Nội dung hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 36)

Ngân hàng Việt Á hoạt động với đầy đủ các chức năng kinh doanh của một

ngân hàng thương mại và có thế mạnh trong các hoạt động tài chính như: Kinh doanh vàng, đầu tư, tài trợ các dự án …

Ngân hàng Việt Á thực hiện nhiều hình thức huy động vốn, tham gia thị trường liên ngân hàng nội tệ, ngoại tệ và thị trường mở. Mở rộng hoạt động tín dụng cho vay

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Trong đó chủ yếu tập

trung đầu tư tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống…

Ngân hàng Việt Á phát triển các hình thức liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế và mở rộng dịch vụ cung ứng các tiện ích cho khách hàng ngày càng thuận lợi.

Đội ngủ nhân viên của ngân hàng luôn đảm bảo phục vụ nhanh chóng, tận tình, văn

minh, lịch sự với phương châm: “Sự thịnh vượng của khách hàng là thành đạt của

Ngân Hàng Việt Á.”

2.1.3. Quá trình phát triển – các cột mốc đáng nhớ của NHTMCP Việt Á

Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược nêu trên được cổ đông và nhân viên Việt Á

đồng tâm bám sát trong suốt 9 năm hoạt động của mình và những kết quả đạt được đã

giúp Ngân hàng phát triển vững chắc và ngáy càng nâng cao vị thế của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của Việt Á:

- 04/7/2003: Việt Á chính thức hoạt động.

- 24/12/2003: Việt Á tăng vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng lên 115 tỷ đồng

- 2004: Việt Á triển khai các dịch vụ Phone Banking, rút tiền liên chi nhánh, chuyển ngân vàng và tăng vốn điều lệ lên 190,4 tỷ đổng.

- 2005: Việt Á thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ, thanh toán quốc tế

- 2006: Triển khai nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản, hoạt động bao

thanh toán, đưa hệ thống SmartBank vào sử dụng, triển khai dịch vụ Mobile

banking. Việt Á bắt đầu triển khai chương trình hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin ngân hàng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động của ngân hàng.

- 2007: Với những bước chuẩn bị từ năm 2006, đến năm 2007 Việt Á đã chính

thức tiến hành tái cấu trúc và triển khai xây dựng chiến lược phát triển Việt Á Bank đến năm 2012, đồng thời chính thức phát hành thẻ Việt Á Card và triển khai dịch vụ Home Banking

- 23/2/2008: Đạt giải thưởng người tiêu dùng bình chọn “Dịch vụ hài lòng nhất” - 11/2008: Triển khai hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ, vận hành chính thức hệ thống chuyển mạch tài chính.

- 10/2009: Nhận giải thưởng “thương hiệu chứng khốn uy tín năm 2009”

- 2011: Chính thức phát hành thẻ tín dụng Visa và nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2011”

2.1.4. Cơ cấu và chức năng của các bộ phận trong ngân hàng Việt Á

2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức

Việt Á đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày

12/9/2000 của Chính phủ) và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhà nước và nhân dân (Quyết

định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của ngân hàng nhà nước)

Cơ cấu tổ chức của Việt Á bao gồm :

- Tám khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Giám sát rủi ro, Vận hành – Hỗ trợ, Công nghệ thông tin, Đối ngoại và Quan hệ quốc tế.

- Sáu ban: Kiểm soát - Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Nhân sự, Quản lý rủi ro, Phản ứng nhanh và Quản lý tài sản nợ - có (trực thuộc Tổng giám đốc).

- Một phịng: Kiểm tra kiểm sốt nội bộ (trực thuộc Tổng giám đốc).

2.1.4.2. Chức năng hoạt động

- Hội đồng quản trị: gồm 7 thành viên, hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban

Kiểm tra - Kiểm sốt nội bộ, Hội đồng Tín dụng, Ban nhân sự, Chiến lược...

- Ban điều hành: gồm có Tổng giám đốc điều hành và 7 Phó tổng giám đốc phụ tá cho Tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hố chiến lược tổng thể và

các mục tiêu do HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các vấn đề về chiến lược, trực tiếp điều hành hoạt động của ngân hàng.

- Ban kiểm tra - Kiểm soát nội bộ: Nhiệm vụ của ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Việt Á về sự tuân thủ pháp luật, các quy

định pháp lý của ngành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của Việt

Á. Qua đó, ban Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành.

- Hội đồng tín dụng: Hội đồng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý hoạt động tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối nguồn vốn tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn

định hạn mức tín dụng cho các Ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của

ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngồi nước, quyết định chuẩn mực

tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét các vấn đề khác liên quan đến hoạt

động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí.

- Uỷ ban quản lý Tài sản Nợ và Tài sản Có: Uỷ ban có nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý tài sản nợ và tài sản có hữu hiệu và kịp thời; quản lý khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ; quy định mức dự trữ thanh khoản; quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá; quyết định về cấu trúc vốn và nguồn

vốn, chính sách lãi suất; và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. [Phụ luc 3]

2.1.4.3. Cơ cu và chc năng ca phòng marketing ngân hàng Vit Á

Hiện nay cơ cấu tổ chức của phòng marketing ngân hàng Việt Á rất đơn giản

bao gồm 1 trưởng phịng và 5 nhân viên với các cơng việc cụ thể là thiết kế các tờ rơi,

đăng các mẩu quảng cáo, thiết kế và thu thập thông tin khách hàng tham gia các

chương trình khuyến mãi. Chức năng chủ yếu là chạy các chương trình khuyến mãi nhằm huy động vốn được ngân hàng thực hiện định kỳ nhân các ngày lễ lớn.

2.2. Thực trạng môi trường hoạt động marketing của ngân hàng Việt Á 2.2.1. Môi trường vĩ mô 2.2.1. Môi trường vĩ mô

Trong đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã

xác định mục tiêu phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến

lược đến năm 2020: cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các

TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu. Phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán

với chất lượng cao và mạng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ,

kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy

mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên các năm 2011 và 2012 là những năm đầy biến động, để khắc phục

những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mơ, ngày 24/02/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng

thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thơng tin chính sách”. Để hiện thực hoá các mục tiêu trên, Vào năm 2012 NHNN đã

phân chia các ngân hàng thành 4 nhóm với nhóm 1 được tăng trưởng tín dụng 17%,

nhóm 2 là 15%, nhóm 3 là 12% và nhóm 4 thì khơng được tăng trưởng tín dụng và có nguy cơ bị giải thể, sát nhập.

Mặt khác, NHNN cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc

nhập khẩu những hàng hố khơng thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hoá tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít cơng ty được nhập khẩu vàng, cấm

kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của NHNN

đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng Việt Nam. Đây là động thái có ảnh hưởng rất lớn đối với các ngân

hàng có nghiệp vụ huy động vàng, ngoại tệ trong dân do ảnh hưởng trực tiếp đến

nguồn vốn huy động của ngân hàng, trong đó có ngân hàng Việt Á.

2.2.1.2. Mơi trường văn hố – xã hi

Việt Nam có dân số trẻ. Trên tổng số dân 90 triệu người, 20% có tài khoản ngân hàng. Nhận thức của người dân về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được

nâng cao. Thay đổi trong thói quen sử dụng tiền mặt thể hiện một cách rỏ rệt, số lượng các giao dịch không dùng tiền mặt thông qua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ngày một tăng. Đối với Tp. HCM với các lợi thế về khoa học kỹ thuật và giáo dục nên trình

độ dân trí rất cao, nhu cầu về các dịch vụ tài chính của ngân hàng là rất lớn tạo nhiều

tiềm năng phát triển cho dịch vụ ngân hàng hiện đại.

2.2.1.3. Môi trường kinh tế

Tp HCM được đánh giá là trung tâm kinh tế tài chính – thương mại lớn của cả nước, có tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây khá ấn tượng đều trên 10%, với khoảng 150.000 doanh nghiệp chiếm gần 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước và khoảng 250.000 hộ kinh doanh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp với quy mô hoạt động đa số là vừa và nhỏ. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 doanh thu cả nước, mặt khác một số ngân hàng nhỏ có địa bàn hoạt động

chủ yếu là ở Tp HCM. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới và những

tồn tại trong nền kinh tế nội địa như lạm phát cao những năm qua, nợ xấu phình to, sức mua giảm, tình trạng tồn kho và giải thể của doanh nghiệp đáng báo động, sự yếu kém trong điều hành kinh tế vĩ mơ… thì nền kinh tế Tp HCM nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung là khơng mấy khả quan trong thời gian sắp tới.

2.2.1.4. Môi trường công nghệ

Từ năm 2008 đến nay, những nền tảng đầu tiên của mơ hình ngân hàng hiện đại

đã bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là sự phát triển liên tục của sản phẩm ngân hàng điện tử

(internet banking). Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nếu năm 2004 chỉ có 3 ngân hàng triển khai dịch vụ internet banking thì đến năm 2008 con số này đã là 25,

với các dịch vụ chủ yếu là cung cấp thơng tin, thanh tốn hóa đơn định kỳ, chuyển tiền trong hệ thống. Tiếp đến là sự lên ngôi của dịch vụ thẻ và cho vay tiêu dùng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng có khoảng 10.200 máy ATM, 37.000 máy quẹt thẻ POS, các ngân

hàng phát hành 23 triệu thẻ thanh toán. Trong khi đó, kênh phân phối hiện đại (giao

dịch qua internet, điện thoại, tin nhắn) cũng phát triển mạnh vì các ngân hàng đã không ngại đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin.

Tuy nhiên hạ tầng cơng nghệ và viễn thơng quốc gia cịn nhiều bất cập, phân tán nhỏ lẻ và thiếu đồng bộ do đó đã khơng thể hỗ trợ cho q trình phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng phát triển không đồng

đều, hệ thống chuyển mạch của ngân hàng cũng không đồng bộ, nên không kết nối được theo mơ hình thanh tốn quốc gia. Vấn đề bảo mật thông tin cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nạn hacker đối với phần mềm ngân hàng vẫn xảy ra, nguy cơ rủi ro vẫn

còn tiềm ẩn với khách hàng và ngân hàng.

2.2.2. Môi trường vi mô

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.1: Số lượng các ngân hàng trên thị trường qua các năm

2007 2008 2009 2010 2012 NHTM nhà nước 5 5 5 5 5 NHTM CP 34 40 39 38 37 NH liên doanh 5 5 5 5 5 Chi nhánh NHNg 41 44 45 53 50 (Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilg/vilgpages_hethongtctd.)

Với tổng số 97 ngân hàng chưa kể đến các tổ chức tín dụng, quỷ đầu tư, cơng ty bảo hiểm khác cho ta thấy được bức tranh tổng thể tình hình cạnh tranh trong ngành

ngân hàng là rất khốc liệt.

Ngân hàng Việt Á là một ngân hàng nhỏ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng, thời gian hoạt động chỉ mới 9 năm, thị phần trong huy

động và tín dụng cịn rất nhỏ, hệ thống mạng lưới nhỏ hẹp ảnh hưởng rất lớn đến khả

năng cạnh tranh của ngân hàng.

Bốn nhóm đối thủ chính của Việt Á trên thị trường hiện nay:

- Nhóm các ngân hàng thương mại quốc doanh: Vẫn thể hiện là nhóm ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhờ có thời gian hoạt động lâu dài và tiềm lực tài chính mạnh. Hiện nay nhóm này đã từng bước hồn thiện

hoạt động ngân hàng, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển nhóm khách hàng

ngồi quốc doanh, tư nhân cá thể, giảm dần các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp nhà nước yếu kém. Chú trọng phát triển dịch vụ tận dụng thế mạnh về vốn, mạng lưới, quan hệ đại lý và khả năng đầu tư lớn để khai thác và chiếm lĩnh thị trường dịch vụ thanh toán và dịch vụ hiện đại như dịch vụ thẻ. Điều này làm mơ hình hoạt động của ngân hàng ngày càng giống nhau làm gia tăng mức độ cạnh tranh.

- Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là nhóm ngân hàng năng động nhất, kết quả kinh doanh liên tục nhảy vọt trong các năm qua xuất phát từ chiến lược kinh doanh và tăng vốn điều lệ liên tục. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012 tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thuộc nhóm này đạt 172.108 tỷ đồng. Tiềm lực tài chính ngày

càng mạnh giúp các ngân hàng TMCP liên tục đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ

cơng nghệ hiện đại, gia tăng tiện ích cho người tiêu dùng. Các NHTMCP tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch, các chi nhánh rải đều khắp cả nước, bên cạnh đó, việc đa

dạng hố các hình thức huy động, tín dụng linh hoạt cho từng loại khách hàng với thủ tục gọn nhẹ nhanh chóng giúp nguồn vốn huy động và tín dụng của các NHTMCP tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp cải thiện hoạt động marketing mix tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)