Giải pháp về quy trình, thủ tục bảo lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 65)

3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

3.2.1.4 Giải pháp về quy trình, thủ tục bảo lãnh

ACB cần tạo sự thuận lợi cho khách hàng, đơn giản hóa ở mức có thể những thủ tục bảo lãnh nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng bảo lãnh.

+ Đối với vấn đề hiệu quả:

Quy trình bảo lãnh hợp lý góp phần nâng cao chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động bảo lãnh, nó cịn đảm bảo xử lý thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng cho khách hàng, tạo điều kiện phát triển hoạt động bảo lãnh.

Giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh nhƣ cải tiến hồ sơ, đơn giản các thủ tục, rút bớt hoặc giảm tải các giấy tờ chồng chéo, rút trích các thơng tin trùng lấp mà ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp giúp giảm bớt thời gian giải quyết hồ sơ mà vẫn đảm bảo tính pháp lý đúng với quy định.

+ Đối với công tác quản trị:

Quy trình bảo lãnh cần phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng bộ phận liên qua trong quy trình, nó cịn làm cơ sở cho việc thiết lập hồ sơ và thủ tục bảo lãnh, chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động bảo lãnh.

Phân công cán bộ nhân viên hỗ trợ, giúp đỡ khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Tận dụng các phần mềm, mẫu biểu trong q trình hồn thành thủ tục hồ sơ hợp đồng bảo lãnh giúp rút ngắn thời gian ở mức có thể quy trình dịch vụ.

Đối với nhóm KHCN, quy trình càng đơn giản càng tốt. Cần có cơ chế đơn giản các loại hồ sơ nhằm đảm bảo sự gọn nhẹ, thuận tiện phù hợp với trình độ nhận thức của khách hàng.

Bên cạnh đó, bƣớc đầu chuyển đổi sang hình thức soạn thảo thƣ bảo lãnh tập trung thời gian gần đây tại ACB đã cho thấy nhiều bất cập khi đã làm chậm tốc độ phát hành thƣ bảo lãnh cho khách hàng. Do đó để khắc phục tình trạng trên ACB nên thực hiện chế độ phân cấp hạn mức đƣợc phép soạn thảo thƣ bảo lãnh tại chi nhánh theo từng cấp độ chi nhánh lớn-nhỏ-phòng giao dịch nhằm chủ động hơn trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra đội ngũ soạn thảo thƣ tại Trung tâm cần đƣợc đào tạo bài bản hơn, cọ xát với thực tế nhiều hơn nhằm am hiểu rõ hơn về tính chất thƣ bảo lãnh để có thể soạn thảo đƣợc các loại thƣ theo mẫu khách hàng có nội dung phức tạp.

3.2.1.5 Giải pháp về marketing và củng cố thƣơng hiệu

Hiện nay, phƣơng tiện tuyền thông để quảng cáo đƣợc xem là công cụ hữu hiệu trong việc quảng cáo hình ảnh, thƣơng hiệu, mang sản phẩm đến với khách hàng. Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để khách

hàng nắm bắt thơng tin nhanh chóng đối với các sản phẩm, dịch vụ của ACB là điều hết sức cần thiết. Có thể thơng qua các kênh sau:

-Kênh trực tiếp: truyền miệng từ ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp…

-Kênh gián tiếp: báo chí, tờ rơi, áp phích, trang web… Hiện nay, phổ biến nhất là trang quảng cáo trên các báo mạng, tạp chí; đoạn video quảng cáo trên tivi hay panô quảng cáo tại các biển hiệu giao thơng…

Ngồi ra, để phát huy hiệu quả tối đa, ACB có thể đẩy mạnh quảng bá trên các phƣơng tiện truyền thông, tài trợ quảng cáo trong các chƣơng trình, đồng hành cùng các sự kiện xã hội có ý nghĩa, hoặc thƣờng xuyên tổ chức ngày hội khách hàng dành cho các khách hàng thân thiết của mình, tạo mối gắn kết giữa ACB với khách hàng… Việc đẩy mạnh chính sách marketing giúp thơng tin về ACB đến gần với khách hàng, giúp sản phẩm dịch vụ trở nên phổ biến, dễ nắm bắt hơn đối với khách hàng.

3.2.1.6 Giải pháp về khách hàng

Tăng cƣờng cơng tác chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh, giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thành công của các doanh nghiệp. Việc chăm sóc khách hàng cần đƣợc thực hiện tồn diện trên mọi khía cạnh của sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng nhƣ hiện nay, chăm sóc khách hàng là một trong phƣơng tiện hữu hiệu giúp đạt hiệu quả kinh doanh.

Chăm sóc khách hàng tốt là hình thức quảng cáo miễn phí nhƣng mang lại hiệu quả cao, khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ cung cách phục vụ của nhân viên, từ đó mới tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ; là cách nhanh nhất tạo ra các khách hàng trung thành, tạo động lực cho cán bộ nhân viên.

Cần có chính sách chăm sóc, quản lý khách hàng phù hợp với từng nhóm đối tƣợng khách hàng. Giữ chân khách hàng cũ, tìm kiếm thu hút khách hàng mới và

hƣớng, không nên chạy đua cạnh tranh thu hút khách hàng quá đà. Kết hợp các phƣơng pháp phân loại khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau giúp dễ quản lý và có chính sách phù hợp.

Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bảo lãnh và khách hàng

Hiện nay đa số các sản phẩm về dịch vụ bảo lãnh ở các ngân hàng đều tƣơng tự nhau. Vì thế để đạt hiệu quả cao hơn, ACB nên mở rộng các loại hình bảo lãnh để đáp ứng đƣợc tất cả các nhu cầu bảo lãnh hiện nay của khách hàng, đồng thời tạo ra các sản phẩm độc đáo, mới lạ và khác biệt nhằm thu hút khách hành đến với mình nhiều hơn.

Bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh, ACB cũng cần phải đa dạng đối tƣợng khách hàng. KHDN có nhiều tiềm năng, tuy nhiên khơng nên chỉ tập trung vào nhóm khách hàng hiện hữu, cần thu hút và tìm kiếm khách hàng mới. Ngoài ra, sản phẩm bảo lãnh thƣờng chủ yếu tập trung vào đối tƣợng là KHDN mà bỏ quên KHCN, trong khi đây là nhóm khách hành có số lƣợng vơ cùng lớn và hứa hẹn sẽ mang về cho ngân hàng nguồn thu phí dịch vụ đáng kể.

3.2.1.7 Một số giải pháp khác

Áp dụng chính sách phí năng động, hợp lý

Qua đánh giá, so sánh mức phí bảo lãnh của ACB với một số NHTM khác, nhận thấy mức phí bảo lãnh ACB đang áp dụng không hấp dẫn khách hàng và khó cạnh tranh. ACB cần đảm bảo mức phí ở mức ngang với các đối thủ cạnh tranh nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng bảo lãnh. Để thực hiện công tác này, ACB cần thƣờng xuyên điều tra, phân tích đối thủ cạnh tranh nhằm đƣa ra mức phí phù hợp.

Tăng cƣờng quy mơ vốn

ACB cần có chiến lƣợc và lộ trình về gia tăng quy mô vốn. Đây là một trong những biện pháp giúp ACB củng cố nội lực và chủ động trong hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, đối với hoạt động bảo lãnh, việc gia tăng quy mô vốn sẽ tạo cơ hội cho ACB tiếp cận những bảo lãnh có giá trị lớn mà khơng bị hạn chế bởi các quy định hiện hành

của pháp luật. Tuy nhiên, việc gia tăng quy mô vốn phải đảm bảo yêu cầu phát huy đầy đủ hiệu quả của nguồn vốn và có cân nhắc đến vấn đề chi phí sử dụng vốn.

Cải thiện đánh giá tín nhiệm

Sau sự cố tháng 08/2012, Hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings đã đánh giá triển vọng tín nhiệm của ACB là tiêu cực. Đây là một thơng tin bất lợi, ảnh hƣởng đến uy tín của ACB và là một điểm yếu của ACB trong việc phát hành thƣ bảo lãnh. Vì thế ACB cần có chiến lƣợc gia tăng điểm tín nhiệm, phấn đấu đạt đến mức chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế. Để làm đƣợc điều này, bên cạnh việc gia tăng độ an toàn vốn , ACB cũng cần phải nâng cao chất lƣợng tài sản và khả năng sinh lời. Bên cạnh nỗ lực của ACB, còn một yếu tố tác động rất lớn đến điểm xếp hạng tín nhiệm của ACB là điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam; do đó, để ACB có thể gia tăng điểm tín nhiệm, rất cần sự hỗ trợ từ các chính sách của các cấp có thẩm quyền.

3.2.2 Các đề xuất đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan.

Bên cạnh nỗ lực của chính ngân hàng, ACB cũng rất cần sự hỗ trợ từ các cấp và cơ quan quản lý thông qua các cơ chế chính sách bởi đây là điều kiện đủ của sự thành công. Dƣới đây là một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan.

3.2.2.1 Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng nội địa trong hội nhập

Hội nhập là xu thế tất yếu, nhƣng để không bị động và có thể đứng vững và phát triển địi hỏi mọi doanh nghiệp phải tự nỗ lực rất nhiều. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Nhà nƣớc là rất cần thiết. Khi nƣớc ta thực hiện mở cửa theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập WTO, bên cạnh cơ hội mở rộng hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trƣớc áp lực cạnh tranh gay gắt. Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thơng qua các hiệp hội để tổ chức các chƣơng trình dành cho doanh nghiệp nhƣ chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành lập quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại,…Bằng cách

này, Nhà nƣớc cũng đã gián tiếp góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh ngân hàng tại các NHTM trong nƣớc, trong đó có ACB.

Đối với ngành tài chính ngân hàng, thơng qua Hiệp hội Ngân hàng, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thể vận động sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong việc hỗ trợ các Ngân hàng trong nƣớc đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế trong kinh doanh và quản lý.

3.2.2.2 Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp nhằm cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Mức xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng nội địa chịu sự khống chế bởi tín nhiệm của quốc gia, do đó để cải thiện mức độ tín nhiệm của các ngân hàng trong nƣớc, trong đó có ACB, theo các chuẩn mực quốc tế, Việt Nam cũng cần cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Theo tiêu chuẩn xếp hạng của S&P, mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia phụ thuộc vào năm gốc độ chủ yếu: áp lực nợ nƣớc ngồi, tài khóa, tiền tệ, tăng trƣởng và chính trị. Trong các yếu tố này, mơi trƣờng chính trị ổn định là một lợi thế của Việt Nam; tuy nhiên, các yếu tố khác cần phải đƣợc cải thiện hơn nữa.

Theo công bố mới nhất của S&P vào tháng 06/2013 vừa qua, xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam hiện ở mức BB đối với nợ dài hạn và B đối với nợ ngắn hạn. Trong tƣơng quan với các nƣớc ASEAN khác, xếp hạng dài hạn của Việt nam vẫn đƣợc giữ ở mức axBB+ và xếp hạng ngắn hạn đƣợc duy trì ở mức axB. S&P cũng đặt triển vọng ổn định cho Việt nam.

Mức xếp hạng mà S&P đặt cho Việt Nam phản ánh Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có thu nhập thấp, vị thế tài khóa yếu, khung tiền tệ và tài chính vẫn đang trong q trình hồn thiện. Đồng thời, khung chính sách vẫn cịn nhiều thay đổi có thể khiến các chỉ số xếp hạng yếu đi. Vì thế, để tạo đƣợc uy tín với các tổ chức xếp hạng quốc tế, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần có các giải pháp cụ thể nhằm từng bƣớc ổn

định và nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia nhƣ: tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội – giảm nghèo, tái cơ cấu kinh tế,….

3.2.2.3 Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý

Những năm gần đây, hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng đã đƣợc dần hoàn thiện tuy nhiên trong lĩnh vực bảo lãnh các quy định pháp luật còn khá sơ sài. Do đó, cần sớm ban hành luật về bảo lãnh ngân hàng để việc điều chỉnh hoạt động này đƣợc đồng bộ. Điều này là cần thiết. Bởi lẽ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là hiện nay Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), nhu cầu bảo lãnh ngày càng gia tăng, các giao dịch ngày càng đa dạng, phức tạp và vƣợt khỏi phạm vu của quốc gia. Hơn nữa, trong hoạt động bảo lãnh, nƣớc ta chỉ mới có quy chế hƣớng dẫn thực hành, tuy nhiên, trong các văn bản này, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hoạt động bảo lãnh cịn mơ hồ, khơng rõ ràng. Điều này làm tăng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, nếu nƣớc ta khơng có một văn bản luật cụ thể thì khi tiến hành giao dịch bảo lãnh với đối tác nƣớc ngoài, các ngân hàng phải dẫn chiếu luật nƣớc ngoài để áp dụng. Việc này trong nhiều trƣờng hợp sẽ gây thiệt hại cho phía Việt Nam, đặc biệt khi các thuật ngữ và các điều khoản mà luật nƣớc ngoài quy định chƣa đƣợc hiểu chính xác. Chính vì vậy việc ban hành luật về bảo lãnh ngân hàng sẽ là một trong những vũ khí giúp các ngân hàng trong nƣớc cũng nhƣ ACB tự vệ khi tham gia giao dịch bảo lãnh với các đối tác nƣớc ngoài. Khi biên soạn và ban hành luật này, các cơ quan hữu quan cần có sự tham khảo các thơng lệ, tập quán quốc tế và có sự vận dụng linh hoạt vào điều kiện của nƣớc ta.

Bên cạnh đó, các cơ quan hữu quan, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nƣớc, cần sớm có một chuẩn mực chung trong nghiệp vụ bảo lãnh để tránh tính trạng đơn giản hóa giao dịch bảo lãnh và trong một số trƣờng hợp cịn có sự tùy tiện của một số ngân hàng trong thời gian qua. Bởi vì tình trạng này khơng chỉ gây ảnh hƣởng đến các ngân hàng

thống ngân hàng. Việc ban hành một chuẩn mực này không những giúp cho các ngân hàng trong nƣớc thực hiện một cách đồng bộ, mà còn giúp cho việc quản lý, kiểm tra và giám sát của các cơ quan chức năng đƣợc hoàn chỉnh và thống nhất. Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ quan có trách nhiệm cần có sự tham khảo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế khi ban hành chuẩn mực này.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên sơ sở những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong thực tiễn hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ACB từ năm 2008 đến nay và định hƣớng phát triển của ACB đến năm 2020, chƣơng 3 của luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ACB trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp và kiến nghị đƣợc chia thành 2 phần:

Phần 1: Nhóm giải pháp cho chính ACB tổ chức thực hiện gồm các giải pháp về con ngƣời, quản trị rủi ro, cơng nghệ, quy trình thủ tục bảo lãnh, marketing và củng cố thƣơng hiệu, khách hàng và một số các giải pháp khác gồm: chính sách phí, quy mơ vốn và cải thiện đánh giá tín nhiệm.

Phần 2: Nhóm giải pháp từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan gồm: Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng nội địa trong hội nhập; cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý.

Để hoạt động bảo lãnh tại ACB ngày càng phát triển, các giải pháp trên đây cần đƣợc thực hiện đồng bộ. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan hữu quan thơng qua các biện pháp cụ thể nêu trên sẽ giúp ACB phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

KẾT LUẬN

Với mong muốn góp phần vào sự phát triển của hoạt động bảo lãnh tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 65)