Định hướng của Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 76 - 83)

3.1. Định hướng xử lý nợ xấu

3.1.2. Định hướng của Vietcombank

- Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ; xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng:

+ Đánh giá chất lượng và khả năng thu nợ của các khoản tín dụng: tự rà sốt, đánh giá chất lượng và khả năng thu nợ của tồn bộ danh mục tín dụng Chi nhánh theo 04 nhóm: nhóm khách hàng tiếp tục tăng trưởng tín dụng; nhóm khách hàng giữ ổn định quy mơ, thị phần tín dụng; nhóm khách hàng rút giảm quy mơ dư nợ, tăng cường tài sản bảo đảm; nhóm khách hàng rút giảm dư nợ, tiến tới chấm dứt tín dụng. Trên cơ xở

phân loại nhóm khách hàng này, Chi nhánh có các biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời đối với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng.

+ Đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi nợ có vẫn đề: phân tích đánh giá thực trạng khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi, biện pháp và tiến độ thu hồi nợ đối với từng khách hàng có nợ được cơ cấu và các khoản nợ có vấn đề.

+ Xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu: hoàn thành kế hoạch do Hội sở chính giao; thành lập Ban xử lý nợ có vấn đề tại các Đơn vị có nợ xấu, nợ đã xử lý dự phịng rủi ro tín dụng từ 05 tỷ VND trở lên. Giám đốc Chi nhánh trực tiếp làm trưởng ban. Định kỳ hàng tuần Ban xử lý nợ của các Chi nhánh tiến hành họp phân tích đánh giá tình hình thực trạng khách hàng, tình hình tài sản đảm bảo, cơng nợ, hàng tồn kho, khả năng thu hồi nợ, biện pháp và tiến độ thu hồi để xử lý sớm và hiệu quả các khoản nợ có vấn đề. Kết quả họp được ghi chép, phản ánh tại Biên bản. Hàng tháng, Ban xử lý nợ có vấn đề của các Chi nhánh gửi Biên bản họp về Phòng Cơng nợ Hội sở chính.

+ Nâng cao chất lượng tín dụng: rà sốt mức thẩm quyền phán quyết tín dụng, đảm bảo phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của từng Chi nhánh. Nâng cao kiến thức của cán bộ làm cơng tác tín dụng theo Khung đào tạo. Tăng cường giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định trong hoạt động kinh doanh để phòng ngừa và xử lý kịp thời các sai phạm. Tn thủ các quy chế/quy trình tín dụng và cá điều kiện cho vay theo phê duyệt của cấp thẩm quyền. Tăng cường và đảm bảo chất lượng công tác kiểm tra trước, tỏng và sau khi cho vay. Báo cáo tình hình thực hiện các điều kiện cho vay theo phê duyệt của cấp thẩm quyền khi phát sinh.

- Tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng ủi ro để xử lý nợ xấu: + Tăng cường trích lập dự phịng rủi ro:

Phịng QLRRTD rà sốt chất lượng xếp hạng tín dụng khách hàng của các Chi nhánh, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng của khách hàng đối với cả khách

hàng thuộc thẩm quyền phê duyệt xếp hạng tín dụng của phịng QLRRTD và trong thẩm quyền Chi nhánh.

Rà soát, đánh giá khả năng phát mại và giá trị thị trường của tài sản bảo đảm để xác định giá trị và tỷ lệ khấu trừ hợp lý, trích lập dự phịng rủi ro tối đa, tạo nguồn để xử lý nợ xấu.

Hạch tốn hàng tháng số liệu trích lập dự phịng rủi ro.

Thực hiện phân loại tài sản có, trích lập dự phịng rủi ro theo Thơng tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 (hiệu lực từ 01/06/2014) từ tháng 10/2013 để chủ động có các giải pháp phù hợp.

+ Xử lý dự phịng rủi ro tín dụng:

Thực hiện phân loại nợ đầy đủ và chủ động sử dụng dự phịng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu theo quy định của NHNN và VCB.

Tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ triệt để các khoản nợ đã sử dụng dự phịng rủi ro.

Hội sở chính xây dựng và giao kế hoạch sử dụng dự phòng cho các Chi nhánh hàng năm.

- Cơ cấu lại nợ; miễn, giảm lãi suất cho khách hàng vay có triển vọng tốt: + Cơ cấu lại thời hạn trả nợ:

Thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo đúng quy định tại QĐ 780/QĐ- NHNN ngày 23/04/2012 và chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 17/09/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các khách hàng khó khăn tạm thời, có khả năng chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ tốt sau cơ cấu. Không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng sử dungjv vốn sai mục đích được quy định trong hợp đồng tín dụng, vi phạm các quy định khác trong hợp đồng tín dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan; đảm bảo kiểm sốt chất lượng tín dụng đúng bản

Xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi, gia hạn trả nợ gốc và lãi theo quy định tại Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng (theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001; Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng) và hướng dẫn cho vay của Vietcombank tại Quyết định 228/QĐ- NHNT.HĐQT ngày 02/10/2006 của Hội đồng quản trị.

+ Giảm, miễn lãi tiền vay: xem xét thực hiện giảm, miễn lãi vay đối với các khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo nguyên tắc:

Giảm, miễn lãi để tận thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc một phần lãi cho Vietcombank;

Số tiền giảm, miễn lãi phù hợp với khả năng tài chính của Vietcombank;

Vietcombank thực hiện giảm, miễn lãi cho khách hàng khi có đủ hồ sơ giảm, miễn lãi theo quy định

Vietcombank chỉ xét giảm, miễn lãi chưa thu.

- Hỗ trợ vốn để khách hàng vay khắc phục khó khăn và phục hồi: hỗ trợ vốn, xem xét hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đánh giá lại tài sản bảo đảm; bổ sung, hòan thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm: + Đánh giá lại tài sản bảo đảm:

Thực hiện rà soát định kỳ hàng năm danh sách các công ty thẩm định giá hợp tác với Vietcombank.

Nâng cáo chất lượng công tác thẩm định giá tài sản bảo đảm.

Tuân thủ việc rà soát và đánh giá lại tài sản bảo đảm định kỳ theo Chính sách bảo đảm tín dụng hiện hành của Vietcombank.

+ Hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm

Thực hiện khai báo đúng các thông tin về tài sản bảo đảm trên hệ thống công nghệ.

- Thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm và bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ và các tổ chức, cá nhân khác.

+ Thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm

Tăng cường hoạt động của Ban xử lý nợ có vấn đề đảm bảo việc thực hiện kế hoạch được Hội sở chính giao

Tập trung nguồn lực cho cơng tác xử lý và thu hồi nợ có vấn đề đảm bảo việc thu hồi nợ liên tục và quyết liệt

Phân công trách nhiệm đối với từng cá nhân về tiến độ, biện pháp thu hồi nợ. Phịng Cơng nợ, Phòng Xử lý & Thu hồi nợ phối hợp với các Chi nhánh làm việc trực tiếp với khách hàng có nợ có vấn đề để áp dụng biện pháp thu hồi nợ phù hợp, tuân thủ Quyết định 106/QĐ-NHNT.CSTD của Tổng Giám đốc ngày 07/04/2009 trên nguyên tắc phân nhóm khách hàng:

o Nhóm 1: khách hàng khó khăn nhưng có thiện chí hợp tác, thiện chí trong xử lý tài sản đảm bảo: Chi nhánh tiến hành thỏa thuận với khách hàng về việc xử lý thu hồi nợ và tiến độ thu nợ;

o Nhóm 2: khách hàng không hợp tác, sử dụng vốn vay đúng mục đích nhưng có nguồn trả nợ: tiến hành ngày các thủ tục khởi kiện;

o Nhóm 3: Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, có dấu hiệu lừa đảo, có nguồn trả nợ nhưng thiếu hợp tác: Chi nhánh phối hợp với cơ quan cơng an để có các chế tài phù hợp.

Ban hành quy trình xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống, thu hồi nợ nhanh và hiệu quả.

Thực hiện rà soát các tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất để nhận chuyển nhượng đối với các tài sản đáp ứng yên cầu làm trụ sở Chi nhánh hoặc trụ sở Phịng Giao dịch trong tồn hệ thống Vietcombank.

+ Bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ và các tổ chức, cá nhân khác

Rà sốt, đánh giá cá khoản nợ có vấn đề. Thực hiện mua bán nợ nếu hiệu quả hơn việc phát mại tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng.

Hội sở chính xem xét triển khai bán nợ theo phương thức trái phiếu đặc biệt với VAMC.

Ưu tiên bán nợ đã sử dụng dự phịng rủi ro, nợ có tài sản bảo đảm khó xử lý, phức tạp; nợ của TCTD khác đã bán nợ cho DATC; khách hàng thiếu thiện chí….

- Hốn đổi nợ thành vốn góp, cổ phần của khách hàng vay: + Tổng hợp danh mục nợ có vấn đề có thể hóan đổi

Rà sốt danh mục nợ có vấn đề theo tiêu chí phù hợp đối với việc góp vốn, mua cổ phần.

Đánh giá lựa chọn khoản nợ có vấn đề có thể hốn đổi. + Xây dựng kế hoạch góp vốn cổ phần bằng việc hốn đổi nợ

Trên cơ sở các khoản nợ có vấn đề được lựa chọn ở trên, lập phương án hoán đổi nợ, gồm:

Quy mơ: một phần hoặc tồn bộ giá trị khoản nợ;

Điều kiện thực hiện: các điều khoản ràng buộc để hạn chế rủi ro;

Hình thức thực hiện: Vietcombank tự góp vốn và/hoặc chào nhà đầu tư khác cùng góp vốn (các quỹ đầu từ, cơng ty AMC…)

Thực hiện các thủ tục góp vốn theo quy định pháp luật và quy trình đầu tư. Cử nhân sự (người đại diện) tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp (qua quản trị điều hành).

Quản lý sau đầu tư, tìm kiếm cơ hội thối vốn tại mức sinh lời kỳ vọng.

- Bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ tài chính: rà sốt danh mục nợ xấu thuộc đối tượng xem xét bán nợ cho Công ty quản lý tài sản/công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước.

- Kiểm sốt chặt chẽ, giảm chi phí hoạt động:

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ các mảng hoạt động tại Chi nhánh và các Phòng giao dịch đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn.

+ Rà sốt cơng tác phân cơng, quản lý nội bộ để nâng cao năng suất lao động. + Thực hiện tiết kiệm và tiết giảm hợp lý một số chi phí hoạt động.

- Hạn chế phát sinh nợ xấu trong tương lai:

+ Thực hiện công tác phát triển khách hàng theo định hướng Hội sở chính khuyến nghị;

+ Chú trọng quản lý rủi ro theo nhóm khách hàng, ngành hàng, kết hợp với nâng cao chất lượng công tác thẩm định để ngăn chặn nợ xấu ngày từ bước thẩm định, giải ngân;

+ Tuân thủ các chính sách, văn bản tín dụng theo quy định của pháp luật và Vietcombank gồm quy chế cho vay, bảo đảm tiền vay….;

+ Phân loại, đánh giá xếp hạng tín dụng đúng thực trạng khách hàng và ứng dụng kết quả trong công tác lựa chọn khách hàng;

+ Thường xuyên rà sốt, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay của khách hàng để có ứng xử kịp thời, giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)