2.3 Hoạt động xử lý nợ xấu tại Vietcombank Nam Sài Gòn
2.3.2 Phân loại và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại chi nhánh
Một cách tóm lược, nợ xấu tại Chi nhánh có thể được phân chia như sau:
- Nợ xấu có thể thu hồi được: là khoản nợ sau khi chuyển thành nợ xấu và được
ngân hàng sử dụng các biện pháp thu hồi nợ thì khoản nợ được thu hồi.
- Nợ xấu không thể thu hồi nợ: là khoản nợ xấu mà dù ngân hàng đã sử dụng các
biện pháp thu hồi nợ nhưng vẫn thất bại.
Tại Chi nhánh, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu thường tập trung vào chủ yếu nguyên nhân sau đây:
- Nguyên nhân khách quan :
Doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như: thiên tai, hỏa hoạn,… do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của
doanh nghiệp không đạt hiệu quả, mất hoàn toàn về vốn của cả doanh nghiệp và của cả vốn vay ngân hàng thương mại.
Kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất để giảm bớt lỗ, nhiều doanh nghiệp chịu gánh nặng về chi phí tài chính, chưa có hướng đi giải quyết triệt để.
Thị trường bất động sản đóng băng kéo theo sự sa sút của một loạt các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành phụ trợ như ngành sản xuất thép, xi măng, gạch ngói, xây lắp..
Cơ chế chính sách Nhà nước thay đổi.
Do bản thân hoặc gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ của khách hàng.
Tài sản thế chấp chủ yếu là nhà đất nhưng đã giảm giá từ 30-50% so với khi thế chấp vay vốn 2008, 2009, 2010.
- Nguyên nhân chủ quan: Từ phía khách hàng:
o Tồn tại hiện tượng vay ké, vay chung nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng, người sử dụng vốn khơng có khả năng trả nợ cịn người vay thì cứ đùn đẩy trách nhiệm cho người sử dụng vốn.
o Bản thân doanh nghiệp thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khả năng tài chính của doang nghiệp có.
o Những thơng tin do khách hàng cung cấp, rất khó kiểm chứng được tồn bộ những thơng tin đó. Bên cạnh, hệ thống kế tốn của chúng ta cịn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn thống nhất với các chuẩn mực của hệ thống kế tốn thế giới. Thậm chí cịn có doanh nghiệp sử dụng đồng thời hai hệ thống kế tốn,
một ln lỗ hay lợi nhuận rất thấp để đối phó với cơ quan thuế và một rất đẹp đẽ khi đặt quan hệ giao dịch với ngân hàng.
o Khách hàng làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn vay sai mục đích. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thi khả năng tài chính tốt, nhưng sau vì lý do nào đó khiến cho nguồn tài chính của khách hàng kiệt quệ, mất khả năng trả nợ. Hoặc để tìm lý do vay vốn cho hợp lý nên khách hàng đã “kê khống” mục đích vay vốn, khiến cho công tác thẩm định đi lệch hướng; hoặc trong quá trình sử dụng vốn vay, phát sinh những nhu cầu cần sử dụng vốn khác nên khiến cho việc sử dụng vốn vay khơng hiệu quả.
Từ phía ngân hàng:
o Trong suốt một thời gian dài, Ngân hàng chỉ tập trung cho vay một số khách hàng ở một số ngành nghề đang “hot” (bất động sản, chứng khoán, cầu đường..) dẫn đến khi thị trường biến đổi, nợ xấu tăng đáng kể vì số khách hàng này gặp khó khăn về tài chính.
o Định giá tài sản thế chấp quá cao nhằm cho vay bằng hoặc nhiều hơn giá trị thực tế của tài sản hoặc nhận tài sản thế chấp có tình thanh khoản kém.
o Cán bộ tín dụng chưa thích ứng kịp thời với diễn biến phức tạp của nền kinh tế thị trường nên khâu thẩm định sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng mà chỉ chú trọng về tài sản thế chấp, cầm cố. Khi quyết định cho vay thiếu căn cứ khoa học, khơng phân tích tình hình khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của doanh nghiệp, do vậy đã đưa vốn vào những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Một số hạn chế trong q trình phân tích khách hàng cần được chú trọng:
Hạn chế Rủi ro
Đánh giá nhóm khách hàng liên
- Khơng thu thập đầy đủ thơng tin về nhóm khách hàng liên quan, rủi ro thuộc về nhóm, một đơn vị trong nhóm hoạt động yếu
quan kém sẽ ảnh hưởng đển hoạt động của cả nhóm
- Việc hạch tốn cơng nợ nội bộ nhóm khơng rõ ràng có thể dẫn đến (i) doanh thu bị tính trùng, tính khống; (ii) gia tăng tổng tài sản khơng hợp lý; (iii) khơng kiểm sốt được ln chuyển vốn giữa các đơn vị trong nhóm; (iv) sử dụng vốn vay để đầu tư tài chính vào các cơng ty con, cơng ty liên kết (góp vốn tự có). - Việc thành lập q nhiều các cơng ty con có thể vượt q năng
lực quản trị, điều hành, khả năng tài chính dẫn đến thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh giá tính trung thực của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của khách hàng có thể phản ánh khơng trung thực và hợp lý tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, ghi nhận lãi trong khi thực chất lỗ, không mất cân đối tài chính trong khi thực chất bị mất cân đối tài chính, nhiều khoản cơng nợ khơng rõ ràng, vốn tự có được ghi khống để ứng với phải thu khác bên phần tài sản…..
Đánh giá rủi ro đối tác
Nhiều doanh nghiệp phá sản bởi rủi ro đối tác: đối tác gặp sự cố trong hoạt động kinh doanh nên khơng có khả năng thanh toán hoặc thực hiện các hợp đồng với doanh nghiệp.
Đánh giá thay đổi về mặt chính sách Nhận định rủi ro ngành hàng
Những thay đổi về chính sách đối với sản phẩm của khách hàng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thay đổi chính sách về thuế, thay đổi chính sách về hàng rào thuế quan tại các thị trường xuất khẩu
Một số ngành gặp khó khăn như ngành thủy sản hiện đang gặp khóa khăn về (i) nguồn nguyên liệu; (ii) chất lượng sản phẩm giảm sút; (iii) thị trường xuất khẩu thu hẹp do kinh tế tồn cầu suy thối…
Mặt khác Ngân hàng còn thiếu việc kiểm tra sử dụng vốn thường xuyên để xác định mục đích vay vốn thực tế của khách hàng theo đúng phương án đã thẩm định