Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 79 - 82)

: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh

3.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SCB

3.2.3.2 Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối

Thực hiện đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh. Việc này

không chỉ hạn chế được sự phụ thuộc vào sự tăng giảm tỷ giá USD mà còn tăng lợi nhuận trong kinh doanh do sự chênh lệch giữa giá bán ra và mua vào của những loại ngoại tệ khác cao hơn nhiều so với USD:

+ SCB cần đưa ra chính sách đẩy mạnh cho vay đối với các đơn vị xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu, các nước Châu Á ... nhằm thu hút được nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa và bán lại NH để trả nợ vay như đôla Canada (CAD), đồng Euro (EUR), đôla Singapor (SGD) Hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu từ những nước Châu Âu, và những nước khác NH có thể tăng doanh số bán các loại ngoại tệ khác nhau cho các đối tượng này.

+ Chú trọng phát triển dịch vụ chi trả kiều hối tại NH, ngồi việc thu phí từ dịch vụ chi trả kiều hối, NH cịn có thể mua lại nhiều loại ngoại tệ của các cá nhân bán lại cho NH lấy VNĐ.

Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Hiện nay, hoạt động

kinh doanh ngoại tệ của SCB chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay (Spot), còn các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối khác như mua bán có kỳ hạn, hốn đổi (Swap), quyền chọn (Option) thì mới chỉ được thực hiện với đồng USD. Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang tính đơn điệu. Việc đa dạng hố các loại hình giao dịch ngoại tệ bên cạnh giao ngay như kỳ hạn, quyền chọn và đa dạng

các loại ngoại tệ khác như EUR, AUD, CAD… sẽ tạo ra các cơng cụ phịng ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai giúp cho các khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của SCB chủ động trong kinh doanh, hạn chế tổn thất khi tỷ giá biến động theo hướng bất lợi đối với họ, thúc đẩy phát triển các giao dịch hối đối để góp phần hồn thiện thị trường hối đoái Việt Nam.

Cần ban hành các quy trình quy định cho các giao dịch ngoại tệ. Hiện

nay SCB mới thực hiện chia giao dịch sỉ lẻ trong tác nghiệp chứ chưa có văn bản hướng dẫn hay quy trình thực hiện cho các loại nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ như kỳ hạn, quyền chọn hay hốn đổi. Điều này gây khơng ít khó khăn và lúng túng cho nhân viên, đặc biệt là các nhân viên mới trong quá trình tác nghiệp. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp thì trước tiên SCB cần nghiên cứu ban hành hướng dẫn, các quy định cho các lại hình nghiệp vụ này.

Đảm bảo trạng thái ngoại hối ròng ở mức hợp lý. (dư mua, dư bán cuối mỗi ngày khơng vượt quá 30% vốn tự cĩ). Hiện nay trạng thái ngoại hối của SCB vẫn đang được duy trì ở mức dưới quy định của NHNN. Tuy nhiên SCB cũng cần chú ý khơng nên duy trì trạng thái mở của một đồng tiền ở mức độ lớn để tránh những tổn thất lớn khi tỷ giá biến động. Nếu một loại ngoại tệ đang được duy trì ở trạng thái trường quá lớn khi tỷ giá biến động theo chiều hướng giảm giá lúc đó NH sẽ bị lỗ nhiều do chênh lệch tỷ giá mua vào cao hơn tỷ giá bán ra hiện tại trên thị trường và ngược lại. Ngoài ra SCB nên tránh để vượt trạng thái ngoại hối điều này vừa sai quy định của NHNN, vừa trái quy định của SCB.

Xây dựng phòng kinh doanh ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nước cũng như của SCB là hoạt động chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của thế giới do đó SCB nên xây dựng phịng kinh doanh ngoại tệ theo mơ hình đạt tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các bộ phận sau:

Bộ phận kinh doanh trực tiếp: Bao gồm các nhà kinh doanh tiền tệ là

những người ra các quyết định mua bán một đồng tiền nào đó. Thơng thường trong bộ phận gồm hai nhóm nhân viên kinh doanh chính: các nhà kinh doanh phụ trách khách hàng (dealer) và những nhà kinh doanh ngoại hối chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi vị thế hối đoái của NH (trader).

Dealer có một số nhiệm vụ sau:

- Trực tiếp kinh doanh với khách hàng và yết giá khi cần thiết;

- Marketing cho bộ phận kinh doanh tiền tệ của NH tức là hỗ trợ cho khách hàng những thông tin cần thiết về khả năng đồng tiền đó sẽ tăng hay mất giá;

- Tư vấn trong giao dịch mua bán tiền tệ cho khách hàng của mình.

Trader có nhiệm vụ:

- Trả lời các câu hỏi về yết giá của các Dealer. - Kinh doanh đầu cơ bằng cách mua thấp bán cao; - Theo dõi các lệnh mua bán của khách hàng.

Bộ phận kế toán điều vốn: Là bộ phận chịu trách nhiệm về việc thanh

toán cho các tổ chức, cá nhân và NH đối tác cho mỗi giao dịch đã được thực hiện tại bộ phận kinh doanh. Họ cũng chịu trách nhiệm về việc hạch toán các bút toán cần thiết.

Bộ phận trung gian là bộ phận hoàn toàn chịu trách nhiệm theo dõi trạng

thái ngoại hối, hạn mức giao dịch, theo dõi lãi lỗ trong kinh doanh tiền tệ, chịu trách nhiệm phối hợp với hai bộ phận kiểm tra nội bộ và kiểm toán để theo dõi và quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

SCB cần chú trọng phát triển công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Hiện nay nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mang lại lợi nhuận cao cho NH nếu có đội ngũ nhân sự giỏi về kinh doanh ngoại tệ, có phương tiện kỹ thuật cơng nghệ tốt để hỗ trợ và có những nguồn cung cấp thơng tin tài chính đáng tin cậy. Trước hết SCB nên xây dựng một chương trình cập nhật thông tin về thị trường ngoại tệ quốc tế cũng như trong nước để cán bộ nhân viên có thể truy cập từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về xu hướng biến động tỷ giá của từng lại ngoại tệ trên thị trường, trên cơ sở đó thực hiện các giao dịch mua bán phù hợp tránh được rủi ro tỷ giá phát sinh. Song song đó SCB cần đầu tư các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ công tác theo dõi trạng thái cũng như các báo cáo phục vụ công tác quản trị nhằm tránh được rủi ro do công tác nhập liệu thủ công cũng như giảm tải công việc cho cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 79 - 82)