: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh
3.2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của SCB
3.2.3.3 Giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản
Tổ chức thực hiện quản trị thanh khoản
Công tác quản trị thanh khoản là một công việc phức tạp. Do đó để cân đối tốt cung và cầu thanh khoản thì nhất thiết phải có sự phối kết hợp giữa các phòng ban và phải phân định rõ trách nhiệm của từng phòng ban trong việc tổ chức quản lý thanh khoản ở điều kiện thanh khoản bình thường chứ khơng đợi khủng hoảng thanh khoản mới yêu cầu các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ điều hành thanh khoản cần thiết. Do đó cơng tác quản trị thanh khoản cần phải được phối hợp thực hiện giữa các phịng ban chứ khơng chỉ riêng phịng nguồn vốn và phịng kế tốn chi nhánh thực hiện như hiện nay.
Việc tổ chức điều hành thanh khoản tại SCB nên thực hiện cụ thể như sau: - Phịng quản lý tín dụng hằng ngày vào mỗi buổi sáng phải lập kế hoạch tiền mặt VND hay ngoại tệ sẽ được giải ngân hay thu nợ là bao nhiêu gởi đến bộ phận phụ trách theo dõi và điều hòa vốn VND và ngoại tệ của SCB biết để cân đối vốn cho hoạt động hằng ngày của NH một cách hợp lý, tránh để tình trạng thiếu vốn trong chi trả ảnh hưởng đến uy tín của NH. Hay tình trạng q dư thừa
vốn vào cuối ngày ảnh hưởng đến cơng tác an tồn kho quỹ và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Cần đảm bảo tỷ lệ tiền mặt tồn quỹ cuối ngày phải tương đương khoảng 15%-20% doanh số chi trả trong ngày. Việc quy định tỷ lệ tiền mặt tồn quỹ như trên nhằm đảm bảo nhu cầu chi trả vào đầu ngày hơm sau, nếu tiền mặt cịn lại cuối ngày dưới mức này thì vào đầu giờ sáng hơm sau phịng nguồn vốn phải cân đối lại tiền gửi tại các NH để có kế hoạch rút tiền mặt về nhập quỹ đảm bảo nhu cầu chi trả.
- Bộ phận kinh doanh ngoại tệ cũng phải gửi kế hoạch về doanh số dự kiến mua, bán các loại ngoại tệ trong ngày cho phòng nguồn vốn để cân đối thừa/thiếu VND. Nếu Bộ phận kinh doanh ngoại tệ dự kiến bán ngoại tệ lấy VND thì phịng kế tốn sẽ cân đối VND nếu thừa sẽ có kế hoạch nộp vào tài khoản tiền gửi tại các TCTD khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Trường hợp có nhu cầu mua ngoại tệ để kinh doanh khi đó phịng nguồn sẽ có cân đối vốn nếu thiếu sẽ rút tiền gửi tại các TCTD hay từ hội sở để phục vụ kinh doanh.
- Việc chi trả kiều hối: SCB cần phải cân đối và dự trữ ngoại tệ đầy đủ đảm bảo khách hàng đến nhận kiều hối là có tiền ngay, nên hạn chế phải đi mua ngoại tệ từ bên ngoài với giá cao để chi trả khi loại ngoại tệ đó khơng có trong ngân quỹ của NH, việc này sẽ làm giảm lợi nhuận của NH chỉ vì khả năng cân đối ngoại tệ yếu. Đối với nguồn tiền kiều hối chuyển về SCB, phải có biện pháp tiếp thị hoặc tăng phí dịch vụ cao lên nếu khách hàng nhận kiều hối bằng ngoại tệ mặt, hay đưa ra lãi suất tiết kiệm hấp dẫn để nhằm thu hút nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tại SCB.
Xây dựng chính sách quản trị thanh khoản
SCB cần đề ra các mục tiêu là phải đảm bảo đủ vốn nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả và thanh toán của khách hàng, hạn chế tối đa việc lãng phí nguồn vốn
nhàn rỗi, có kế hoạch đầu tư nguồn vốn này để đảm bảo khả năng sinh lời tối đa.
Chính sách quản trị thanh khoản mà SCB cần phải đề ra thực hiện là:
Quản lý tài sản có hiệu quả, tạo tính ổn định cao để không tạo ra những cú sốc rút tiền ồ ạt.
Xác định và dự báo được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong từng thời kỳ để có thể chủ động chuẩn bị nguồn vốn chi trả kịp thời.
Xác định các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu trên thông qua việc dự báo các dòng tiền vào trong khoảng thời gian tương ứng, tính trạng thái thanh khoản thực tế của NH tại thời điểm phải thực hiện việc chi trả.
Xác định kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn bổ sung trong trường hợp xảy ra thiếu hụt thanh khoản.
Ngoài ra SCB cần xác định mức dự trữ thanh khoản và đầu tư như thế nào cho hợp lý. Ban điều hành là những người nắm rõ hoạt động tại NH của mình sẽ là người quyết định nên giữ bao nhiêu vốn dưới dạng tiền mặt, bao nhiêu sẽ đầu tư vào thị trường tài chính hay thị trường vốn liên NH, còn lại sẽ điều chuyển để cân đối vốn cho toàn hệ thống SCB.
Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ hợp lý
Trong thời gian qua SCB đã không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh. Ngồi việc tính tốn chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở chi nhánh, phịng giao dịch, thì SCB phải tính đến việc ln chuyển các dịng vốn giữa các chi nhánh, phịng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo thanh khoản cho cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Hiện nay việc điều chuyển vốn tại SCB được thực hiện theo nguyên tắc phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh nào thì điều chuyển qua chi nhánh đó, chi nhánh thực hiện điều chuyển với hội sở, nguyên tắc này phần nào gây lãng phí cho NH cũng như bất cập với tình hình thực tế khi hai nơi
thừa và thiếu tiền lại không được điều chuyển trực tiếp cho nhau. Việc đề ra hiện nay là SCB cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hội sở, chi nhánh, phịng giao dịch để có thể điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu ngay chứ không cần điều qua đơn vị chủ quản của nơi thừa thiếu vốn, cịn thủ tục quản lý vốn có thể thực hiện trên văn bản để hội sở cũng như chi nhánh có thể theo dõi tình hình sử dụng vốn của từng đơn vị.