Tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 68 - 70)

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ tiền gửi cá nhân tại NHTMCP Sài Gòn:

3.2.2 Tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro:

Đi đơi với q trình tăng trưởng vốn, SCB cần quan tâm đặc biệt đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhằm tăng khả năng sinh lời và tháo gỡ những khó khăn trong cơng tác xử lý dứt điểm nợ tồn đọng kéo dài. Theo đó, SCB nên thành

lập một tổ xử lý nợ riêng với nhiệm vụ chính là đơn đốc và thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Hiện nay, SCB vẫn chưa xây dựng được khung quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro cịn thấp. Do đó, trong thời gian tới, để công tác quản trị rủi ro được kiểm soát chặt chẽ và thực sự mang lại hiệu quả cao, SCB cần thúc đẩy nhanh hơn quá trình xây dựng và triển khai mơ hình kiểm sốt rủi ro theo 3 vòng bảo vệ trên cơ sở tư vấn của Cơng ty kiểm tốn EY, bao gồm: Vòng 1 – kiểm sốt nội bộ, Vịng 2 – quản lý rủi ro và Vịng 3 – kiểm tốn nội bộ, được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:

Hình 3.1 Mơ hình Hệ thống kiểm sốt 3 vòng bảo vệ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 và định hướng hoạt động năm 2013 của SCB)

Ngồi ra, để có thể thực hiện tốt cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản, SCB nên xây dựng một hệ thống thơng tin hiệu quả, có khả năng phân tích và ước tính các nhu cầu thanh khoản trong những tình huống khác nhau và báo cáo kịp thời về Ban điều hành để không rơi vào thế bị động khi rủi ro thực sự phát sinh. Đồng thời, những biến động của tình hình kinh tế trong nước, trạng thái thanh khoản của các

ngân hàng cùng hệ thống cũng cần được theo sát, vì những khó khăn của nền kinh tế rất dễ dàng dẫn đến sự đổ vỡ về khả năng thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, từ đó sẽ gây hiệu ứng dây chuyền đến những ngân hàng khác, trong đó có SCB. Hơn nữa, việc cung cấp thơng tin ra công chúng phải được kiểm sốt chặt chẽ, khơng để những thơng tin khơng chính xác về SCB lan truyền trong dư luận, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Trong trường hợp phát sinh những thông tin gây bất lợi cho SCB, Ban lãnh đạo SCB cần nhanh chóng trấn an khách hàng, tránh làm gia tăng rủi ro thanh khoản đến mức đáng báo động, và tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khó khăn về thanh khoản tương tự như thời điểm một năm trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ tiền gửi cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 68 - 70)