị ý kiến của các khách hàng, đồng thời tìm hiểu, phân loại và phân tích cơ cấu thị trường bảo hiểm, hình thức thanh tốn, cơ cấu nguồn vốn, khả năng sẵn sàng nguồn vốn của nền kinh tế cũng như nhu cầu của khách hàng đối với ngân hàng.

- Phải nắm rõ các chiến lược xuất khẩu trong từng thời kỳ. Có làm rõ được những điều này mới khoanh vùng phát triển bảo hiểm tài trợ xuất khẩu. Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam-NHCTVN phải tính đến quy mô xuất khẩu của quốc gia; số lượng và tỷ lệ những giao dịch được thanh toán bằng L/C; số lượng bộ chứng từ được chiết khấu; số lượng, khả năng của những quỹ bảo hiểm ngân hàng. Nói một cách tổng quát những giao dịch được thanh tốn bằng L/C phần lớn khơng cần bảo hiểm chỉ bảo hiểm trong các trường hợp L/C trả chậm, L/C phát hành từ những nước có nền kinh tế và tài chính khơng ổn định, xuất khẩu sang thị trường mới.

Để tránh những rủi ro thông tin và quan hệ đại lý ảnh hưởng đến các phương thức TTQT, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần có một số biện pháp như sau:

- Thường xuyên cung cấp cho toàn bộ cán bộ TTQT bảng đánh giá xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng và bảng đánh giá xếp hạng rủi ro quốc gia mới nhất của các nước trên thế giới (nguồn thông tin từ tạp chí: Euromoney, Institutional Investor, …) ; Địa chỉ truy cập trên mạng Internet của những tố chức có uy tín để nắm thơng tin : trang Web của OFAC (Văn phòng Quản lý tài sản nước ngồi thuộc Bộ Tài Chính Mỹ) http://www.treas.gov/offices/enforcement/ofac/sanctions.,www.moodys.com

- Cung cấp cho cán bộ danh sách các nước bị Mỹ cấm vận trong thanh tốn từng thời kỳ. Khơng tài trợ cho các hợp đồng mua bán ký kết của khách hàng với đối tác ở những quốc gia này.

- Định kỳ có những cơng văn cảnh báo về những ngân hàng khơng có uy tín trong quan hệ với Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam.

3.2.2.4 Đặt ra các chương trình mở rộng thị trường với tiêu chí an tồn

Trong thời buổi cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt hiện nay, cán bộ ngân hàng phải chịu chỉ tiêu khá lớn. Vì vậy, để chạy theo chỉ tiêu những cán bộ này có thể bỏ qua những điều khoản quan trọng, gây rủi ro cho ngân hàng. Nên việc mở rộng thị trường phải ln gắn liền tiêu chí an tồn. Sau đây là một số giải pháp tiếp thị an toàn:

- Tập trung tiếp thị các khách hàng lớn thuộc các ngành hàng có kim ngạch XNK hàng đầu, có uy tín và mức độ rủi ro được đánh giá là thấp của từng thời kì

- Cung ứng dịch vụ XNK trọn gói cho khách hàng để kiểm sốt tồn diện và tốt các rủi ro: tiến hành ký kết hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp dịch vụ Logistics (như Công ty vận chuyển/Đại lý hang tàu/Đại lý giao nhận hàng hóa), cơng ty bảo hiểm và cơng ty tư vấn để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ liên quan đến XNK hàng hóa. Trong đó, Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam sẽ thực hiện công việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng về nghiệp vụ chứng từ, như: phát hành L/C, thanh tốn XNK theo hình thức nhờ thu qua ngân hàng, phát hành bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh nộp thuế), lập/thu thập chứng từ theo quy định trên L/C – L/G (Letter of Guarantee) để gửi đi thanh

toán – Doanh nghiệp dịch vụ Logistics và công ty tư vấn sẽ thực hiện cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tư vấn về thuế, … khai báo hải quan (bao gồm cả lập chứng từ khai báo phù hợp), giao nhận hàng, bốc xếp – vận chuyển hàng hóa, cho thuê kho bãi hoặc vận chuyển hàng hóa từ kho người bán đến kho người mua (dịch vụ door to door) – Công ty bảo hiểm thực hiện tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm hàng hóa XNK đúng theo Hợp đồng kinh tế đã ký.

- Nâng cao quy mô hoạt động thanh tốn của các doanh nghiệp cũ thơng qua việc thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng được vay tín chấp, khách hàng cóthanh tốn L/C và chứng từ Nhờ thu XK thường xuyên qua Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Thành lập quỹ phịng ngừa rủi ro thanh tốn quốc tế: Quỹ phòng ngừa rủi ro thanh tốn quốc tế lập tại Hội sở chính. Nguồn hình thành có thể trích lập từ quỹ dự phịng rủi ro chung, hoặc do các chi nhánh đóng góp với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở doanh số hoạt động thanh tốn quốc tế của từng chi nhánh. Khi có những rủi ro phát sinh, chi nhánh có thể đề nghị trích quỹ phịng ngừa rủi ro để bù đáp các thiệt hại phát sinh.

Đối với ngân hàng đại lý, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần thường xuyên tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động thanh toán quốc tế, đánh giá, cập nhật định kỳ các thông tin về ngân hàng đại lý để tránh những rủi ro khơng đáng có.

Rà sốt lại quy chế quy trình thường xun và có kết hợp học hỏi, so sánh với

các ngân hàng bạn để có những điều chỉnh hợp lý, cạnh tranh và phát hiện những rủi ro mà Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chưa thấy; sửa đổi quy trình TTQT của từng phương thức TTQT đảm bảo đúng chuẩn mực quốc tế về nghiệp vụ TTQT, đúng chuẩn mực ISO. Đồng thời, phát triển các dịch vụ kèm theo, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tư vấn tốt cho khách hàng;

Nắm chắc tiến trình hội nhập của kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, chuẩn bị đủ điều kiện, đảm bảo an tồn thanh tốn khi các doanh nghiệp hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu.

Tăng cường hoạt động phối hợp, liên kết, trao đổi thông tin trong và ngoài nước đảm bảo an tồn trong hoạt động thanh tốn quốc tế.

3.2.2.5 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động thanh toán quốc tế

Một trong những nguyên nhân lớn gây nên rủi ro TTQT là do chính trình độ của cán bộ ngân hàng. Do vậy, biện pháp tốt nhất là tăng cường đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho TTQT:

- Đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ. Kiến thức về thanh tốn quốc tế rất rộng lớn, không chỉ cần hiểu rõ về các phương thức của thanh tốn quốc tế, mà cịn cần biết sâu rộng về pháp lý, văn hóa, kinh tế, chính trị, về tập quán thương mại các nước. Môi trường pháp lý thường khá phức tạp mà lại không rõ ràng. Để tránh những vi phạm pháp luật ngoài mong muốn, cần có sự am hiểu nhất định về những cơng ước, điều ước quốc tế, luật pháp trong và ngồi nước. Văn hóa, tập qn của các nước cũng vơ cùng quan trọng, nếu khơng có sự hiểu biết này để tư vấn cho khách hàng, có thể làm mất đối tác nước ngoài. Ngoài ra, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa, phong tục tập quán của họ sẽ góp phần làm mối quan hệ mua bán trở nên bền vững và dễ dàng hơn rất nhiều. Vì vậy cán bộ TTQT cần biết tất cả những điều này Có vậy mới có thể tránh được những rủi ro mn hình mn vẻ của hoạt động thanh tốn quốc tế và tư vấn cho các doanh nghiệp.

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ. Ngôn ngữ là cầu nối cơ bản; quan trọng nhất trong giao tiếp, cũng là nguyên nhân gây ra sự bất đồng, những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh. Nâng cao trình độ ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc cho các nhà quản trị và nhân viên TTQT để xâm nhập thị trường quốc tế.

- Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học. Tin học là trợ thủ đắc lực, là phương tiện để nhà quản trị tiếp cận với thị trường quốc tế. Bản thân tin học giúp các doanh nghiệp xử lý nhanh chóng những thơng tin phức tạp trước khi có quyết định chính thức về phương án kinh doanh.

- Giáo dục về phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng về nghệ thuật kinh doanh. Phẩm chất là sự nhiệt tình, làm việc qn mình. Đạo đức là tơn trọng pháp luật trong mọi hồn cảnh, vì lợi ích chung khơng tư lợi. Nghệ thuật kinh doanh là sự khéo léo vận

dụng kiến thức và thuật kinh doanh vào từng trường hợp cụ thể đạt hiệu quả tốt. Tăng trưởng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, nhân viên thanh tốn quốc tế, có kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có tâm huyết với nghề; sàng lọc và kiểm soát cán bộ, nhân viên để giảm rủi ro về đạo đức; thu hút, đãi ngộ cán bộ, nhân viên giỏi; học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ, quy trình xuất nhập khẩu của NHCTVN và các ngân hàng hàng đầu trên địa bàn; nghiên cứu thị trường, chính sách, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại là đối thủ cạnh tranh, … để hoàn thiện đề xuất, đóng góp, hồn thiện, giảm rủi ro trong quy trình nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng tư vấn, xử lý nghiệp vụ thanh tốn xuất nhập khẩu nhanh chóng, khắc phục rủi ro chuyên môn và phục vụ thỏa mãn mọi nhu cầu ngày một cao và đa dạng của khách hàng xuất nhập khẩu.

Ngịai ra cũng cần phải đào tạo trình độ tư vấn cho đội ngũ cán bộ đặc biệt đội nghũ cán bộ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm tư vấn. Vì tư vấn khơng chu đáo, tận tình cũng là một trong các nguyên nhân gây nên rủi ro cho ngân hàng, khi ngân hàng tư vấn không chu đáo, không đầy đủ cho doanh nghiệp. Khi xảy ra tổn thất cho doanh nghiệp thì ngân hàng cũng phải chịu.

3.2.2.6 Đảm bảo việc cán bộ tn thủ đúng quy trình của thanh tốn quốctế: tế:

Hiện nay vẫn cịn nhiều chi nhánh chưa có tổ thanh tốn quốc tế để chuyên trách họat động thanh tốn quốc tế, mà vẫn có tình trạng lãnh đạo phịng tín dụng kiêm quản lý mảng thanh tốn quốc tế. Việc này có khả năng dẫn tới việc lãnh đạo phịng tín dụng khơng nắm rõ quy trình, quy định của họat động thanh tốn quốc tế nên khơng kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện đúng quy trình quy định của cán bộ, từ đó khơng nhận diện đuợc rủi ro để phịng chống.

Vì vậy, cần thiết phải thành lập phịng thanh tốn quốc tế hoặc tổ thanh tốn quốc tế, có lãnh đạo nắm rõ và sâu về thanh tốn quốc tế. Có vậy mới có thể đảm bảo cán bộ của mình thực hiện đúng quy trình, quy định và quản lý đuợc rủi ro thanh toán quốc tế.

Định kỳ tổ chức các kỳ thi kiểm tra sự nắm bắt quy trình quy định thanh tốn quốc tế của lãnh đạo và cán bộ, vừa để kiểm tra vừa để cán bộ có dịp ơn luyện kiến thức của mình chắc chắn hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong thời buổi nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội và cả những thách thức hiện nay, để hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng phát triển bền vững phải chú trọng hàng đầu cơng tác quản trị rủi ro. Vì vậy chương 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công Thương Viêt Nam. Trên cơ sở biết được rủi ro và quản trị rủi ro, ngân hàng mới có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững khơng chỉ thanh tốn quốc tế mà phát triển cả những hoạt động khác để trở nên vững mạnh.

KẾT LUẬN

Hoạt động thanh toán quốc tế hiện nay tại Việt Nam đã rất phát triển. Hoạt động này giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngồi, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngồi.

Ngân hàng TMCP Cơng Thương cũng nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động thanh tốn quốc tế và có sự đầu tư phát triển hoạt động này. Tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng TMCP Công Thương luôn xem trọng việc quản trị rủi ro hoạt động thanh tốn quốc tế. Vì vậy hoạt động thanh tốn quốc tế của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam mới có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực trong quản trị rủi ro hoạt động thanh tốn quốc tế, vẫn cịn những mặt chưa được. Luận văn đã phân tích những mặt tích cực và những mặt cịn hạn chế để từ đó có những giải pháp hồn thiện cơng tác quản trị rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bền vững.

1. Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2008,2009,2010,2011,2012.

2. Đinh Xuân Trình và Đặng Thị Nhàn “Thanh toán quốc tế” ,1996 Nhà xuất bản Khoa học.

3. Nguyễn Văn Tiến,“Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”,2010Nhàxuất bảnThốngkê.

4. Phan Thị Thu Hà,“Quản trị ngân hàng thương mại.”, 2009 Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

5. Quy định nghiệp vụ thư tín dụng trả ngay của Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam, 2009.

6. Quy định nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2009.

7. Quy định nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2011

8. Trần Hồng Ngân “Thanh tốn quốc tế”, 2007 Nhà xuất bản thống kê. 9. Hệ thống tổ chức Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam,

của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam

1. Phân tích, đánh giá rủi ro giao dịch L/C.

Ngân hàng mở L/C căn cứ vào các yếu tố rủi ro, dấu hiệu phát hiện rủi ro để đánh giá rủi ro giao dịch L/C của khách hàng, đánh giá khả năng kiểm soát rủi ro để xác định mức ký quỹ cho phù hợp (tham khảo nội dung bảng phân tích rủi ro dưới đây)

STT Yếu tố rủi ro Dấu hiệu phát hiện rủi ro

1 Rủi ro quốc gia và rủi ro thị trường nước xuất khẩu

- Mức độ bất ổn định về chính trị, kinh tế như chiến tranh, tính trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế/chính trị, cấm vận… - Sự thay đổi bất thường về chính sách: áp đặt, gia tăng thuế phí đối

với mặt hàng xuất khẩu…

- Thị trường các nước xuất khẩu có độ tín nhiệm khơng cao về đảm bảo chất lượng hàng hóa và tư cách đối tác: Trung Đơng,…

2 Rủi ro hàng

hóa - Hàng hóa mua bán có phải là mặt hàng đặc chủng, ít thơng dụng,khơng dễ dàng mua bán/chuyển nhượng trên thị trường, thời hạn sử dụng của hàng hóa có phù hợp với phương thức thanh tốn và vận chuyển.

- Có sự bất ổn về giá cả của hàng hóa trên thị trường, có thể dẫn đến khách hàng khơng nhận hàng.

- Chính sách của VN đối với mặt hàng nhập khẩu (thuế quan/ hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 83)