Chương 3 : Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV
3.2.8 Nâng cao năng lực quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro ngày càng đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển hiệu quả và an toàn của ngân hàng. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro, cần thực hiện phòng ngừa, quản lý rủi ro một cách toàn diện cho tất cả các loại rủi ro có thể phát sinh như rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp trong việc cung ứng các dịch vụ NHBL.
Mặc dù các công cụ QLRRTN hiện tại của BIDV đã góp phần làm giảm sai sót tác nghiệp trong toàn hệ thống, tuy nhiên việc xảy ra các sai sót tác nghiệp là không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ. Theo số liệu ước tính, sai sót tác nghiệp trong hoạt động Ngân hàng bán lẻ chiếm khoảng 65% số lượng sai sót tác nghiệp trong tồn hệ thống. Chính vì vậy, u cầu đặt ra là phải có những giải pháp hoàn thiện Quy định QLRRTN tại BIDV, cụ thể như sau:
3.2.8.1 Đẩy mạnh công tác đào tạo QLRRTN, phát triển nguồn nhân lực:
BIDV cần tổ chức các khóa đào tạo quản lý rủi ro nâng cao và đào tạo các chuyên gia về quản lý rủi ro, nhằm hình thành đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, đội ngũ chuyên gia chuyên sâu về quản lý rủi ro, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cũng như hội nhập của BIDV với cộng đồng tài chính quốc tế.
3.2.8.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai áp dụng các công cụ QLRRTN theo thông lệ phù hợp với thực tế tại BIDV.
Tăng cường quản trị rủi ro tác nghiệp và triển khai một số công cụ QLRRTN theo thông lệ như: Tự đánh giá và nhận diện rủi ro (RSA), Tự đánh giá và kiểm soát rủi ro (CSA); Các dấu hiệu rủi ro tác nghiệp chính theo thông lệ quốc tế (KRIs);
Lượng hóa rủi ro; Vốn tối thiểu, vốn dự phòng cho rủi ro tác nghiệp; Bảo hiểm; Kế hoạch kinh doanh liên tục; Thử nghiệm khủng hoảng (Stress - testing).
3.2.8.3 Phát triển hệ thống báo cáo QLRRTN.
Để đẩy mạnh công tác QLRRTN, BIDV cần thực hiện cải tiến, bổ sung chỉ tiêu đầu vào cho các báo cáo hiện tại, vừa phát triển các loại báo cáo mới. Đặc biệt, trên cơ sở mơ hình Ngân hàng bán lẻ, xây dựng, bổ sung các biểu mẫu báo cáo hỗ trợ QLRRTN phù hợp cho hoạt động Ngân hàng bán lẻ.
3.2.8.4 Phát triển các giải pháp phần mềm hỗ trợ QLRRTN.
Để khai thác tốt hơn dữ liệu rủi ro tác nghiệp từ hệ thống core banking và hỗ trợ tốt hơn cho việc xây dựng kho dữ liệu rủi ro tác nghiệp, BIDV cần nghiên cứu, phát triển và triển khai một số giải pháp phần mềm hiện đại có khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu rủi ro tác nghiệp.
3.2.8.5 Xây dựng văn hóa QLRRTN.
Văn hóa nói chung hay văn hóa QLRRTN là thành phần khơng thể thiếu của bất cứ hoạt động nào của con người. Văn hóa QLRRTN phải được xây dựng và trở thành bản chất của hoạt động QLRRTN không chỉ của cấp quản lý mà là của tất cả mọi thành viên BIDV.
Ngoài ra, trong các sản phẩm dịch vụ NHBL thì dịch vụ TDBL tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Do vậy, BIDV cần xây dựng chính sách quản lý rủi ro đối với hoạt động này theo hướng sau:
- Một là xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro sớm trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Trong đó, từng thời kỳ cần đưa ra các lĩnh vực, loại hình tín dụng bán lẻ cần
kiểm soát, hạn chế; các lĩnh vực, loại hình tín dụng bán lẻ cần khuyến khích.
- Hai là hồn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng bán lẻ để đánh giá toàn diện hơn năng lực và uy tín tín dụng của
khách hàng, từ đó có cơ sở để hồn thiện chính sách khách hàng, quyết định cấp tín dụng phù hợp hơn, đồng thời để kiểm soát xếp hạng khách hàng toàn hệ thống BIDV, đảm bảo việc xác định hạn mức tín dụng, phân tích và định lượng rủi ro tại các chi nhánh thống nhất, tránh tình trạng khách hàng vay nhiều nơi, hạn mức khác
nhau, loại trừ được các khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu do kết quả xếp hạng khác nhau.
- Ba là rà soát, chỉnh sửa, xây dựng hệ thống văn bản chế độ liên quan đến TDBL như Chính sách cấp tín dụng bán lẻ, Quy trình phát triển sản phẩm TDBL
theo hướng phù hợp hơn với tình hình thị trường, nhu cầu của khách hàng, định hướng phát triển TDBL của BIDV, kiểm soát, giám sát chặt chẽ rủi ro từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao thị phần, kiểm soát nợ xấu.
- Bốn là xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, kiểm soát rủi ro theo từng sản phẩm TDBL. Rà sốt, điều chỉnh, hồn thiện một số sản phẩm tín dụng bán lẻ tiềm ẩn rủi
ro cao như : cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; cho vay mua ô tô; cho vay sản xuất kinh doanh... Đối với cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán: i) Giao hạn mức cho vay kinh doanh chứng khoán đầu năm cho các Chi nhánh theo định hướng: phân bổ hạn mức chi tiết, cụ thể tới từng đối tượng vay trên cơ sở tính tốn, cân đối năng lực tài chính, mức độ rủi ro, lịch sử quan hệ tín dụng, doanh số và dư nợ phát sinh…; ii) Nghiên cứu chỉnh sửa hệ thống quy định cho vay kinh doanh chứng khoán theo hướng kiểm soát chặt chẽ rủi ro hơn cũng như rà sốt lại tồn bộ hệ thống các văn bản quy trình, quy định, các sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán; iii) Chỉnh sửa các quy định về phân cấp thẩm quyền theo hướng quy định chi tiết, cụ thể thẩm quyền phán quyết tín dụng của các cấp điều hành đối với hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.
- Năm là nghiên cứu, phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ mới (có nhu cầu xã hội hoá cao) như: cho vay phục vụ nhu cầu nhà ở đối với cán bộ công nhân viên
tại các Dự án liên kết BIDV – Chủ đầu tư – Nhà thầu (trong đó BIDV có thể kiểm soát được tiến độ thực hiện, đánh giá được uy tín và năng lực Chủ đầu tư, Nhà thầu); đẩy mạnh cho vay lương, thấu chi đối với cán bộ công chức, viên chức; cho vay hộ gia đình phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh (đặc biệt tại các khu vực làng nghề); cho vay phát triển kinh tế trang trại…
- Sáu là nghiên cứu giao hạn mức và thẩm quyền cho các Chi nhánh phù hợp khả năng quản trị rủi ro, nền khách hàng của từng Chi nhánh.
- Bảy là điều chỉnh tỷ trọng dư nợ sản phẩm tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động; nâng cao tỷ trọng dư nợ đối với những sản phẩm hiệu quả, chất lượng tín
dụng tốt, bán chéo được nhiều sản phẩm khác của BIDV và giảm tỷ trọng đối với những sản phẩm tín dụng tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp.
- Tám là nghiên cứu xây dựng các sản phẩm/gói sản phẩm bán lẻ đặc thù phục
vụ đối tượng khách hàng VIP theo hướng nâng cao các tiện ích, hạn mức tín dụng và giảm thiểu trình tự, thủ tục.
- Chín là tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường và phân tích rủi ro tín dụng đối với các cán bộ làm cơng tác
quản lý rủi ro tín dụng tại HSC và tại các chi nhánh.
- Mười là thành lập bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro TDBL để thực hiện rà soát, thẩm định rủi ro đối với các chính sách, quy trình, quy định về TDBL, các sản phẩm TDBL, từ đó nâng cao chất lượng trong hoạt động QLRR TDBL.