Một số chỉ tiêu kinh doanh thẻ của NHCT KCN BiênHòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh KCN biên hòa (Trang 41 - 50)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012

2010 so với 2009 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % 1.Thẻ tín dụng quốc tế phát hành (thẻ). 447 813 1.569 2.162 366 +81,88 756 +92,99 593 +37,79 2.Thẻ ghi nợ E- Partner phát hành (thẻ). 32.604 44.908 55.413 67.545 12.304 +37,74 10.505 +23,39 12.132 +21,89 3. Doanh số thanh toán thẻ

(triệu đồng). 15.356 18.870 50.564 73.335 3.514 +22,88 31.694 +167,96 22.771 +45,03

4.Máy ATM 19 19 21 21 0 0 0 0 2 +10,53

Thẻ tín dụng quốc tế:

Việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng cịn rất khiêm tốn, cho thấy sự thích nghi của người dân với dịch vụ chi tiêu trước trả tiền sau còn nhiều điểm cần phải khắc phục. Đối tượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế của NHTMCP CT là các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra ủy quyền cho cá nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh tốn chi tiêu thẻ của chính tổ chức đó; hoặc người có thu nhập cao, ổn định; hoặc người có tiền ký quỹ hoặc giấy tờ có giá dùng để thế chấp, cầm cố tại NHCT hoặc người được các đối tượng trên bảo lãnh. Trong những năm đầu tiên phát hành thẻ, số lượng thẻ phát hành ra còn rất khiêm tốn. Mọi tầng lớp dân cư, ngay cả tầng lớp trí thức tại thành phố Biên Hòa vẫn coi thẻ ngân hàng là một khái niệm xa lạ. Thẻ chỉ được những người thường xuyên đi cơng tác ở nước ngồi chú ý đến.

Sau những năm khó khăn cho dịch vụ thẻ phát triển, tính từ năm 2009 trở lại đây, số thẻ phát hành của NHCT KCN Biên Hịa đã có dấu hiệu tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành. Năm 2011, số lượng thẻ tín dụng quốc tế được phát hành đạt mức tăng trưởng cao nhất: 1,569 thẻ, tăng 92.99% so với năm 2010. Sang năm 2012, NHCT KCN Biên Hòa, phát hành được 2,162 thẻ; tăng 37.79% so với năm 2011. Số lượng thẻ phát hành năm 2012, tăng 593 thẻ so với năm 2011, là do hệ thống NHCT có liên kết với tổ chức thẻ JCB phát hành thẻ Vietinbank JCB. Đây là dòng sản phẩm mới làm đa dạng, phong phú cho phù hợp với nhu cầu khách hàng sử dụng.

Thẻ ghi nợ E –partner

Với điều kiện, thủ tục phát hành rất đơn giản, dễ dàng sử dụng, hệ thống NHTMCPCT luôn luôn đưa ra những sản phẩm mới nâng cao tiện ích sử dụng, nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau một thời gian ra mắt trên thị trường, số lượng thẻ phát hành ngày một gia tăng nhanh chóng và liên tục tăng qua các năm tính theo giai đoạn năm 2009 đến năm 2012. Mặc dù, số lượng thẻ phát hành tăng liên tục qua các năm, nhưng mức tăng có giảm dần, từ năm 2009-2012 theo thứ tự: 37.74%; 23.39%; 21.89%. Mức tăng cao nhất là

năm 2010 đạt 44,908 thẻ, tăng 37.74% so với năm 2009. Đây là năm các đơn vị hành chính, sự nghiệp thực hiện chi trả lương qua tài khoản thẻ ATM với khối lượng lớn.

2.2.2.2. Doanh số thanh toán thẻ

Liên tục từ năm 2009 trở lại đây, NHTMCPCT KCN Biên Hịa là một trong những thanh tốn lớn tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, doanh số thanh toán thẻ hầu như tăng trưởng qua các năm. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2012, là giai đoạn các ngân hàng tập trung đẩy mạnh dịch vụ thẻ trên tất cả các mặt: thanh toán và phát hành, tín dụng và ghi nợ, thẻ nội địa cũng như thẻ quốc tế. Cụ thể, doanh số thanh toán thẻ năm 2011 là: 50.564 tỷ đồng tăng 31.694 tỷ đồng so với năm 2010 tương đương 167.96%.

Có được kết quả đáng khích lệ như trên là do hệ thống cơng nghệ thanh tốn thẻ tại NHCT đã được nâng cấp, hệ thống xử lý dữ liệu hoạt động tương đối ổn định. Hơn nữa, việc đầu tư trang thiết bị cơng nghệ phục vụ hoạt động thanh tốn thẻ được chú trọng. Tính liên kết giữa các ĐVCNT và ngân hàng mang tính bền vững, Ngân hàng Công thương cũng đã ký hợp đồng bảo trì bảo dưỡng thiết bị thanh tốn thẻ với một công ty chuyên nghiệp. Công ty này thực hiện bảo dưỡng theo định kỳ và thường xuyên đáp ứng nhu cầu thay thế, sửa chữa của các ĐVCNT, góp phần chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng thanh tốn của các ĐVCNT. Bên cạnh đó, lượng khách nước ngồi đến địa bàn Đồng Nai cơng tác, lưu trú ngày càng gia tăng, do đó doanh số thanh tốn thẻ ngày càng tăng trưởng nhanh chóng.

2.2.2.3. Mạng lưới giao dịch thẻ của NHCT KCN Biên Hòa Mạng lưới ATM Mạng lưới ATM

Số lượng máy ATM đã được quan tâm nhiều hơn từ năm 2009 trở đi, đã đáp ứng nhu cầu về giao dịch của khách hàng mọi lúc mọi nơi. So với những năm đầu tiên triển khai dịch vụ 2004 chỉ có 6 máy, được sự hỗ trợ về vốn của NHCT VN, đến năm 2009 số lượng máy ATM đã gia tăng một cách đáng kể, với số lượng là 19 máy.

Hình 2.2: Mạng lưới ATM 18 18 18,5 19 19,5 20 20,5 21 2009 2010 2011 2012 ATM

Nguồn: Báo cáo NHCT KCN Biên Hòa giai đoạn 2009-2012

Mạng lưới ĐVCNT

Mạng lưới ĐVCNT của NHCT KCN Biên Hòa chủ yếu là các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng….Số lượng ĐVCNT luôn gia tăng với tỷ lệ tương ứng như sau: 60%; 12.5%; 44%.

Năm 2009 chỉ có 10 đơn vị do thời gian này các đơn vị bán hàng chưa quen, chưa thấy được lợi ích của thanh tốn hàng hố khơng dùng tiền mặt nên rất khó khăn cho việc ký kết hợp đồng. Sau vài năm nổ lực tư vấn và tiếp thị khách hàng, số lượng ĐVCNT tại NHCT KCN Biên Hòa đã tăng lên rõ rệt. Đến năm 2012, số lượng ĐVCNT là 26 đơn vị, so với năm 2009 tăng lên 16 đơn vị.

Hình 2.3: Mạng lưới ĐVCNT 0 0 5 10 15 20 25 30 2009 2010 2011 2012 ĐVCNT

2.3. Thực trạng rủi ro trong kinh doanh thẻ tại NHCT KCN Biên Hòa

Trong thời gian vừa qua, NHTMCPCT KCN Biên Hòa đã gánh chịu những tổn thất về vật chất thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm như sau:

2.3.1. Rủi ro trong giai đoạn phát hành thẻ

Phát hành thẻ khi chưa thẩm định kỹ khách hàng: Phần lớn cơng việc phát hành thẻ tín dụng được giao cho cán bộ tín dụng, tiếp thị khách hàng, nhận hồ sơ và thẩm định hạn mức tín dụng, sau đó trình ban lãnh đạo phê duyệt. Với sức ép công việc và chỉ tiêu số lượng thẻ được giao nên nhiều cán bộ tín dụng cịn sai sót trong việc xác thực thông tin khách hàng, dẫn đến mở thẻ tín dụng tín chấp với hạn mức cao trong khi thu nhập và nguồn trả nợ của khách hàng khơng đủ. Thêm vào đó việc theo dõi chủ thẻ không chặt chẽ nên đã xảy ra trường hợp khách hàng lợi dụng, sử dụng thẻ khi đã nghỉ việc hoặc chuyển công tác đi nơi khác.

Bảng 2.4: Rủi ro trong giai đoạn phát hành thẻ tại NHTMCPCT KCN Biên Hòa và NHTMCPCT Việt Nam

Đơn vị vính: triệu đồng. Rủi ro trong phát hành thẻ 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Vietinbank KCN Biên Hòa 32,4 21,3 12,4 -11,1 -34% -8,9 -42% Vietinbank Việt Nam 975,4 664,2 549,7 -311,2 -32% -114,5 -17% Tỷ trọng Vietinbank KCN BiênHòa/Vietinbank Việt Nam (%) 3,32% 3,21% 2,26% 3,57% 7,77%

Hình 2.4: Rủi ro trong giai đoạn phát hành thẻ 0 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2010 2011 2012 Vietinbank KCN Biên Hòa Vietinbank Việt Nam

Nguồn: Báo cáo phòng thẻ NHTMCPCT KCN Biên Hòa và TTT NHTMCPCT VN Theo Bảng 2.4, Năm 2011 mức độ thiệt hại có giảm so với 2010 là 11,1% với số tiền là 21,3 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,21% so với tổng thiệt hại của NHTMCPCT Việt Nam. Đến cuối năm 2012, nhìn chung mức độ thiệt hại có giảm so với năm liền trước đó là 42%, do NHTMCPCT KCN Biên Hòa đã chấn chỉnh kịp thời trong công tác thẩm định khách hàng kỹ lưỡng, chặt chẽ hơn. Đó cũng là kết quả của việc nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ thẻ, chỉ phát hành thẻ khi xác thực đầy đủ thơng tin, phát hành thẻ có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp.

2.3.2. Rủi ro trong giai đoạn thanh toán thẻ

Thanh tốn khơng đúng chủ thẻ: Do kẻ gian cố tình gian lận, đã lấy cắp thẻ của

người thân đi mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Do khơng tn thủ quy trình nghiệp vụ thanh tốn thẻ, ĐVCNT đã không kiểm tra giấy tờ tùy thân của chủ thẻ nên đã thanh toán. Đối với các trường hợp này, ngân hàng thường mất nhiều thời gian, cơng sức để thương lượng với chủ thẻ, vì thế rủi ro phần lớn thuộc về ĐVCNT.

Chủ thẻ mất khả năng thanh tốn: Thẻ tín dụng chỉ được cấp cho khách hàng sau

Những thẻ có tài sản đảm bảo thì khơng xảy ra rủi ro này, nhưng đối với các thẻ tín chấp thì NHCT đã gặp khơng ít khó khăn trong công tác thu nợ. Nguyên nhân khách quan như: chủ thẻ gặp phải tai nạn bất ngờ, hoặc chủ thẻ bị phá sản, mất việc làm, khơng có thu nhập để hồn trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra cũng có những trường hợp do nguyên nhân chủ quan là không thẩm định khách hàng một cách cẩn thận khi phát hành thẻ, chủ thẻ cố tình khơng trả nợ.

Các ĐVCNT cố tình gian lận: Các đơn vị này cố tình thực hiện các giao dịch thanh

tốn khi khơng thực sự cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Bảng 2.5: Rủi ro trong giai đoạn thanh tốn thẻ tại NHTMCPCT KCN Biên Hịa và NHTMCPCT Việt Nam.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Rủi ro trong thanh

toán thẻ 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Vietinbank KCN Biên Hòa 42,7 29,3 21,2 -13,4 -31% -8,1 -28% Vietinbank Việt Nam 851,2 552,3 328,9 -311,2 -39% -223.4 -40% Tỷ trọng Vietinbank KCN BH/Vietinbank VN (%) 5,02% 5,31% 6,45% 4,31% 3,63%

Hình 2.5: Rủi ro trong giai đoạn thanh toán thẻ

Nguồn: Ngân hàng TMCPCT KCN Biên Hòa

Với bảng số liệu trên cho thấy rủi ro tại NHTMCPCT KCN Biên Hòa năm 2010, tổng số tiền thiệt hại là 42,7 triệu đồng, chiếm tỷ trọng so với NHTMCPCT Việt Nam là 5,02%. Rủi ro đáng tiếc như trên, phần chủ yếu vì các ĐVCNT muốn tăng doanh số mua bán tại các cửa hàng, siêu thị… nên đã lơ là, bỏ qua khâu kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách hàng khi thanh tốn thẻ tại đơn vị mình. Bên cạnh đó, tình trạng mất việc làm trên địa bàn Đồng Nai vẫn diễn ra, khách hàng khơng có thu nhập để trả nợ ngân hàng. Đến năm 2011, số tiền thiệt hại giảm đáng kể so với năm 2010 với tỷ lệ là 31%. Điều này cho thấy, NHTMCPCT KCN Biên Hòa đã chú trọng nâng cao trình độ chun mơn cho các cán bộ trực tiếp thanh toán thẻ, thực hiện theo đúng quy trình nghiệp vụ của NHTMCPCT.

Thêm vào đó, do hệ thống cơng nghệ chưa thật sự hồn thiện, máy ATM báo lỗi khi khách hàng cần rút tiền là điều khó tránh khỏi. Thơng thường các lỗi này ít gây thiệt hại về vật chất, nhưng gây phiền hà cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Trong thời gian qua, tại NHCT đã có

42.7 851.2 29.3 552.3 21.2 328.9 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2010 2011 2012 Vietinbank KCN Biên Hịa Vietinbank Việt Nam

khơng ít trường hợp do chất lượng đường truyền kém, máy đã thực hiện sai hoặc thực hiện các thao tác không như cài đặt: máy không chi trả tiền khi tài khoản của khách hàng bị trừ tiền, máy đưa tiền ra ít hơn số tiền khách hàng rút hoặc máy đưa tiền ra nhiều hơn số tiền khách hàng rút. Mặc dù, các lỗi này đã được NHCT kịp thời khắc phục ngay khi khách hàng khiếu nại, nhưng ít nhiều điều này cũng làm suy giảm lòng tin của khách hàng.

2.3.3. Rủi ro tác nghiệp

Rủi ro này phát sinh trong khi xử lý giao dịch, thực hiện giao dịch hàng ngày của nhân viên ngân hàng. Đôi khi do lỗi chủ quan của nhân viên ngân hàng, chi tiền cho khách trước khi trừ tiền trên tài khoản thẻ, sau đó quên và bị khách hàng lợi dụng rút tiền trong thẻ. Mặc dù tiền đã thu lại được, nhưng NHCT vẫn chịu tổn thất phần lãi đã trả cho khách hàng trong thời gian hơn một tháng khơng thu lại được và các chi phí cho việc thu hồi tiền, mất nhiều thời gian và công sức. Số tiền này không lớn nhưng cho thấy thiệt hại này dễ xảy ra trong hoạt động kinh doanh thẻ.

2.3.4. Rủi ro do khoa học công nghệ

Có một số trường hợp mà nhân viên ngân hàng đã phải chịu bồi thường thiệt hại do lỗi của hệ thống hay trục trặc đường truyền. Một nhân viên chuyển tiền vào thẻ ATM cho khách hàng, khi chuyển xong máy báo đường truyền bị lỗi nên đã thực hiện chuyển lại lần hai. Sau khi chuyển lại lần hai và kiểm tra lại thì phát hiện tiền được chuyển vào thẻ khách hàng 2 lần. Chủ thẻ đã lợi dụng sơ hở này để rút tiền ra và chi tiêu khi có thơng báo biến động số dư trên điện thoại di động. Nhân viên này nhiều lần yêu cầu chủ thẻ trả lại số tiền thừa nhưng không được. Qua vụ việc trên cho thấy lỗi đường truyền dẫn đến chuyển tiền hai lần vào thẻ, đây là loại rủi ro quan trọng có liên quan đến cơng nghệ tin học của ngân hàng.

2.4. Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh KCN biên hòa (Trang 41 - 50)