Giải pháp xử lý nợ xấu thực hiện tại Vietcombank Nam Sài Gòn trong thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 83 - 85)

trong thời gian tới

Để giảm thiểu nợ xấu trong tình hình hiện nay, việc quan trọng cần làm là đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý. Trong q trình cấp tín dụng phải thẩm định khả năng thu hồi vốn, tránh cho vay tràn lan chạy theo thành tích, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng các khoản vay.

Vì tăng trưởng kinh tế đi ngược chiều với nợ xấu, khi tình hình kinh tế tăng trưởng ổn định thì tỷ lệ nợ xấu giảm xuống vì các doanh nghiệp có mơi trường hoạt động hiệu quả, làm ăn có lời nên các khoản nợ ngân hàng được hồn trả đúng cam kết. Vì vậy, tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng có thể giải quyết phần nào tình hình nợ xấu hiện nay. Để đạt được kết quả tích cực địi hỏi Chính phủ cần phối hợp các chính sách vĩ mơ tác động thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo hướng bền vững, khơng q nóng.

Lãi suất là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến nợ xấu. Lãi suất cao ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng làm gia tăng nợ xấu. Một phần nữa là lãi suất cao sẽ dẫn đến các khách hàng tốt từ chối vay nợ chỉ cịn lại những khách hàng có nguy cơ tiềm ẩn và không thể vay ở nhũng nơi có chi phí thấp chấp nhận vay. Những khách hàng này sẵn sàng chấp nhận các dự án đầu tư rủi ro cao vì vậy mà ngân hàng khơng thể tránh khỏi nguy cơ mất vốn. Chi nhánh muốn giảm nợ xấu thì nên xem xét mức lãi suất cho vay một cách hợp lý, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận

Cụ thể các phương án được tiến hành như sau:

- Tiến hành thống kê, phân loại nợ xấu một cách chi tiết (thời gian, nguyên nhân phát sinh, tỷ lệ nợ xấu theo từng đối tượng, loại hình doanh nghiệp...) để từng bước phân tích, đánh giá và phịng ngừa rủi ro.

- Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng khơng ngừng được hồn thiện và nâng cao chất lượng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống

vận hành có hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thơng tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vơ tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch kết quả xếp hạng, dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn.

- Thường xuyên thực hiện việc kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình thủ tục cho vay để kịp thời phát hiện những tồn tại sai phạm, nhằm đề ra giải pháp chấn chỉnh phù hợp.

- Tăng cường trích lập, sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật

- Ưu tiên thu nợ gốc trước, thu nợ lãi sau đối với các khoản nợ đến hạn mà khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vốn vay;

- Trường hợp khách hàng có khó khăn tạm thời, Chi nhánh xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay nhằm đảm bảo thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng khơng nhằm mục đích che giấu nợ xấu, che giấu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính khơng lành mạnh của khách hàng

- Đề xuất Hội sở chính xem xét việc nhận tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ trả nợ đối với một số tài sản đảm bảo có thể sử dụng làm trụ sở làm việc của Chi nhánh, phòng giao dịch

- Tập trung thời gian và tìm kiếm các biện pháp giảm nợ xấu hiệu quả; tăng cường chất lượng thẩm định, đánh giá rủi ro của khoản vay; nghiêm túc thực hiện việc thẩm định và cấp tín dụng theo đúng quy định của hội sở chính. Đặc biệt các khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh cần chú trọng thẩm định kỹ kế hoạch kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng.

- Nghiêm cấm việc cấp tín dụng cho nhóm khách hàng liên quan đến nhau nhằm mục đích lách các quy định về thẩm quyền cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng khơng phù

hợp với nhu cầu của khách hàng để các khách hàng trong nhóm liên quan đó điều chuyển vốn lòng vòng.

- Chủ động, tích cực phối hợp với khách hàng xử lý, phát mại tài sản theo hợp đồng bảo đảm, miễn giảm lãi đối với khách hàng thiện chí, hợp tác nhưng khơng có nguồn trả nợ khả thi. Thực hiện mua bán nợ nếu hiệu quả hơn việc phát mại tài sản đảm bảo, miễn giảm lãi.

- Kiên quyết sử dụng biện pháp khởi kiện để xử lý các trường hợp khách hàng thiếu thiện chí, hợp tác trả nợ cho Ngân hàng. Khi khởi kiện gia tăng áp lực đòi nợ khách hàng, chi nhánh tiếp tục áp dụng linh hoạt các biện pháp khác để xử lý, thu hồi nợ đạt kết quả, kể cả biện pháp thuê dịch vụ thu hồi nợ của các tổ chức có chức năng kinh doanh trong lĩnh vực này theo quy định của VCB. Đồng thời chi nhánh cần tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan để đẩy nhanh quá trình khởi kiện và thi hành án.

- Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng vẫn không thu hồi được nợ, chi nhánh có thể chủ động đề xuất nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ theo đúng chủ trương của hội sở chính.

- Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng kịp thời (có thể là khen thưởng nóng, khen thường đột xuất chứ không nhất thiết đợi đến kỳ hạn mới khen thưởng) đối với cán bộ có thành tích xuất sắc hồn thành tốt kế hoạch thu nợ có vấn đề đạt kế hoạch sớm hoặc vượt kế hoạch được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)