2.2 Thực trạng hoạt động cho vay và tình hình nợ xấu tại Vietcombank Nam
2.2.3 Tình hình cho vay theo loại tiền
Bảng 2.11: Tình hình cho vay theo loại tiền năm 2008-2012
ĐVT: tỷ đồng, triệu USD
Năm Loại tiền
2008 2009 2010 2011 2012
Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Dư nợ Nợ xấu
VND 2.428,57 105,9 3.155,8 27,83 3.842,86 67,8 4.243,9 33,34 4.625,26 61,6
USD 31,77 24,11 28,85 1,69 22,61 0,65 29,85
Quy VND 2.969,37 105,90 3.558,42 27,83 4.389,05 99,85 4.714,76 46,84 5.246,99 61,60
( Trích nguồn Báo cáo Dự phịng rủi ro năm 2008-2012)
Vì theo quy định quản lý tiền tệ của NHNN nên điều kiện áp dụng để được cho vay ngoại tệ cũng khó hơn so với đồng nội tệ. Cụ thể doanh nghiệp muốn vay ngoại tệ ( lãi suất thấp hơn vay VND) thì phải có nguồn thu ngoại tệ (xuất khẩu), trong khi hiện nay lượng khách hàng có nguồn thu ngoại tệ tại Chi nhánh cịn rất ít, chủ yếu tập trung vào các cơng ty ở khu chế xuất và một số cơng ty CP, TNHH có quy mơ lớn khác. Tuy nhiên cũng có thể nhận thấy rằng dư nợ vay ngoại tệ khá là ổn định qua các năm.
Về vấn đề nợ xấu thì do đặc thù các doanh nghiệp có khả năng vay ngoại tệ rất có uy tín, hoạt động kinh doanh hiệu quả nên rất ít xảy ra nợ xấu. Trong năm 2010 thì Chi nhánh gặp trường hợp công ty Kim Cương vay ngoại tệ nhưng do hoạt động đầu tư không hiệu quả (đầu tư vào tòa nhà thương mại ở khu Phú Mỹ Hưng) nên mất khả năng thanh tốn tạm thời (đã có trình bày ở phần trên).
Năm 2011, chỉ có một trường hợp có nợ xấu ngoại tệ là cơng ty An Hóa, tình hình là cơng ty vay để đầu tư hệ thống kho lạnh cho thuê nhưng khi đi vào họat động thì thị trường thủy sản của Việt Nam bắt đầu khó khăn, cơng suất khai thác thấp dẫn đến kết quả hoạt động thua lỗ, hoạt động kinh doanh mang tính chất cầm chừng. Và bước qua năm 2012 Chi nhánh đã xin Hội sở chính được xử lý bằng dự phịng rủi ro.