2.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietcombank
2.2.2. Về thị phần thanh toán quốc tế củaVietcombank so với cả nước
Vietcombank tiếp tục duy trì được thị phần lớn trong hoạt động thanh toán XNK,
thị phần thanh toán XNK chiếm 20,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2009, 20% (2010), 19,20% (2011), 18,70% (2012). Trong đó doanh số thanh tốn xuất khẩu chiếm 22% thị phần cả nước trong năm 2009, 23% (2010),
22,60% (2011), 18,70% (2012); doanh số thanh toán nhập khẩu chiếm 19,1% thị
phần cả nước trong năm 2009, 17% (2010), 15,80% (2011) và 14,76% (2012).
Bảng 2.3. Giá trị, thị phần thanh toán XNK, xuất khẩu, nhập khẩu riêng lẻ của Vietcombank Đơn vị tính: Tỷ USD Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Thị phần/ cả nước (%) Giá trị Thị phần/ cả nước (%) Giá trị Thị phần/ cả nước (%) Giá trị Thị phần/ cả nước (%) Thanh toán XNK 25,62 20,40 31,00 20,00 38,80 19,20 47,34 18,70
Thanh toán Xuất khẩu 12,46 22,00 16,50 23,00 21,83 22,60 28,16 21,50
Thanh toán Nhập khẩu 13,15 19,10 14,50 17,00 16,97 15,80 19,18 14,76
Hình 2.4. Thị phần thanh tốn XNK, xuất khẩu, nhập khẩu riêng lẻ
0 5 10 15 20 25 2009 2010 2011 2012
Thanh toán XNK Thanh toán Xuất khẩu Thanh toán Nhập khẩu
Tuy nhiên, thị phần thanh tốn XNK của Vietcombank đang có xu hướng giảm dần so với thị phần cả nước. Mức giảm thị phần thanh toán XNK của Vietcombank trong giai đoạn 2009 đến 2012 so với thị phần cả nước là 1,7% giảm từ 20,1% năm 2009 xuống còn 18,70% năm 2012. Và nếu xem xét thị phần thanh toán XNK của Vietcombank trong khoảng thời gian dài hơn thì từ 2004 đến 2012 thì sự sụt giảm này có phần nghiêm trọng và đáng báo động khi mức giảm từ trên 30% xuống dưới
18% so với thị phần cả nước.
Bảng 2.4. Thị phần thanh toán XNK của Vietcombank qua các năm
Hình 2.5. Thị phần thanh tốn XNK của Vietcombank qua các năm
Nguồn: Phịng tổng hợp thanh tốn Vietcombank H.O
Mặc dù, doanh số TTQT của Vietcombank về mặt giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ tăng trưởng có tăng tương ứng với sự tăng trưởng của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, dư nợ tín dụng,… Tuy nhiên, thị phần TTQT của Vietcombank lại tụt giảm nghiêm trọng khi xét trong khoảng thời gian dài. Điều này cho thấy sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính Việt Nam với sự tham gia của các NHTM cổ phần mới với quy mô không quá lớn nhưng lại có những chiến lược kinh doanh cực kỳ hiệu quả và năng động cũng như các chi nhánh ngân hàng nước ngồi có sự hậu thuẩn mạnh mẽ từ ngân hàng mẹ là các thương hiệu ngân hàng uy tín trên thế giới. Vị thế độc
Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng thị phần (%) 100 100 100 100 - 100 100 100 100 Vietcombank (%) 32,3 29 27 24,1 - 20,4 20 19,2 18,70 Các NHTM khác (%) 67.7 71 73 75.9 - 79,6 80 80,8 81,30 32.3 67.7 29 71 27 73 24.1 75.9 0 0 20.4 79.6 20 80 19.2 80.8 18.7 81.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Vietcombank (%) Các NHTM khác (%)
quyền của khối NHTM cổ phần Nhà nước đã bị phá vỡ và thị phần đã bị chia sẽ cho nhiều tổ chức tín dụng.
2.2.3. Về số lượng khách hàng doanh nghiệp thực hiện thanh toán quốc tế tại
Vietcombank
Tính đến 31/12/2012, hệ thống Vietcombank trên tồn quốc có số lượng khách hàng doanh nghiệp lên đến 129.480 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có 32.924 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động XNK và thực hiện thanh toán XNK qua Vietcombank (phụ lục 3). Mỗi năm cơ sở khách hàng doanh nghiệp của Vietcombank đều tăng thêm được hơn 18.000 doanh nghiệp. Số lượng các loại tài khoản khách hàng doanh nghiệp do Vietcombank mở và quản lý bao gồm tài khoản tiền gửi thanh toán VND, ngoại tệ, tài khoản vay, tài khoản ký quỹ thực hiện thanh toán XNK lên đến 800.000 tài khoản.
Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp ngưng giao dịch với Vietcombank do giải thể, phá sản hoặc chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng TMCP khác trong năm 2012 xấp xỉ 10.000 doanh nghiệp.
Nguồn: Phịng Kế tốn tổng hợp Vietcombank HO
Mặc dù vậy, Vietcombank có một lợi thế đó là có một số lượng khách hàng là doanh nghiệp lớn có doanh số thanh tốn XNK hàng năm cao và có quan hệ gắn bó như VietNam Airline, các tổng cơng ty dầu khí, sắt thép, cao su,… Đây vừa là một thuận lợi vừa là một thách thức đối với Vietcombank khi mà nhiều ngân hàng TMCP khác đang dùng nhiều biện pháp cũng như lợi ích kinh tế để lơi kéo các khách hàng này chuyển sang giao dịch tại ngân hàng mình.
2.2.4. Về tổ chức, thực hiện, mức độ giảm thiểu rủi ro, chi phí hoạt động, sự hài
lịng của khách hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế tại hệ thống Vietcombank.
Nếu như các số liệu có thể thống kê được về doanh số, thị phần thanh toán XNK, số lượng khách hàng thực hiện thanh toán XNK qua Vietcombank phản ánh sự phát triển theo chiều rộng trong mảng TTQT của hệ thống Vietcombank thì các chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển theo chiều sâu như: Việc tổ chức thực hiện hoạt động
nhiều hay ít; Chi phí hoạt động có hợp lý chưa; Sự hài lịng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ TTQT của Vietcombank như thế nào. Đây là những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá mức độ phát triển theo chiều sâu của hoạt động TTQT tại Vietcombank nhưng trên thực tế rất khó để tính tốn và chắc chắn rằng Vietcombank phải tìm phương pháp, đầu tư nghiên cứu bằng mọi giá để tính tốn cho bằng được các chỉ tiêu này nếu muốn phát triển bền vững và giữ vững vị thế dẫn đầu về TTQT của mình.
Trong sự giới hạn về chuyên môn của đề tài cũng như kiến thức của tác giả, tác giả khơng thể tính tốn và đánh giá đầy đủ các tiêu chí phát triển theo chiều sâu nêu trên. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng cộng với kinh nghiệm làm việc tại Vietcombank tác giả cũng trình bày một số bất cập phát sinh được tập hợp trong thực tế tác nghiệp tại Vietcombank liên quan đến các chỉ tiêu trên.
Thứ nhất, về tổ chức, điều hành, thực hiện tác nghiệp trong hoạt động TTQT tại Vietcombank. Về cơ bản hoạt động TTQT trong hệ thống Vietcombank được tổ chức, điều hành, hoạt động thống nhất từ hội sở chính đến các chi nhánh, các phịng giao dịch. Để đảm bảo tính chính xác, an tồn và hệ thống khi thanh tốn thì ứng với từng phương thức TTQT cụ thể, Vietcombank đã ban hành các quy trình hướng dẫn tác nghiệp thống nhất trong tồn hệ thống là Quy trình thanh tốn chuyển tiền
bằng điện, Quy trình thanh tốn XNK theo hình thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chứng từ lưu hành nội bộ. Theo đó mọi hoạt động TTQT của hệ thống Vietcombank
đều được thực hiện thông qua một đầu mối duy nhất là Trung tâm thanh tốn trực thuộc hội sở chính Vietcombank thơng qua hệ thống mạng SWIFT và các hệ thống khác theo một chương trình phần mềm thống nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế quá trình tiếp xúc khách hàng, xử lý giao dịch, xử lý chứng từ thanh tốn vẫn tồn tại tình trạng khơng thống nhất giữa các chi nhánh gây sự thắc mắc cũng như phiền hà cho khách hàng. Một ví dụ cho sự không thống nhất này như yêu cầu về xuất trình chứng từ thanh tốn theo phương thức chuyển tiền bằng điện của các công ty giao nhận trên địa bàn TPHCM cho hãng tàu nước ngoài, một số chi nhánh yêu cầu các cơng ty giao nhận phải xuất trình hóa đơn giá trị gia tăng mà công ty giao nhận xuất cho khách hàng phía Việt Nam phải khớp đúng
thông tin với các khoản công ty giao nhận thanh toán cho hãng tàu nước ngoài, trong khi một số chi nhánh khác khơng u cầu. Ngồi ra, so với các ngân hàng TMCP khác, yêu cầu về xuất trình chứng từ thanh tốn của Vietcombank có phần khắt khe hơn.
Thứ hai, về mức độ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT tại Vietcombank.
Trong phần tiếp theo của nghiên cứu tác giả có trình bày một số các rủi ro hiện hữu trong hoạt động thanh toán XNK mà Vietcombank đang gặp phải. Tuy nhiên, mức độ giảm thiểu rủi ro cũng như những thiệt hại về mặt giá trị trong hoạt động TTQT tại Vietcombank như thế nào cũng là một vấn đề cịn đang bỏ ngõ do chưa có sự thống kê, tính tốn của hệ thống và tác giả cũng khơng có cơ sở để đánh giá vấn đề này. Tất yếu đây là một tồn tại cản trở sự phát triển theo chiều sâu của hoạt động TTQT tại Vietcombank.
Thứ ba, về chi phí hoạt động TTQT tại Vietcombank.Chi phí hoạt động TTQT là một trong những cơ sở để định giá thành và giá bán sản phẩm theo nguyên tắc của kế tốn chi phí. Tuy nhiên, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt nên rất khó để đáp dụng các ngun tắc của kế tốn chi phí cho ngân hàng như đối với doanh nghiệp.
Do vậy chi phí cho hoạt TTQT càng khó để tính tốn. Ngồi các khoản chi phí mà Vietcombank phải trả cho ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận khi thực hiện TTQT như phí do ngân hàng nước ngồi thu, điện phí dễ thống kê, tính tốn được thì các khoản phí khác có liên quan đến dịch vụ TTQT rất nhiều và lồng ghép vào các dịch vụ khác khó để tính tốn cụ thể. Chẳng hạn chi phí nhân cơng thực hiện dịch vụ TTQT thì có rất nhiều bộ phận liên quan như chi phí tiền cơng, tiền lương của nhân viên trực tiếp tại Phịng Thanh tốn XNK, nhân viên Phòng Quan hệ
khách hàng của các chi nhánh; nhân viên Trung tâm thanh tốn, Phịng Quan hệ đại
lý, Phịng Kế tốn quốc tế, Phịng Tin học, Phịng Đề án cơng nghệ, Phịng Chính sách sản phẩm bán lẻ của Hội sở chính... Rõ ràng, các phịng ban này khơng chỉ phục vụ cho một mảng hoạt động TTQT của Vietcombank mà còn nhiều mảng hoạt động dịch vụ khác. Ngồi ra, cịn các khoản chi phí chun chưa được tính tốn phân
bổ theo tỷ lệ hợp lý cho từng mảng hoạt động dịch vụ để làm cơ sở tính tốn giá bán dịch vụ.
Thứ tư, sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ TTQT của hệ thống Vietcombank. Đây là một vấn đề lớn và cần có một cơng trình nghiên cứu tỉ mỉ hơn để có thể đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và đưa ra những giải pháp cụ thể, hiệu quả cho vấn đề này. Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại đó là phần lớn lượng khách hàng đang sử dụng dịch vụ TTQT tại Vietcombank rơi và ba dạng đối tượng sau đây. Một là, đối tượng khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm với Vietcombank. Hai là, đối tượng khách hàng có quan hệ tín dụng với Vietcombank nên bắt buộc phải sử dụng dịch vụ TTQT của Vietcombank. Ba là, khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của Vietcombank vì họ biết chắc chắn rằng giá phí dịch vụ họ đang cần sử dụng của Vietcombank rẻ hơn một số ngân hàng TMCP khác. Do vậy, tác giả không đủ cơ sở để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ TTQT của Vietcombank.