Báo cáo ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách xã trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 26)

1.1 .Tổng quan về hệ thống ngân sách xã

1.1.3.4 .Nội dung cơng việc kế tốn

1.2. Báo cáo ngân sách xã

1.2.1. Khái niệm

Báo cáo ngân sách xã là kết quả của cơng tác kế tốn ngân sách xã trong 1 kỳ kế toán nhất định. Báo cáo ngân sách cung cấp 1 cách toàn diện về tình hình thu ngân sách và sử dụng ngân sách Nhà nước tại đơn vị xã trong 1 kỳ kế tốn. Báo cáo ngân sách là nguồn thơng tin quan trọng không chỉ phục vụ cho công tác quyết tốn ngân sách mà cịn cho nhiều đối tượng khác có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động của đơn vị

Hệ thống báo cáo ngân sách xã được lập nhằm cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính ngân sách cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, kiểm soát tài sản của Nhà nước, tổng hợp, phân tích, đánh giá các hoạt động của xã nói riêng và của tồn xã hội nói chung. Giúp cho chính phủ có cơ sở để khai thác các nguồn thu, điều chỉnh các khoản chi một cách hợp lý từ đó định ra được đường lối phát triển kinh tế xã hội đúng đắn và lành mạnh.

1.2.2. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách.

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế tốn, cung cấp thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.

Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự tốn năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế tốn năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự tốn ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước.

Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán .

Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải bảo đảm sự trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu, chi và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị.

Việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế tốn. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn ngân sách phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ báo cáo.

1.2.3. Mục đích lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn

Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách và thu, chi các hoạt động tài chính khác của xã nhằm mục đích sau:

- Tổng hợp và trình bày một cách tổng qt, tồn diện tình hình thu, chi và cơ cấu thu, chi ngân sách; tình hình hoạt động tài chính khác của xã;

- Cung cấp thơng tin tài chính cần thiết cho việc tổng hợp thu, chi ngân sách xã vào ngân sách nhà nước và đáp ứng việc kiểm tra, kiểm sốt, tổng hợp, phân tích, đánh giá hoạt động tài chính của xã. Đồng thời số liệu báo cáo tài chính và báo cáo quyết tốn cịn phục vụ cho việc cơng khai tài chính theo qui định của pháp luật;

- Thông qua các số liệu trên báo cáo cho phép đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã theo từng kỳ và so sánh tiến độ thực hiện ngân sách kỳ này so với các kỳ trước và năm trước về tổng số và từng chỉ tiêu, từng hình thức thu hoặc chi;

- Báo cáo tài chính định kỳ là tài liệu quan trọng để xây dựng dự toán ngân sách năm sau, là cơ sở phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới thu, chi ngân sách hàng năm.

1.2.4. Tránh nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo quyết toán ngân sách.

Các đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004, các đơn vị kế toán cấp I, II gọi là đơn vị kế toán cấp trên, các đơn vị kế toán cấp II, III gọi là đơn vị kế toán cấp dưới, đơn vị kế toán dưới đơn vị kế tốn cấp III (nếu có) gọi là đơn vị kế toán trực thuộc. Danh mục, mẫu và phương pháp lập báo cáo tài chính q, năm của đơn vị kế tốn trực thuộc do đơn vị kế toán cấp I quy định. Các đơn vị kế toán có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết tốn ngân sách như sau:

Các đơn vị kế toán cấp dưới phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế tốn cấp trên, cơ quan Tài chính và cơ quan Thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị.

Các đơn vị kế tốn cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp dưới và lập báo cáo tài chính tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm của các đơn vị kế tốn cấp dưới và các đơn vị kế toán trực thuộc .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cấp xã là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ và thực hiện mục tiêu Nhà nước do dân, vì dân, giải quyết các mối quan hệ giữa nhà nước với dân; là cơng cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp xã thực hiện được mọi chức năng nhiệm vụ được giao. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cấp xã phải có ngân sách đủ mạnh để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng hướng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.

Ngân sách cấp xã là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống NSNN, được kết cấu chặt chẽ và chịu sự điều chỉnh vĩ mô của NSNN theo mục tiêu chung của quốc gia; kết hợp hài hồ giữa lợi ích chung và quyền lợi vật chất của từng xã dựa trên cơ sở sử dụng nguồn tài chính tại chỗ có hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao và chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp nhân trước pháp luật và ngân sách cấp trên. Ngân sách cấp xã là nhân tố góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu cơng nghiệp hoá – hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.

Cấp ngân sách xã có tính chất đặc biệt so với các cấp ngân sách khác, đó là ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt, khơng có đơn vị dự tốn cấp dưới. Từ tính chất đặc biệt của ngân sách cấp xã để xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả trong quản lý ngân sách cấp xã, các yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã phù hợp yêu cầu công cuộc đổi mới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH LẬP BÁO CÁO NGÂN SÁCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH HỮU ÍCH CỦA HỆ THỐNG BÁO CÁO NGÂN

SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 2.1. Khái quát tình hình tại tỉnh Trà Vinh

2.1.1. Giới thiệu

Trà Vinh là tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa hai nhánh sông Tiền và Sơng Hậu, có 8 huyện, thị gồm 102 xã, phường, thị trấn; có diện tích tự nhiên khoảng 2.369km2. Trong đó, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp chiếm khoảng hơn 62%. Dân số có trên 1 triệu người, dân tộc Khmer chiếm 30% dân số. Bình quân thu nhập (nội địa) năm 2005 là 403USD/ đầu người, năm 2006 là 450USD /người.

Trà Vinh được tái lập tỉnh năm 1992, tách ra từ tỉnh Cửu Long (Vĩnh Long – Trà Vinh). Khi mới tái lập tỉnh có 82 xã, phường, thị trấn; Cùng với sự phát triển xã hội, đến nay Trà Vinh có 102 xã, phường, thị trấn, trong đó có 84 xã, 09 phường và 09 thị trấn. Thực hiện luật ngân sách nhà nước từ năm 2004, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cũng dần dần hồn thiện bộ máy hành chính xã, một số cán bộ xã, phường, thị trấn được quan tâm đào tạo phục vụ cho tiến trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Tốc độ tăng GDP của Tỉnh còn chậm, tỷ lệ nhập khẩu quá lớn so vơi tỷ lệ xuất khẩu. Trà Vinh là một tỉnh nghèo, ven biển phù sa , tuy nhiên vẫn chưa phát triển được tiềm năng nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản. Hiện tại Trà Vinh có khu cơng nghiệp đang được đầu tư cơ sở hạ tầng, một số cơng trình hồn thành vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, do đó số lượng lao động nhàn rổi ở nơng thơn nhiều, chưa có việc làm. Từ đó lao động ở nơng thơn di chuyển đến Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,… làm ăn sinh sống. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề so với tổng số lao động cịn

q thấp, từ đó thu nhập của lao động cũng chưa cao, cuộc sống người dân còn nghèo.

2.1.2. Cơ chế quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Trà Vinh

Cơ chế quản lý ngân sách cấp xã được thể hiện thông qua một số Luật và chính sách hiện hành có liên quan đến cơng tác quản lý ngân sách xã tại địa phương, thông qua các công cụ quản lý thể hiện qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra,…

Trong thời gian qua công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được triển khai từ nhiều Luật như Luật NSNN, Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật kế tốn; trong đó chủ đạo là Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN.

Về các chính sách áp dụng trong quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Trà Vinh bao gồm các chính sách tài chính thể hiện qua chế độ kế tốn ngân sách và tài chính xã theo quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài Chính; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ; các chính sách đặc thù của Trung ương và địa phương áp dụng cho cấp chính quyền cơ sở; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu theo Nghị quyết của HĐND Tỉnh hàng năm.

2.1.3.Tổ chức quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Trà Vinh. 2.1.3.1. Tổ chức quản lý tại cấp xã 2.1.3.1. Tổ chức quản lý tại cấp xã

Tỉnh Trà Vinh có 102 xã , phường, thị trấn (gồm 84 xã, 09 phường, 09 thị trấn). Mỗi xã, phường , thị trấn có 01 cán bộ làm cơng tác tài chính. Do đặc điểm của địa phương, có nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Trình độ chun mơn của cán bộ làm cơng tác tài chính ở xã tương đối thấp và thường xuyên thay đổi.

Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ kế toán cấp xã tỉnh Trà Vinh

Trình độ cán bộ Số tuyệt đối Số tương đối

1/ Đại học, cao đẳng 19 18,6

2/ Trung cấp 59 57,9

3/ Sơ cấp 15 14,7

4/ Chưa qua đào tạo 09 8,8

Cộng 102 100

Nguồn : Sở Tài Chính tỉnh Trà Vinh.

Đại học, cao đẳng, 18.6

Trung cấp, 57.9 Sơ cấp, 14.7

Chưa qua đào tạo, 8.8

Đại học, cao đẳng Trung cấp

Sơ cấp

Chưa qua đào tạo

Hình 2.1. Đội ngũ cán bộ kế toán cấp xã tỉnh Trà Vinh năm 2012

Trình độ chun mơn của cán bộ làm cơng tác kế tốn ở cấp xã, phường, thị trấn đa số ở mức trung cấp chiếm 57,9%; tỷ lệ cán bộ làm công tác kế tốn ở cấp xã có trình độ đại học chỉ chiếm 18,6%; trong khi trình độ sơ cấp chiếm đến 14,7%; một tỷ lệ nhỏ 8,8% trình độ chun mơn kế tốn ở cấp xã chưa qua đào tạo. Cơng tác kế tốn cấp xã là một công việc cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, với trình độ kế tốn như thời gian qua trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mới của luật ngân sách nhà nước.

2.1.3.2. Cơng tác kế tốn ngân sách tại cấp xã

Mọi khoản thu của ngân sách cấp xã ở Trà Vinh đều phải nộp vào KBNN dưới nhiều hình thức tiền mặt, ngân phiếu thanh toán hoặc chuyển khoản theo quy định tại thông tư số 80/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ tập trung, quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN. Chủ tịch UBND cấp xã là chủ tài khoản thu, chi ngân sách cấp xã. Ngồi ra cấp xã cịn có các quỹ cơng chun dùng của xã khơng hạch tốn vào ngân sách cấp xã mà được phản ánh qua tài khoản tiền gởi của xã mở tại KBNN nơi giao dịch; nội dung, mức, và phương thức quản lý thu, chi quỹ thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước đối với từng quỹ và quy định của HĐND cấp xã.

Việc cấp phát ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền là phương pháp phổ biến đối với cấp xã hiện nay. Hàng tháng, phụ trách kế toán cấp xã lập thủ tục rút tiền mặt về quỹ tiền mặt để chi lương, phụ cấp và các chi phí khác bằng tiền; các khoản chi điện, nước, điện thoại, mua sắm tài sản,… dùng hình thức chuyển khoản. Đối với các khoản chi cần thiết mà chưa thể hội đủ chứng từ thì KBNN thực hiện tạm ứng để cấp xã chi trả theo nhu cầu cần tạm ứng; sau khi hội đủ chứng từ kế toán, kế toán ngân sách cấp xã viết phiếu chi kèm chứng từ gốc và lên chứng từ thanh toán tạm ứng với KBNN theo mục lục NSNN tương ứng để KBNN ghi chi và giảm tạm ứng.

2.2. Giới thiệu báo cáo ngân sách xã theo chế độ kế toán hiện hành. 2.2.1. Số lượng báo cáo ngân sách xã 2.2.1. Số lượng báo cáo ngân sách xã

- Báo cáo ngân sách tháng gồm 3 mẫu: + Bảng cân đối tài khoản;

+ Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế; + Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.

- Báo cáo quyết toán năm gồm 9 mẫu: + Bảng cân đối tài khoản;

+ Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã;

+ Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo MLNSNN; + Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo MLNSNN;

+ Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế; + Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế; + Thuyết minh báo cáo tài chính;

+ Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB;

+ Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã.

Số lượng báo cáo, nội dung và phương pháp tính tốn, hình thức trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách xã trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)