Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 79)

Chương 3 : Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV

3.2.3 Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động bán lẻ chuyên nghiệp, chất lượng cao, ổn định nhằm đảm bảo hiệu quả và tăng cường lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Xây dựng các chính sách tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, khuyến khích cán bộ bán lẻ hợp lý, đảm bảo thu hút cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, làm việc lâu dài tại BIDV.

- Về nội dung đào tạo: Tiếp tục thiết kế nội dung đào tạo phù hợp với từng đối

tượng và trình độ, đảm bảo cơng tác đào tạo bám sát và thực sự là điều kiện cần để hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

 Đối với lãnh đạo cấp trung (Giám đốc chi nhánh/ Phó giám đốc phụ trách

bán lẻ): Tập trung thực hiện đào tạo đối với một số nội dung như cách thức tổ chức triển khai hoạt động NHBL, quản trị điều hành, chiến lược gia tăng lợi nhuận, hiệu quả bán hàng, sức cạnh tranh của chi nhánh, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh NHBL dưới góc độ chi nhánh.

 Đối với lãnh đạo cấp cơ sở (lãnh đạo phòng QHKHCN, GDKHCN, phòng

giao dịch): Tiếp tục các nội dung đào tạo quản trị đội nhóm, quản trị bán hàng cho đối tượng lãnh đạo phòng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.

 Đối với cán bộ QHKHCN: Tiếp tục nâng cao kỹ năng bán hàng, khả năng

bán chéo đối với đối tượng này. Nghiên cứu cá thể hóa nội dung đào tạo, phù hợp với mơ tả cơng việc, vị trí chức danh và lộ trình phát triển nghề nghiệp của nhân viên.

 Đối với giao dịch viên: Chú trọng nội dung đào tạo kiến thức nghiệp vụ và

kỹ năng mềm về giao dịch khách hàng, phong cách phục vụ và tiếp thị khách hàng.

 Riêng đối với đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác bán lẻ, triển khai đào

tạo và huấn luyện về cách thức, kỹ năng giao dịch khách hàng mang bản sắc thương hiệu BIDV.

- Về công tác quản lý kết quả công tác đào tạo:

 Thực hiện tạo lập hồ sơ đào tạo đối với từng cán bộ (kể cả đối tượng chuyên viên và lãnh đạo các cấp), theo dõi tình hình đào tạo và cơng việc thực hiện.

 Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý để quản lý tập trung kết quả đào tạo tới từng cán bộ, gắn kết quả đào tạo với kết quả hồn thành nhiệm vụ cơng tác và chế độ đãi ngộ tương xứng.

- Về cách thức đào tạo:

 Đa dạng hóa hình thức đào tạo, hướng tới đào tạo online và nâng cao tinh

thần tự đào tạo của cán bộ. Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn triển khai bán sản phẩm cụ thể.

 Áp dụng đào tạo theo cụm chi nhánh nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến

công tác triển khai hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, tăng cường thảo luận, trao đổi kinh nghiệm của cán bộ theo cụm chi nhánh.

 Ưu tiên áp dụng đào tạo dưới hình thức huấn luyện, khơng chạy đua theo

số lượng kiến thức mà tập trung vào đào tạo thực hành, giúp cán bộ thực hành thành thạo một kỹ năng trong thời gian ngắn, và thực hiện liên tục; kết hợp với kiểm tra bí mật qua đó khuyến khích cán bộ nâng cao khả năng vận dụng kết quả đào tạo vào thực tế công việc.

 Tăng cường triển khai các hình thức Hội thảo, trao đổi nghiệp vụ giữa HSC và chi nhánh về bán lẻ.

- Về công tác đánh giá trước và sau đào tạo:

 Hợp tác với các đối tác chuyên nghiệp đánh giá thực trạng từng đối tượng

cán bộ trước khi đào tạo, đảm bảo bù đắp kiến thức, kỹ năng còn thiếu, yếu và định hướng đào tạo, phát triển nghề nghiệp đúng đắn.

 Thực hiện định kỳ đánh giá cán bộ kết hợp đánh giá định lượng (kết quả

hồn thành nhiệm vụ cơng tác) và đánh giá định tính (có khảo sát “khách hàng bí mật”).

 Tiếp tục xây dựng hệ thống chứng chỉ và tổ chức thi cấp chứng chỉ cho các vị trí, cấp bậc công việc của cán bộ làm bán lẻ.

- Xây dựng quy trình tuyển dụng tập trung tại Hội sở chính rồi phân bổ cho các chi nhánh để tiết kiệm chi phí tự tuyển dụng của mỗi chi nhánh, và đảm bảo tính cơng khai minh bạch.

- Nghiên cứu áp dụng thí điểm thuê chuyên gia tài chính ngân hàng từ các định chế tài chính quốc tế có uy tín trên thế giới để đảm nhận các vị trí then chốt của ngân hàng.

Đối với cơ chế thi đua khen thưởng: Hoàn thiện quy chế thi đua khen thưởng đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, khơng nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)