Tính hữu ích của báo cáo năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách xã trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 57)

Qua kết quả khảo sát cho thấy đối với hệ thống báo cáo ngân sách năm thì tính hữu ích được đánh giá cao là các bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối quyết toán ngân sách, báo cáo quyết toán thu ngân sách theo mục lục ngân sách và báo cáo quyết toán chi ngân sách theo mục lục ngân sách, những báo cáo nêu trên được đánh giá cao là do các chỉ tiêu trong bảng được thể hiện chi tiết, đáp ứng được nhu cầu tổng hợp ngân sách Nhà nước.

Các báo cáo còn lại đặc biệt là bảng thuyết minh báo cáo tài chính tính hữu ích khơng được đánh giá cao nguyên nhân chủ yếu là do mức độ quan tâm của người đọc đối với bảng này chưa nhiều, thông tin thể hiện trên bảng báo cáo chưa đầy đủ, khi lập kế toán chủ yếu chỉ thể hiện các nội dung như tình hình cơng nợ, tình hình tăng giảm tài sản cố định cịn thơng tin trọng yếu là phần phân tích nguyên nhân, kết quả và đề xuất giải pháp hầu như bị bỏ qua

2.5. Đánh chung đối với hệ thống báo cáo ngân sách xã 2.5.1. Ưu điểm 2.5.1. Ưu điểm

Hệ thống báo cáo được ban hành chi tiết với nội dung, kết cấu, căn cứ và phương pháp lập rõ ràng nhờ vào việc hệ thống báo cáo được phân loại thành báo cáo tháng và báo cáo năm.

Bộ tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ngân sách cấp xã tương đối hồn chỉnh từ quy định cơng tác xây dựng dự toán ngân sách, việc quản lý, cấp phát và hướng dẫn cơng tác hạch tốn kế tốn ngân sách cấp xã. Hệ thống văn bản được ban hành đã xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý tài chính xã, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả mọi khoản thu, khoản chi và các khoản huy động, đóng góp của nhân dân, tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp; nâng cao vai trị và vị trí của cơng tác quản lý tài chính – ngân sách cấp xã.

Các hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán từng bước được chuẩn mực hoá từ ghi chép sổ sách đến biểu mẫu kế tốn ngày càng hồn thiện hơn, làm cho kế tốn ngân sách và tài chính xã phải kịp thời nắm bắt, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, cơng tác kế tốn và quản lý ngân sách đã từng bước được tin học hoá. Hiện nay, hầu hết các xã đều đã đưa tin học ứng dụng vào quá trình quản lý ngân sách và lập báo cáo tài chính góp phần vào việc theo dõi, quản lý ngân sách cấp xã kịp thời hơn.

2.5.2. Hạn chế

Số lượng báo cáo tài chính năm quá nhiều dẫn đến khối lượng cơng việc của kế tốn vào thời điểm cuối năm quá lớn.

Một số chỉ tiêu trong bảng báo cáo thu ngân sách theo nội dung kinh tế và bảng báo cáo chi ngân sách theo nội dung kinh tế khơng cịn phát sinh nữa nhưng báo cáo vẫn chưa được thay đổi cập nhật.

Một số chỉ tiêu phát sinh thường xuyên tại xã nhưng trong báo cáo chưa đề cập đến gây khó khăn cho kế tốn trong q trình lập và tổng hợp số liệu.

Bảng báo cáo chi ngân sách theo nội dung kinh tế còn quá chung chung làm cho tính hữu ích chưa cao, ví dụ khoản chi quản lý nhà nước, Đảng, Đoàn thể, ở hầu hết các xã đây là khoản chi phát sinh thường xuyên nhưng khi đọc báo cáo để xác định được mức chi của từng hoạt động thì người đọc phải đọc kết hợp với bảng báo cáo chi ngân sách theo mục lục ngân sách.

Chưa có bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh chưa thể hiện được tình hình tài sản, nguồn vốn tại đơn vị.

Báo cáo quyết toán của bộ phận tài chính kế tốn cấp xã được thực hiện thống nhất theo phần mềm kế tốn của bộ phận tài chính nhưng chưa tương thích với các chỉ tiêu theo báo cáo quyết toán của KBNN làm ảnh hưởng đến quá trình đối chiếu, xác nhận báo cáo quyết tốn trước khi trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.6. Xác định nguyên nhân

2.6.1. Nguyên nhân khách quan

Văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính chưa được điều chỉnh phù hợp với các văn bản của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã và quy định của Chính phủ về thi hành Luật kế tốn

- Thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính quy định bộ phận quản lý ngân sách cấp xã là Ban tài chính cấp xã; trong đó Trưởng ban tài chính cấp xã là ủy viên của UBND cấp xã phụ trách cơng tác tài chính, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác ở xã. Như vậy theo thông tư 60/2003/TT-BTC khơng địi hỏi Trưởng ban tài chính cấp xã có chun mơn nghiệp vụ kế tốn.

- Theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ quy định chức danh tài chính kế tốn là chức danh chun mơn của xã; Nghị định 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước quy định kế tốn trưởng có chức năng giúp Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện công tác kế tốn, thống kê và thơng tin kinh tế trong xã, quản lý hoạt động thu, chi ngân sách và các hoạt động tài chính khác ở xã.

 Xuất phát từ tình hình trên, thơng tư 60/2003/TT-BTC cần được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ phận kế tốn cấp xã và chế độ chính sách đối với đội ngũ này.

Kế toán xã chưa được quan tâm đúng mức, tài liệu về kế toán xã chưa phong phú chủ yếu chỉ dựa vào thông tư, quyết định do bộ tài chính ban hành.

Chưa có chuẩn mực kế tốn cơng dẫn đến khó khăn trong q trình ghi chép và lập báo cáo.

Kế toán xã chưa được đưa vào đào tạo rộng rãi ở các trường đại học, cao đẳng. Các trường đại học cao đẳng chủ yếu chỉ đào tạo kế toán doanh nghiệp. Trong chương chình đào tạo nếu có kế tốn cơng thì cũng chỉ đề cập đến kế toán kho bạc, kế toán ngân sách, kế toán xã rất ít được đề cập đến.

Báo cáo tài chính xã chỉ được xem là cơng cụ để tổng hợp ngân sách nhà Nước

2.6.2. Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống báo cáo tài chính xã đã được ban hành cụ thể, chi tiết từng khoản mục phát sinh nhưng tính hữu ích của báo cáo vẫn chưa được đánh giá cao là do một số nguyên nhân:

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ phụ trách kế tốn cấp xã cịn hạn chế, đội ngũ kế toán cấp xã hay bị thay đổi, không ổn định

- Đội ngũ cán bộ cơ sở cấp xã, kế tốn ngân sách và tài chính xã tuy đã được tăng cường, củng cố trong thời gian qua nhưng vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý ngân sách cấp xã theo quy định của Luật NSNN. Đặc biệt hiện nay chỉ một số ít cán bộ kế tốn ngân sách sử dụng thành thạo máy vi tính nên việc nắm bắt, ứng dụng phần mềm tin học dùng cho kế tốn ngân sách xã cịn nhiều hạn chế.

- Ở các xã xảy ra tình trạng thường xun thay đổi kế tốn.

- Đội ngũ cơng chức cấp xã nói chung, đội ngũ kế tốn và tài chính xã nói riêng tuy đã được quan tâm đào tạo cơ bản từ trình độ học vấn (tốt nghiệp PTTH đối với cán bộ cơ sở cấp xã là người kinh, tối thiểu tốt nghiệp PTCS đối với cán bộ là người dân tộc Khmer), trình độ chun mơn, tuy nhiên thời gian qua, lực lượng này thường xuyên bị thay đổi do thay đổi vị trí cơng tác, do trình độ cán bộ cấp xã không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, gây lãng phí trong đào tạo và anh hưởng khơng ít đến chất lượng quản lý tài chính ở cơ sở.

- Một số xã chưa được trang bị phần mềm kế toán, khi ghi chép theo phương pháp kế toán kép số lượng các tài khoản phát sinh nhiều gây khó khăn trong việc tính tốn ghi chép thủ cơng nên hầu hết các xã chưa được trang bị phần mềm kế toán đều áp dụng phương pháp kế toán đơn.

- Số lượng kế toán viên tại các xã giới hạn, hầu hết các xã đều được quy định chỉ có 1 kế tốn viên, do khối lượng công việc phát sinh tại các xã nhiều, bao gồm thu chi, quyết toán ngân sách với kho bạc, theo dõi tiến độ chi đầu tư xây dựng cơ bản, lập dự toán …nhưng chỉ có 1 kế tốn viên dẫn đến khối lượng công việc vào thời điểm cuối năm nhiều.

- Báo cáo tài chính nhằm mục đích cơng khai tài chính trước nhân dân và gửi phịng tài chính Quận, Huyện, Thị xã để tổng hợp vào ngân sách nhà nước

nhưng mức độ quan tâm của nhân dân đối với báo cáo tài chính chưa có, hầu như khơng quan tâm dẫn đến một số bảng được bỏ qua không lập.

- Khả năng cập nhật sự thay đổi chính sách kế tốn của kế tốn xã cịn hạn chế, nếu khơng có khóa tập huấn của huyện hoặc tỉnh thì kế tốn xã hầu như không biết đến sự thay đổi của chế độ kế tốn hoặc có biết đến thơng qua công văn hướng dẫn thay đổi của Tỉnh, huyện thì kế tốn cũng không lập đúng theo thông tư sửa đổi dẫn đến trong quá trình quyết tốn với kho bạc gặp khó khăn, kế tốn phải sửa báo cáo nhiều lần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua kết quả phân tích thực trạng lập báo cáo tài chính ở các xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cho thấy hầu hết các đơn vị đều đã tuân thủ đúng thông tư, quyết định đều lập tương đối đầy đủ các bảng báo cáo tài chính theo quy định, tuy nhiên nếu xem xét chi tiết thì nguyên nhân các bảng được lập đầy đủ là do trong 2 năm gần đây đa số các xã đã được trang bị phần mềm kế toán nên tất cả các bảng theo quy định được in ra 1 cách nhanh chóng. Chỉ có một số bảng như bảng báo cáo chi ngân sách theo nội dung kinh tế thì tỷ lệ các xã khơng in báo cáo hoặc in không thường xuyên so với các bảng khác tăng là do tính hữu ích của bảng này chưa cao, khi đọc báo cáo có một số chỉ tiêu chưa được thể hiện rõ ràng, người đọc phải đọc kết hợp với bảng báo cáo chi ngân sách theo mục lục ngân sách thì nội dung mới có thể rõ ràng.

Mức độ lập báo cáo tại đơn vị chịu ảnh hưởng bởi thời gian cơng tác và trình độ chun mơn của kế toán tại đơn vị.

Hệ thống báo cáo cịn mang tính chất chỉ phục vụ cho nhu cầu tổng hợp ngân sách Nhà nước, đa số các bảng báo cáo được in ra chỉ nhằm mục đích tổng hợp ngân sách nhà nước, qua kết quả phỏng vấn trực tiếp thì đa số các xã đều trả lời in tất cả các các báo cáo cho đúng quy định, chỉ một số bảng được sử dụng như bảng báo cáo thu ngân sách theo nội dung kinh tế, bảng báo cáo chi ngân sách theo nội dung kinh tế, bảng báo cáo thu ngân sách theo mục lục ngân sách, bảng báo cáo chi ngân sách theo mục lục ngân sách.

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính chưa được quan tâm đúng mức, đa số các xã lập không thường xuyên hoặc không lập. Đối với bảng thuyết minh báo cáo tài chính thì thơng tin mang tính hữu ích chính là phần phân tích nguyên nhân, kiến nghị, đề xuất nhằm mục đích giúp cho người quản lý có thể nâng cao hiệu quả quản lý ở kỳ sau nhưng đa số các đơn vị khi lập đã bỏ qua làm giảm tính hữu ích của báo cáo.

Tính hữu ích của báo cáo chưa được đánh giá cao phần lớn nguyên nhân là do mức độ quan tâm của người dân đối với báo cáo chưa có, người dân chưa nhận thức được quyền của mình đối với việc theo dõi các khoản thu chi phát sinh tại địa phương của mình.

Chương 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO NGÂN SÁCH XÃ DỰA TRÊN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện báo cáo ngân sách xã

Ngân sách Nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là công cụ mà Nhà nước dùng để sử dụng trong quản lý vĩ mô của nền kinh tế - xã hội. Nhà Nước có thể phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nền tài chính của quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, hình thành nền cơ cấu kinh tế mới, điều chỉnh thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội,…Ngân sách Nhà Nước còn đảm bảo cho Nhà nước phát huy được sức mạnh của mình, bảo vệ đất nước, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội. Vai trị của ngân sách Nhà nước được thể hiện thông qua hoạt động Thu – Chi ngân sách của Nhà nước đã quy định trong luật ngân sách Nhà nước.

Xã là một cấp chính quyền trong hệ thống pháp quyền ở nước ta, là cấp chính quyền có quan hệ nhiều với dân. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình do luật pháp quy định địi hỏi chính quyền cấp xã phải có thực lực về tài chính, cán bộ trong sạch, lành mạnh. Ngân sách xã cùng là nguồn kinh phí quan trọng để chính quyền phát huy được quyền hạn nhằm hồn thành nhiệm vụ, chức năng của mình.

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sự đổi mới sâu sắc về cơ chế quản lý nền kinh tế quốc dân, các ngành kinh tế, các hoạt động xã hội và nghiệp vụ có nhiều đổi mới. Trong đó hoạt động công tác thu – chi ngân sách Nhà nước đã khơng ngừng được haonf thiện hơn nhằm đóng góp nâng cao chất lượng công tác quản lý Thu – Chi ngân sách Nhà nước ở các cơ quan tài chính các cấp từ trung Ương đến địa phương. Sự minh bạch, công khai, rõ ràng của hoạt động tài chính là minh chứng cho sự trong sạch của chính quyền, đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.

Hoạt động tài chính ngân sách xã ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, các khoản thu không chỉ phản ánh thu ngân sách Nhà nước mà nội dung các khoản chi cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Hiện tại Bộ tài chính đã xây dựng khn khổ pháp lý về quản lý Chi ngân sách; cải thiện tính minh bạch thu, chi ngân sách Nhà nước; hoàn thiện cơ chế phân bổ nguồn lực tài chính Nhà nước và đặc biệt là hồn thiện chế độ kế tốn của các đơn vị hành chính Xã, Phường, Thị trấn và hệ thống Mục lục ngân sách Nhà nước.

Vì vậy việc hồn thiện hệ thống báo cáo ngân sách Xã là cần thiết.

3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách

3.2.1. Giải pháp

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống tài khoản, chứng từ kế toán

Các đơn vị Xã phải căn cứ vào hệ thống tài khoản thống nhất qui định trong chế độ kế toán đơn vị xã đồng thời phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đơn vị cũng như yêu cầu quản lý các hoạt động đó, các đơn vị có thể qui định thêm một số tài khoản cấp II, cấp III có tính chất riêng của các nội dung Thu – Chi đặc thù phát sinh tại đơn vị mình.

Việc xác định đầy đủ, đúng đắn, hợp lý số lượng tài khoản cấp I, cấp II,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống báo cáo ngân sách xã trên địa bàn tỉnh trà vinh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)