Nâng cao hiệu quả mạng lưới và kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

Chương 3 : Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV

3.2.6 Nâng cao hiệu quả mạng lưới và kênh phân phối

Phát triển mạng lưới góp phần tăng trưởng quy mơ, gia tăng thị phần, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu của BIDV ở trong nước và trên quốc tế; đẩy mạnh hơn nữa hoạt động huy động vốn và kinh doanh Ngân hàng bán lẻ. Phát triển mạng lưới phải gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiệp vụ; đảm bảo khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro, quản trị điều hành và mở rộng các hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ.

Với tầm quan trọng của việc phát triển mạng lưới như trên, thứ nhất, BIDV cần đưa ra các giải pháp phát triển cho cả mạng lưới kênh phân phối truyền thống và mạng lưới kênh phân phối hiện đại.

3.2.6.1 Đối với mạng lưới kênh phân phối truyền thống

+ Tập trung phát triển mạng lưới (chi nhánh, phòng giao dịch) tại các địa bàn khu vực trọng điểm phía Bắc, phía Nam (đặc biệt Hà Nội và TPHCM); các thành phố lớn, thị xã có tiềm năng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ...

+ Phát triển mạng lưới phòng giao dịch giai đoạn 2013 - 2015 ưu tiên phục vụ hoạt động kinh doanh Ngân hàng bán lẻ. Xác định đây là hoạt động cốt lõi của các phòng giao dịch được mở mới trong giai đoạn này.

3.2.6.2 Đối với mạng lưới kênh phân phối hiện đại (ATM, POS, IBMB...)

+ Ưu tiên mở rộng mạng lưới ATM tại các vùng kinh tế trọng điểm để chiếm lĩnh địa bàn kinh tế phát triển, dân cư đông đúc..., đặc biệt tập trung phát triển mạng lưới Autobank để tăng cường quản lý và quảng bá hình ảnh, tránh phân bổ manh mún khơng đảm bảo an tồn hoạt động.

+ Tiếp tục nghiên cứu mở rộng mạng lưới POS, nâng cao thị phần thanh tốn, góp phần quảng bá thương hiệu hình ảnh BIDV.

+ Các kênh phân phối khác (IBMB, SMS ...): Phát triển các kênh phân phối mới hiện đại, theo kịp xu thế phát triển của thị trường ngân hàng, góp phần tăng sức cạnh trạnh, nâng cao vị thế của BIDV.

+ Phát triển kênh phân phối điện tử thông qua các hoạt động giới thiệu, marketing đến khách hàng và tận dụng các cơ hội hợp tác với các tổ chức khác để tăng khả năng liên kết bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Thứ hai, BIDV cần khảo sát mơi trường kinh doanh, tìm kiếm địa điểm đẹp

gần khu đông dân cư, khu đô thị để thực hiện thí điểm mơ hình chi nhánh bán lẻ chuẩn theo tư vấn TA2. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì mạng lưới chi nhánh hỗn hợp phục vụ kinh doanh NHBL, đồng thời nghiên cứu mơ hình Phịng giao dịch hai cấp độ (phịng giao dịch đầy đủ chức năng và phòng giao dịch bán lẻ chuẩn) định hướng hoạt động kinh doanh NHBL bởi đây là nền tảng cơ bản để phát triển và đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

Thứ ba là hồn thiện quy trình đánh giá hoạt động kinh doanh của các điểm

mạng lưới (phòng giao dịch/ quỹ tiết kiệm, ATM) để kịp thời thay đổi các điểm giao dịch kém hiệu quả hay có chính sách tập trung phát triển các điểm giao dịch có tiềm năng phát triển.

Thứ tư là thiết kế không gian giao dịch chuẩn phục vụ khách hàng bán lẻ tại

các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, cùng với bộ nhận diện thương hiệu áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)