Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 75)

3.2 GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO

3.2.2.2 Giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn

Nâng cao hiệu quả thẩm định hồ sơ vay vốn và tính tốn khả năng trả nợ của khách hàng

Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của doanh nghiệp phải đặt mục tiêu an tồn lên trên hết, có những đề xuất nhằm giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong q trình cấp tín dụng.

Thẩm định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh, đối với những phương án không hợp lý, không rõ ràng nên từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu.

Khi thẩm định hồ sơ vay cần phải xem xét vốn tự có của khách hàng, tỷ lệ tham gia vốn tự có và phải chứng minh được nguồn vốn tự có bằng chứng từ và tính hợp lý của chứng từ này. Ngồi ra phải chứng minh được nguồn trả nợ của khách hàng đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ tại ACB và các TCTD khác (nếu có). Khi tính nguồn trả nợ, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lợi của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, khơng nên đưa những nguồn thu nhập bất thường vào (ví dụ : thu nhập từ kinh doanh BĐS, từ góp vốn đầu tư, từ thanh lý tài sản cố định, …). Đồng thời cần đánh giá thêm thông tin ngành, rủi ro kinh tế, điểm mạnh và điểm yếu của khách hàng vay để dự đoán hiệu quả hoạt động của DN trong thời gian tới.

có sự phối hợp của Trung tâm tín dụng doanh nghiệp để hỗ trợ chi nhánh trong quá trình thẩm định – phân tích hiệu quả dự án – tình hình hoạt động kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, để phân tích chính xác tính khả thi và khả năng trả nợ của khách hàng trước khi quyết định cho vay.

Nâng cao hiệu quả thẩm định tài sản đảm bảo

Ngồi việc thực hiện đúng theo chính sách về tài sản đảm bảo thì việc định giá phải chính xác, khơng quá nhỏ để khách hàng duy trì tín dụng với ACB, không quá lớn để gây rủi ro khi xử lý đồng thời chú trọng đến việc soạn thảo, ký kết và thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo trước khi cho vay, cam kết thế chấp phần diện tích khơng hợp lệ (nếu có), ký hợp đồng khung toàn bộ tài sản đảm bảo (nếu khách hàng dùng nhiều tài sản đảm bảo cho khoản vay), … và đề nghị mua bảo hiểm nếu tài sản thế chấp thuộc diện mua bảo hiểm.

Cần xem xét kỹ các nội dung trong hợp đồng thế chấp vì đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, là nguồn trả nợ thứ cấp nếu khách hàng mất khả năng chi trả như :

Tình trạng pháp lý của tài sản: hợp pháp, không bị tranh chấp, không nằm trong khu vực bị giải tỏa, ….

Phải có nguồn thơng tin tham khảo rõ ràng về giá trị, định giá phải chính xác, an tồn, đảm bảo tính khách quan.

Xem xét các yếu tố về điều kiện an tồn (phịng cháy, chống trộm cắp, điều kiện an tồn), có cần mua bảo hiểm hay khơng.

Việc kiểm tra tài sản định kỳ nên giao hẳn cho Phòng thẩm định tài sản thực hiện, tránh tình trạng để nhân viên tín dụng thực hiện như trước đây vì thực tế một số nhân viên tín dụng khơng thực hiện việc kiểm tra tài sản thực tế mà chỉ phỏng vấn khách hàng qua điện thoại hoặc tự ước tính rồi ghi vào phiếu định giá, dễ gây rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng cố tình lừa đảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74 - 75)