Quy mô vốn và mức độ an toàn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 45 - 47)

5. Kết cấu luận văn

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kiên Long

2.2.1.1 Quy mô vốn và mức độ an toàn vốn

Vốn chủ sở hữu giữ chức năng vơ cùng quan trọng, đó chính là chức năng bảo vệ. Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều rủi ro, khi rủi ro xảy ra sẽ gây ra thiệt hại lớn cho ngân hàng. Khi đó, vốn chủ sở hữu sẽ giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh và đảm bảo cho ngân hàng tránh khỏi nguy cơ phá sản. Nguồn vốn chủ sở hữu của Kienlongbank tăng qua các năm.

Đồ thị 2.1 Vốn chủ sở hữu của Kienlongbank giai đoạn 2009 – 2012

“Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của Kienlongbank qua các năm 2009-2012” [15 ]

Nhìn chung giai đoạn từ 2009 đến 2012, Ngân hàng TMCP Kiên Long liên tục gia tăng vốn chủ sở hữu. Đặc biệt, năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng hơn 215% so với 2009. Nguyên nhân: Trong năm này, Kienlongbank tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN. Đến năm 2012, nhằm gia tăng giá trị của cổ phần, Kienlongbank mua

hơn 34.200 triệu đồng cổ phiếu quỹ. Vì vậy, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng giảm nhưng không đáng kể.

Vốn điều lệ là một thành phần quan trọng của vốn chủ sở hữu. Thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị định 141/2006/NĐ-CP, Ngân hàng TMCP Kiên Long thực hiện tăng vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng (năm 2009) lên 3000 tỷ đồng (năm 2010). Mặc dù đây là mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành song việc tăng vốn cũng đã góp phần giúp Kienlongbank tạo lập nguồn vốn vững chắc và ổn định. Trong khi đó, tính đến thời điểm 31/12/2010 vẫn có 10 ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ từ 1500 - 2800 tỷ đồng: Ngân hàng Nam Á (2000 tỷ đồng) [13], Bảo Việt (1500 tỷ đồng) [2], Phương Tây (2000 tỷ đồng)[22], Đệ Nhất (2000 tỷ đồng) [3], Nam Việt (1820 tỷ đồng) [16], Phương Đông (2635 tỷ đồng)[20], Phát triển Nhà Tp. HCM (2000 tỷ đồng) [19], Xăng Dầu Petrolimex (2000 tỷ đồng) [27], Sài Gịn Cơng Thương (2460 tỷ đồng) [24], Gia Định (2000 tỷ đồng) [4]. “Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của các ngân hàng”

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cần đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) nhất định.

CAR = [(Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Theo quy định của Basel, vốn tự có của một ngân hàng phải đạt mức tối thiểu 8% trên tổng tài sản có rủi ro chuyển đổi của ngân hàng đó. Ở Việt Nam, theo Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỷ lệ này được quy định là 9%. CAR là mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng, cụ thể: đối với ngân hàng có vốn tự có lớn thì nó được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn với hi vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại.

Ngân hàng TMCP Kiên Long ln thực hiện chính sách an toàn với mức độ rủi ro thấp trong sử dụng tài sản. Hệ số CAR của Ngân hàng ln duy trì trên mức quy định là 9% (cuối năm 2010: 36,16%, cuối năm 2011: 32,31%, cuối năm 2012: 22,12%). So với các ngân hàng cùng quy mô về tài sản: Ngân hàng Phương Đông, Xăng dầu Petrolimex, Nam Á, Tiên Phong, Việt Á với CAR <20%, thì hệ số CAR của Kienlongbank là khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)