Chính sách lãi suất, phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73)

3.2 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

3.2.1.5 Chính sách lãi suất, phí

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, khi lãi suất được kiểm sốt bởi NHNN, nên xây dựng chính sách lãi suất dựa vào uy tín trả nợ của khách hàng, tính khả thi của phương án kinh doanh. Trên cơ sở đó, có chính sách ưu đãi lãi suất/phí cho những khách hàng có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, doanh số giao dịch tài khoản, doanh số Thanh toán quốc tế qua ACB cao, sử dụng nhiều dịch vụ của ACB, uy tín trả nợ tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, khách hàng tiềm năng của ACB.

3.2.2 Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay

Quy trình cho vay đang áp dụng tại ACB được xây dựng khá khoa học. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hơn nữa, ngân hàng nên thực hiện chặt chẽ hơn các nội dung sau:

3.2.2.1 Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ

Cần tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin tín dụng nhằm nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng. Vì nguồn thơng tin do chính doanh nghiệp cung cấp có thể tính chính xác khơng cao, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp cố ý khai báo thông tin không đúng sự thật hoặc che dấu sự thật, ngân hàng cần mở rộng nguồn thu thập thông tin và lựa chọn thơng tin hiệu quả như có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng ví dụ như các TCTD khác, tòa án, cơ quan thuế để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp; Thông tin từ các phương tiện thơng tin đại chúng để hiểu về uy tín

DN trên thị trường, các rủi ro tiềm ẩn phát sinh, … và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, các thành viên công ty và một số đối tượng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) để đảm bảo tính xác thực của thơng tin.

Ngồi ra cịn có thể thu thập thơng tin từ hệ thống khách hàng của chính khách hàng DN và các đối thủ cạnh tranh của DN.

3.2.2.2 Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn

Nâng cao hiệu quả thẩm định hồ sơ vay vốn và tính tốn khả năng trả nợ của khách hàng

Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phải đặt mục tiêu an tồn lên trên hết, có những đề xuất nhằm giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng.

Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh, đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu.

Khi thẩm định hồ sơ vay cần phải xem xét vốn tự có của khách hàng, tỷ lệ tham gia vốn tự có và phải chứng minh được nguồn vốn tự có bằng chứng từ và tính hợp lý của chứng từ này. Ngồi ra phải chứng minh được nguồn trả nợ của khách hàng đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ tại ACB và các TCTD khác (nếu có). Khi tính nguồn trả nợ, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lợi của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, khơng nên đưa những nguồn thu nhập bất thường vào (ví dụ : thu nhập từ kinh doanh BĐS, từ góp vốn đầu tư, từ thanh lý tài sản cố định, …). Đồng thời cần đánh giá thêm thông tin ngành, rủi ro kinh tế, điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng vay để dự đoán hiệu quả hoạt động của DN trong thời gian tới.

có sự phối hợp của Trung tâm tín dụng doanh nghiệp để hỗ trợ chi nhánh trong quá trình thẩm định – phân tích hiệu quả dự án – tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, để phân tích chính xác tính khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Nâng cao hiệu quả thẩm định tài sản đảm bảo

Ngồi việc thực hiện đúng theo chính sách về tài sản đảm bảo thì việc định giá phải chính xác, khơng quá nhỏ để khách hàng duy trì tín dụng với ACB, không quá lớn để gây rủi ro khi xử lý đồng thời chú trọng đến việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi cho vay, cam kết thế chấp phần diện tích khơng hợp lệ (nếu có), ký hợp đồng khung toàn bộ tài sản đảm bảo (nếu khách hàng dùng nhiều tài sản đảm bảo cho khoản vay), … và đề nghị mua bảo hiểm nếu tài sản thế chấp thuộc diện mua bảo hiểm.

Cần xem xét kỹ các nội dung trong hợp đồng thế chấp vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, là nguồn trả nợ thứ cấp nếu khách hàng mất khả năng chi trả như :

Tình trạng pháp lý của tài sản: hợp pháp, không bị tranh chấp, không nằm trong khu vực bị giải tỏa, ….

Phải có nguồn thơng tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải chính xác, an tồn, đảm bảo tính khách quan.

Xem xét các yếu tố về điều kiện an tồn (phịng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an tồn), có cần mua bảo hiểm hay khơng.

Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao hẳn cho Phòng thẩm định tài sản thực hiện, tránh tình trạng để nhân viên tín dụng thực hiện như trước đây vì thực tế một số nhân viên tín dụng khơng thực hiện việc kiểm tra tài sản thực tế mà chỉ phỏng vấn khách hàng qua điện thoại hoặc tự ước tính rồi ghi vào phiếu định giá, dễ gây rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng cố tình lừa đảo.

Minh bạch hóa và nâng cao vai trị, tính cẩn trọng trong phê duyệt của Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng/Chuyên viên phê duyệt

Cần phải chuẩn hóa chuyên viên phê duyệt bằng cách tổ chức các đợt thi tuyển với các tiêu chuẩn cụ thể để bổ nhiệm các chức danh phù hợp. Đối với những chuyên viên phê duyệt các hồ sơ mắc nhiều lỗi, hoặc nợ quá hạn cao nên có hình thức xử lý như giảm thẩm quyền phê duyệt theo hạn mức hoặc luân chuyển công việc phù hợp hơn.

Đối với các hồ sơ lớn, độ phức tạp và rủi ro cao, cấp phê duyệt nên có thời gian nghiên cứu hồ sơ, đưa ra trong phiên họp HĐTD toàn thể nhằm lấy ý kiến số đông mới ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Với những hồ sơ đồng ý cho vay, cần đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngay từ đầu bằng cách đưa ra các điều kiện trước và sau giải ngân hợp lý, khả thi và hiệu quả. Tránh trường hợp ra phúc đáp tín dụng khơng rõ ràng, gây khó hiểu hoặc nhầm lẫn cho nhân viên khi tác nghiệp.

3.2.2.4 Giai đoạn kiểm tra sau cho vay

Cần tăng cường kiểm tra và giám sát sau vay. Việc kiểm tra và giám sát sau vay nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những khoản vay có vấn đề, những khoản vay có nhiều khả năng khơng thu hồi được là biện pháp hữu hiệu góp phần hạn chế RRTD. Việc giám sát nên được phối hợp cùng lúc cả hai phòng QHKH DN và Quản lý rủi ro, cụ thể :

Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay khơng. Nêu rõ ngun nhân gây ra sai lệch.

Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

Ngân hàng phải quản lý được nguồn thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và tăng cường sử dụng các dịch vụ tại ACB, qua đó vừa kiểm sốt được nguồn trả

nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp tại thời điểm kiểm tra.

Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng.

Nâng cấp hệ thống quản lý, theo dõi khách hàng qua hệ thống TCBS, CLMS và hướng dẫn nhân viên sử dụng để nhằm quản lý thông tin khách hàng vay một cách kịp thời, liên tục và hiệu quả.

3.2.3 Giải pháp xử lý nợ có vấn đề và xử lý tổn thất tín dụng 3.2.3.1 Cho vay thêm 3.2.3.1 Cho vay thêm

Nếu thấy khách hàng đang gặp khó khăn do thiếu vốn kinh doanh và thẩm định thấy phương án kinh doanh khả thi thì ngân hàng có thể xét cấp thêm hạn mức tín dụng, bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên nhân viên tín dụng phải nắm rõ mục đích vay thêm, tránh tình trạng vay đảo nợ, che dấu nợ xấu.

3.2.3.2 Chuyển nợ quá hạn

Nếu nhân viên ngân hàng xác minh những lý do xin gia hạn của khách hàng là khơng hợp lệ hoặc nếu gia hạn thì khách hàng vẫn khơng có khả năng trả được nợ thì phải chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, bám sát nguồn thu để thu nợ khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, tổ chức tín dụng phải chuyển tồn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn trong trường hợp khách hàng không trả đúng hạn; không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi cũng như gia hạn nợ gốc hoặc lãi.

3.2.3.3 Xử lý nợ có vấn đề

Xử lý nợ có vấn đề cần thực hiện bởi Trung tâm thu nợ, ít tiếp xúc với khách hàng và có nhiều thơng tin khách quan về tình hình tài chính, trả nợ của khách hàng. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng, khơng nên nóng vội làm phá vỡ các mối quan hệ với

khách hàng, đặc biệt là khách hàng cũ, có mối quan hệ lâu năm.

Tìm hiểu rõ thực trạng kinh doanh, tài sản đảm bảo, thái độ của khách hàng, phân tích về khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo.

Lựa chọn phương pháp xử lý: Cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của từng chi nhánh nhằm đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Xử lý tài sản đảm bảo là giải pháp cuối cùng sau khi áp dụng mọi biện pháp để thu hồi nợ.

3.2.3.4 Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ những nguyên nhân mà ngân hàng không lường trước được. Vì vậy, sử dụng các cơng cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất xảy ra.

Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản thế chấp theo quy định trong suốt thời gian vay nếu tài sản thế chấp đó thuộc diện bắt buộc mua bảo hiểm. Nhân viên tín dụng nên giải thích những lợi ích khách hàng có được từ bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra.

Kết hợp chặt chẽ với các DN bảo hiểm cung cấp loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK) cho các DNVVN có nhu cầu cấp tín dụng tại NH và xem như việc bảo hiểm này là một khoản bảo đảm tiền vay.

3.2.3.5 Bán nợ

Tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỷ lệ thích hợp. Bán cho các tổ chức có chức năng mua bán nợ của Chính Phủ hoặc của các NHTM. Ủy thác cho công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của ACB hoặc trên thị trường nghiên cứu.

Sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tín dụng để phịng ngừa rủi ro tín dụng. Nghiệp vụ hốn đổi rủi ro tín dụng là hốn đổi những rủi ro tín dụng của một sản phẩm có thu nhập cố định giữa các bên. Đó là một thỏa thuận giữa người

mua bảo vệ và người bán bảo vệ, theo đó người mua định kỳ sẽ thanh tốn cho người bán một khoản phí để nhận được sự bảo hiểm cho khoản vay.

3.2.3.6 Khởi kiện

Đây là bước cuối cùng trong qui trình thu hồi nợ. Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của Phịng quản lý thu hồi nợ và Cơng ty Quản lý nợ (ACBA)

3.2.4 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nội bộ hiện hành nội bộ hiện hành

Việc hoàn thiện và nâng cấp này phải phù hợp với phân khúc khách hàng DNVVN theo chuẩn mực quốc tế gắn với công nghệ tin học, đảm bảo tính thống nhất, cơng khai, minh bạch, trong đó cần chú trọng đến các tiêu chí xếp hạng đối với chủ doanh nghiệp hơn là các chỉ số tài chính nhằm hỗ trợ cho cơng tác QLRRTD, chính sách dự phịng rủi ro tín dụng, xác định giới hạn tín dụng, xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược tăng trưởng tín dụng theo ngành, khu vực đối với nhóm khách hàng này, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào tài sản thế chấp, xây dựng danh mục khách hàng tiềm năng với dữ liệu thông tin chuẩn và đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng như :

ACB nên sử dụng bộ chỉ tiêu 21 ngành theo đúng quy định ngành của Quyết định số 10 của Chính phủ.

Nhóm chỉ tiêu tài chính : Nhóm chỉ tiêu thu nhập ROA, ROE, đề tài đề nghị sử dụng lợi nhuận trước thuế thay vì lợi nhuận sau thuế để chấm điểm chính xác hơn vì trong giai đoạn hiện nay các DNVVN đang được Nhà nước hỗ trợ nhiều về tài chính bằng các biện pháp giãn thuế, ưu đãi về thuế.

Tiếp tục xây dựng và triển khai chính sách dự phịng rủi ro theo phương pháp định tính theo thơng lệ quốc tế sẽ góp phần xác định và phản ánh chân thật mức độ rủi ro, cũng như năng lực tài chính và khả năng phịng ngừa, bù đắp rủi ro cho ACB.

3.2.5 Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

Chú trọng đầu tư công nghệ thơng tin nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá, đo lường rủi ro. Do các món vay của các DNVVN thường có giá trị nhỏ, nhưng số lượng món vay lại khá lớn nên việc quản lý các khoản vay của các nhân viên tín dụng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, ACB phải nâng cao công tác giám sát khoản vay, tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động NH nhằm cập nhật thường xuyên mọi biến động về các khoản dư nợ của các DNVVN tại NH mình. NH đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc tin học, truyền thơng thích hợp, đồng thời nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

Việc đầu tư công nghệ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng nên được tư vấn và thiết kế bởi một đơn vị cung cấp chuyên nghiệp các giải pháp tài chính. Các NHTM trong nước đặt hàng các cơng ty lớn trên thế giới trong việc thiết kế các chương trình riêng để phân tích, đánh giá rủi ro khoản vay. Cơng nghệ đem lại kết quả chính xác, khách quan, giảm thiểu thời gian, công sức cho nhân viên tín dụng khi quản lý số lượng lớn các khoản vay của DNVVN.

3.2.6 Nâng cao vai trị của kiểm sốt nội bộ ngân hàng

Tăng cường những nhân viên có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phịng kiểm sốt với tiêu chuẩn cần phải có là: trung thực, ý thức chấp hành pháp luật và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản lý kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thơng tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm tốn nội bộ; và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng tối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 73)