Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 68)

2.4 Đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu tại Vietcombank Nam Sài Gòn

2.4.3 Kết quả đạt được

Đứng trước tình hình chung của nền kinh tế trong giai đoạn 2008-2012, Chi nhánh ln tích cực rà sốt củng cố hồ sơ và áp dụng các biện pháp đảm bảo bổ sung khi cần thiết và đạt được những kết quả như sau:

Bảng 2.12: Xử lý nợ xấu 2008-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 NH TDH NH TDH NH TDH NH TDH NH TDH

NX đầu kỳ 10,900 500 75,709 30,198 2,747 25,083 20,232 79,622 8,000 38,838

+/- trong kỳ 64,809 0 (72,962) (5,115) 17,485 54,539 (12,232) (40,783) 21,748 (6,985)

NX cuối kỳ 75,709 30,198 2,747 25,083 20,232 79,621 8,000 38,838 29,748 31,853

( Trích nguồn Báo cáo Dự phịng rủi ro năm 2008-2009)

Nhìn những số liệu trên có thể thấy kết quả và nổ lực của Chi nhánh trong việc thu hồi được nợ xấu trong giai đoạn này.

Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ xấu so với hệ thống Vietcombank:

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Chi nhánh 3.57 % 0.78% 2.28% 0.99% 1.17%

Hệ thống VCB 4,61% 2,47% 2,83% 2,03% 2,40%

( Tác giả tự tính)

So với trong tồn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh là rất thấp.

Bảng 2.14: Tình hình dư nợ xử lý bằng dự phịng rủi ro năm 2008-2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Dư nợ XL DPRR đầu kỳ 92.124 30.978 22.058 22.475 70.570

Dư nợ XL DPRR tăng trong kỳ 6.675 101 48.424 61.887

Thu nợ đã XL DPRR trong kỳ 35.394 8.920 1.600 1.625 14.690

Xuất toán 32.427

Chênh lệch do +/- tỷ giá 1.916 1.296

Dư nợ XL DPRR cuối kỳ 30.978 22.058 22.475 70.570 117.767

(Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Nam Sài Gòn năm 2010-2012)

Chi nhánh luôn kiên quyết thu hồi nợ quá hạn bằng mọi biện pháp, tận thu đối với những khoản nợ còn nguồn thu, và khởi kiện những đơn vị chây ỳ.

Trong năm 2008, Chi nhánh bán nợ Cơng ty VTTB&XDCT 624 có nợ gốc 26,179 tỷ đồng thu được 14,398 tỷ đồng; số tiền chênh lệch 11,781 tỷ đồng là phần được xuất tốn ; bán nợ Cơng ty CTGT 86 có nợ gốc là 31,646 tỷ đồng thu được 11 tỷ đồng, phần chênh lệch 20,646 tỷ đồng là phần được xuất toán.

Năm 2009, số nợ quá hạn đã xử lý dự phòng rủi ro thu được là 8,920 tỷ đồng; trong đó của Cơng ty XD cầu 75 là 0,645 tỷ đồng; Tổng công ty CTGT 6 là 1,6 tỷ đồng và Nguyễn Thế Hùng là 6,675 tỷ đồng.

Trong năm 2010, số nợ quá hạn đã xử lý dự phòng rủi ro thu được là 1,6 tỷ đồng (Tổng công ty CTGT 6).

Năm 2011, số nợ quá hạn đã xử lý dự phòng rủi ro thu được là 1,625 tỷ đồng (Tổng công ty CTGT 6: 0,072 tỷ đồng và CN công ty Xây dựng cầu 75: 0,915 tỷ đồng; bà Trần Thị Thu Diễm: 0,1 tỷ đồng và bà Võ Thị Phỉ: 0,538 tỷ đồng). Tuy nhiên cũng trong năm 2011 dư nợ quá hạn phải xử lý bằng dự phòng rủi ro tăng thêm tương đối nhiều là 48,42 tỷ đồng, trong đó dư nợ VND: 38,71 tỷ đồng gồm công ty TNHH Mặt Trời Quốc tế: 24,1 tỷ đồng, công ty TNHH Hưng Tiến Thành 1,4 tỷ đồng, công ty Lâm Phát 6,33 tỷ đồng, công ty CP ĐT PT XD số 8 là 1,64 tỷ đồng, bà Nguyễn Thị Đào 1,9 tỷ đồng, ơng Hồng Đại Quang 2,96 tỷ đồng… và dư nợ USD là 466,375 nghìn USD (cơng ty TNHH Mặt Trời Quốc tế).

Trong năm 2012, số nợ quá hạn đã xử lý dự phòng rủi ro thu được là 4,224 tỷ đồng (bà Lê Thị Quyên: 0,033 tỷ đồng; bà Trần Thị Thu Diễm: 0,506 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Kim Liên: 0,085 tỷ đồng; bà Nguyễn Thị Lành: 0,016 tỷ đồng; công ty Sợi Việt Ý Vita: 0,049 tỷ đồng, công ty TNHH Dân Việt: 0,351 tỷ đồng; công ty TNHH Mặt trời quốc tế: 2,138 tỷ đồng và cơng ty Thủy sản XK An Hóa: 1,046 tỷ đồng) và 502,5 nghìn USD (cơng ty TNHH Mặt trời quốc tế: 466,38 nghìn USD; cơng ty Thủy sản XK An Hóa: 36,12 nghìn USD).

2.4.4 Khó khăn trong q trình xử lý nợ xấu:

- Do thời gian chờ giải quyết của các cơ quan chức năng kéo dài (khởi kiện, thi hành án, bán đấu giá tài sản thế chấp,…) - đặc biệt đối với những tài sản thế chấp là động sản (máy móc, hàng hóa…) - dễ bị hỏng hóc, lạc hậu về chủng loại, mẫu mã, kỹ thuật khiến cho giá trị thu hồi là rất thấp.

- Trước đây, các khoản nợ xấu tại Chi nhánh trong trường hợp bắt buộc phải khởi kiện thì Chi nhánh thường thực hiện tại Tịa án nhân dân TP.HCM, sau khi có bản án Chi nhánh sẽ yêu cầu thi hành án tại Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM, điều này rất thuận lợi cho Chi nhánh trong việc quan hệ, xử lý thu hồi nợ xấu vì Chi nhánh chỉ phải quan hệ với 02 cơ quan có thẩm quyền xử lý thi hành là Tòa án TP.HCM và Cục thi hành án TP.HCM. Tuy nhiên, kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012 thì việc xử lý thu hồi nợ bằng biện pháp khởi kiện, thi hành án gặp phải một số khó khăn:

Việc khởi kiện và thi hành án khơng cịn được thực hiện tại Tịa án nhân dân TP.HCM và Cục Thi hành án Dân sự TP.HCM như trước đây mà phải thực hiện tại Tòa án cấp quận, huyện nơi bị đơn đóng trụ sở đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc nơi cư trú (đối với cá nhân), điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong cơng tác xử lý thu hồi nợ vì thời gian thu hồi kéo dài do thủ tục hành chính, tốn nhiều chi phí do phải quan hệ làm việc với nhiều hơn 02 cơ quan có thẩm quyền như trước đây, … Trên thực tế có trường hợp khách hàng có tài sản thế chấp khơng nằm cùng một quận với nơi cư trú hoặc trụ sở đăng ký kinh doanh của khách hàng, khi thi hành án thì cơ quan thi hành án nơi bị đơn cư trú hoặc trụ sở đăng ký kinh doanh (thụ lý theo thẩm quyền, Tịa án

quận nào xử thì thi hành án tại Chi cục thi hành án quận đó) phải làm thủ tục

ủy thác cho cơ quan thi hành án nơi có tài sản thế chấp tọa lạc để thi hành. Việc quy định các vụ kiện tranh chấp thương mại đều phải thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp quận huyện (trước đây khởi kiện tại Tòa án nhân dân TP.HCM) theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012 dẫn đến tình trạng q tải tại các Tịa án nhân dân cấp quận huyện trên địa bàn TP.HCM. Thực tế tại Chi nhánh có trường hợp khi tiến hành nộp hồ sơ khởi

kiện thì Tịa án cấp quận huyện đề nghị Chi nhánh hoãn thời gian khởi kiện đến hết tháng 9/2012 do các Thẩm phán tồn hồ sơ chưa giải quyết xong, nếu tiếp tục thụ lý và phân cho Thẩm phán thì sẽ ảnh hưởng đến thành tích thi đua của đơn vị (do không đạt chỉ tiêu). Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Chi nhánh trong việc khởi kiện thu hồi nợ do thời gian thực hiện kéo dài.

- Công tác tư pháp, điều tra bộc lộ nhiều hạn chế, Tòa án, thi hành án, hành chánh rườm rà, dành quá nhiều thuận lợi cho con nợ dẫn đến bất lợi, khó khăn cho chủ nợ trong việc thu hồi nợ

- Trong các điều khoản của Hợp đồng đảm bảo, ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện “Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của Hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ”. Trên thực tế, nếu không đạt được sự thoả thuận với khách hàng hoặc khách hàng khơng hợp tác, cố tình chây kỳ để kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ cịn cách chuyển hồ sơ khởi kiện

- Luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà khơng có sự can thiệp của Tồ án. Do đó, dù có phán quyết của Tồ, ngân hàng vẫn cịn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá... Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ mất ít nhất 2 năm, trung bình mất 8-9 năm

- Cơ quan cơng chứng thường không đồng ý xác nhận vào các văn bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản khi thiếu ý kiến chấp thuận của chủ tài sản mặc dù theo Quyết định 149/2001 đã tạo ra cơ chế tương đối thoáng để ngân hàng tự xử lý, bán tài sản đảm bảo là bất động sản thu hồi nợ dù có hoặc khơng có sự đồng ý của chủ tài sản.

- Nhà đất đóng băng khơng bán được, hàng tồn kho cao, thị trường xuất khẩu thu hẹp, không luân chuyển được

- Trong việc đối chiếu cơng nợ với các chủ đầu tư cơng trình có khách hàng bị xử lý nợ thi công do các chủ đầu tư khơng có thiện chí, hợp tác. Ví dụ: không xác nhận

khối lượng thi cơng, khơng thanh tốn tiền về tài khoản của đơn vị bị xử lý nợ trở lại VCB Nam Sài Gòn.

- Trong nhiều trường hợp, các khách hàng nợ mặc dù vẫn cịn khả năng thanh tốn nợ, nhưng thường trì hỗn, chây ỳ hoặc lẫn tránh việc trả nợ. Một số khách hàng có thiện chí trả nợ, nhưng họ vẫn có tâm lý chờ đợi tình hình thị trường bất động sản thuân lợi, giá lên cao để có thể thanh tốn nợ cho ngân hàng nhiều hơn sau khi bán tài sản bảo đảm.

- Về mặt chủ quan: cơ chế kiểm tra của VCB còn một số sơ hở, 1 số cán bộ tín dụng bị khách hàng hoặc mơi giới bên ngồi móc nối dẫn đến sai phạm nghiệp vụ cho vay

- Hiện nay ngân hàng khơng có một quỹ riêng nào để dùng làm kinh phí chi việc xử lý tài sản thu nợ bằng biện pháp khởi kiện tòa án.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã đi khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Nam Sài Gịn, từ đó nêu lên vị thế của Chi nhánh so với hệ thống Vietcombank và so với một số ngân hàng TMCP khác để giải quyết lý do chọn phạm vi nghiên cứu ở cấp độ Chi nhánh.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đi sâu vào tình hình cho vay và nợ xấu của Chi nhánh năm 2008-2012, giải thích các lý do cơ cấu nợ xấu theo từng thời kỳ. Tác giả đã nêu rõ những nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu xảy ra ở Chi nhánh trong giai đoạn này và nêu một số trường hợp cụ thể tại Chi nhánh.

Song song với tình hình nợ xấu tại Chi nhánh, tác giả đã trình bày những giải pháp mà Chi nhánh đã và đang áp dụng để xử lý nợ xấu, thơng qua đó tác giả đánh giá những thuận lợi, kết quả và những khó khăn Chi nhánh gặp phải trong quá trình xử lý nợ xấu.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN

3.1. Định hướng xử lý nợ xấu 3.1.1 Định hướng của Chính Phủ 2: 3.1.1 Định hướng của Chính Phủ 2:

Vào ngày 31/05/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 843/QĐ-TTg, trong đó bao gồm ĐỀ ÁN “XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG” theo thì giải pháp xử lý nợ xấu chung của tồn hệ thống tập trung vào các vấn đề:

1. Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp

Các tổ chức tín dụng sẽ phải tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại tồn bộ các khoản cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư theo mức độ rủi ro.

2. Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu

Trên cơ sở rà soát, đánh giá lại các khoản cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác đầu tư, tổ chức tín dụng tích cực phân loại nợ, hạch tốn đúng bản chất nợ xấu, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên các khoản nợ xấu khơng có tài sản bảo đảm, khách hàng vay khơng cịn tồn tại và nợ xấu thuộc nhóm 5.

3. Tiếp tục cơ cấu lại nợ

Tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ (giãn thời gian trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) và xem xét miễn, giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt sau cơ cấu lại nợ để khách hàng giảm bớt khó khăn tài chính tạm thời và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo nguồn thu mới trả nợ tổ chức tín dụng.

4. Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi

Tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư, cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng có nợ xấu do khó khăn tạm thời nhưng có triển vọng phục hồi và phát triển tốt. Đối với các dự án, cơng trình đầu tư dở dang hoặc sắp hồn thành và có khả năng phát huy hiệu quả kinh tế, tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay, đầu tư để hoàn thiện đưa vào khai thác hoặc bán để thu hồi nợ.

5. Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm

Rà soát, đánh giá lại tài sản bảo đảm và thỏa thuận với khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm hợp pháp; phối hợp với khách hàng và các cơ quan, tổ chức liên quan hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với những khoản vay, tài sản bảo đảm chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý.

6. Thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm

Tổ chức tín dụng tích cực đơn đốc, thu hồi nợ; xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ và các tổ chức, cá nhân khác.

7. Hốn đổi nợ thành vốn

Tổ chức tín dụng chuyển nợ xấu thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp có nợ tại tổ chức tín dụng, đồng thời tham gia cơ cấu lại doanh nghiệp.

8. Bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) thuộc Bộ Tài chính

Ngân hàng thương mại nhà nước bán cho DATC các khoản nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước để xử lý trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Tổ chức tín dụng tích cực triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước theo phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

9. Kiểm sốt chặt chẽ và giảm chi phí hoạt động

Tổ chức tín dụng tiến hành rà soát, áp dụng các biện pháp giảm tối đa chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, khuyến mại và chi phí hoạt động khác, đồng thời tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để tạo nguồn xử lý nợ xấu. Tổ chức tín dụng

chưa trích lập đủ dự phịng rủi ro theo quy định của pháp luật sẽ không được chia cổ tức, lợi nhuận và không được tăng tiền lương, tiền thưởng, thù lao cho cán bộ, nhân viên.

Tổ chức tín dụng phải rà sốt, cơ cấu lại tổ chức bộ máy và hệ thống mạng lưới trong nước và nước ngồi theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Kiên quyết đóng cửa, chấm dứt hoạt động, sáp nhập, giải thể các đơn vị phụ thuộc, chi nhánh, phòng giao dịch và những hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Thoái vốn đầu tư ở những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh kém hiệu quả.

10. Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lược kinh doanh, chính sách, quy trình, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận trọng; thường xuyên quan tâm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)