Chính sách sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 71 - 73)

3.2 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

3.2.1.3 Chính sách sản phẩm tín dụng

Cung cấp các gói sản phẩm có tính liên kết cao phù hợp cho đối tượng DNVVN, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, lựa chọn và áp dụng các sản phẩm tín dụng ít rủi ro (tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng theo phương thức L/C, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu theo phương thức L/C, bao thanh

toán trong nước, mở L/C, …).

Hồn thiện quy trình tín dụng riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu ngành nông sản theo từng mặt hàng cụ thể gạo, khoai mì, cao su, tiêu, cà phê, … phù hợp với sản phẩm Tài trợ xuất khẩu.

Ngoài ra để sử dụng các nguồn vốn tài trợ trung hạn theo các chương trình hợp tác thông qua các sản phẩm SMEFP, SMEDF, SMESC, SMEHG, … trong việc cấp tín dụng cho các DNVVN hiệu quả hơn thì ACB cần phải thực hiện :

Tăng cường công tác đào tạo/tái đào tạo, đào tạo chuyên sâu các kiến thức về sản phẩm dành cho doanh nghiệp, kiến thức về DNVVN cho các nhân viên thuộc bộ phận Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, cung cấp các kiến thức về đăng ký kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển, pháp luật đến các kỹ năng tiếp thị, bán hàng hiệu quả, kỹ năng thẩm định các dự án, phương án vay vốn của DNVVN nhằm tạo ra đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng phục vụ tốt đối tượng khách hàng DNVVN.

Xây dựng trên trang web của ACB mục thông tin riêng dành cho DNVVN, cập nhật đầy đủ các thơng tin về chính sách tín dụng, sản phẩm tín dụng doanh nghiệp, … nhằm rút ngắn quá trình tiếp cận giữa DNVVN và ACB.

Tư vấn cho doanh nghiệp sử dụng các chương trình tài trợ vốn trung hạn trên ngay khi tiếp xúc và nhận thấy doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, hoặc nhân viên thẩm định chủ động đề xuất cấp tín dụng trước theo các chương trình này trong tờ trình thẩm định mặc dù khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng.

3.2.1.4 Chính sách tài sản đảm bảo

Cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo như : việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, trung thực và có tính hợp lý, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại.

về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Và tùy theo từng loại tài sản để có quy định cụ thể thời gian định giá lại tài sản đảm bảo. Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá.

Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp với các biện pháp bảo hiểm tài sản mà người thụ hưởng là ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 71 - 73)