Hoàn thiện chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM tại thành phố Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính về an sinh xã hội nghiên cứu trường hợp người có công với cách mạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 75)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Hoàn thiện chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM tại thành phố Hồ

Chí Minh.

Phát triển kinh tế là cơ sở, điều kiện vật chất để hồn thiện hệ thống chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM. Ngược lại thực hiện tốt chính sách tài chính

tượng yên tâm, tin tưởng vào Nhà nước, góp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế của đất nước. Từ mối quan hệ biện chứng này mà trong chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM phải kết hợp hài hịa giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Thực tế đã chứng minh trong từng giai đọan phát triển kinh tế của đất nước, chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM ngày càng được hoàn thiện. Chế độ ưu đãi NCC đã được xây dựng và thực hiện khá tồn diện, ngồi trợ cấp cịn có chế độ chăm sóc sức khỏe, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo; chế độ ưu đãi đối với con của NCC đang theo học ở nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; NCC đang hưởng trợ cấp thường xuyên (hoặc đã mất) thì con của họ đang theo học ở nhà trường được hưởng chế độ trợ cấp mỗi năm một lần mua đồ dùng, sách vở, dụng cụ học tập, được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, đã góp phần nâng cao mức sống NCC, đảm bảo tính tồn diện, đồng bộ trong ƯĐXH.

Tuy nhiên qua nghiên cứu thực trạng chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM và khảo sát thực tế về mức sống, thu nhập của NCC cũng như việc làm, thu nhập của con NCC sau khi tốt nghiệp ở chương II, ta thấy hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn cịn những hộ gia đình NCC thuộc diện nghèo, cận nghèo; nhiều con em NCC sau khi tốt nghiệp vẫn chưa có việc làm; nhiều em đã có việc làm nhưng thu nhập còn thấp và chưa ổn định, một số chế độ chưa phù hợp. Để hồn thiện chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

3.3.1. Chế độ trợ cấp hàng tháng

Một là tăng mức trợ cấp tối thiểu hàng tháng

Từ thực trạng và qua khảo sát thu nhập của NCC ở chương II, hiện nay mức trợ cấp ưu đãi hàng tháng thấp nhất là 488.000 đồng/người/tháng, chưa đủ chuẩn nghèo của quốc gia (thu nhập bình quân đầu người là 6.000.000 đồng/người/năm). Như vậy để đảm bảo NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú thì Chính phủ cần phải tăng mức trợ cấp tối thiểu lên 500.000 đồng/người/tháng nhằm đảm bảo 100% NCC có thu nhập bình quân hàng tháng vượt chuẩn nghèo quốc gia vì phần lớn NCC đều già yếu, bệnh tật khơng có khả

năng lao động để tăng thu nhập, nguồn sống chủ yếu của họ là khoản trợ cấp ưu đãi hàng tháng (qua khảo sát có 459 người/1051 NCC được khảo sát có thu nhập 100% từ trợ cấp ưu đãi hàng tháng, chiếm 43,67%).

Mặt khác mức trợ cấp hàng tháng được thống nhất trên tòan quốc, tuy nhiên từng tỉnh, thành phố lại có mức sống trung bình của dân cư khác nhau. Do đó cùng một mức trợ cấp như nhau nhưng đời sống của NCC ở từng địa phương sẽ khác nhau, ở những nơi giá cả hàng hóa cao như thành phố Hồ Chí Minh thì đời sống NCC càng khó khăn hơn. Chính vì thế mà lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh cũng cần ban hành những chế độ, chính sách đặc thù nhằm bảo đảm đời sống NCC trên địa bàn thành phố phải có mức sống vượt trên chuẩn nghèo của thành phố. Cụ thể là chuẩn nghèo thành phố hiện nay là thu nhập bình quân đầu người là 12.000.000 đồng/người/năm thì những NCC nào có mức thu nhập hàng tháng dưới 1.000.000 đồng sẽ được cấp bù khoản chênh lệch cho đủ chuẩn nghèo của thành phố.

Hai là khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức trợ cấp phụ cấp ưu đãi hàng tháng phải xem xét đến tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng những mặt hàng lương thực thực phẩm chủ yếu cho phù hợp, đảm bảo mức trợ cấp mới khơng làm cho đời sống NCC khó khăn hơn.

3.3.2. Chế độ trợ cấp một lần

Chế độ trợ cấp một lần thường xuyên được mở rộng về đối tượng được hưởng và theo quy định phải giải quyết dứt điểm không để hồ sơ tồn đọng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn kéo dài như chế độ đối với người hoạt động kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, hơn mười năm nay vẫn còn đối tượng mới được công nhận. Tuy nhiên mức trợ cấp một lần không thay đổi, điều này tạo ra sự bất hợp lý và khơng cơng bằng giữa các đối tượng có mức đóng góp như nhau. Vì vậy cần phải thực hiện một trong hai giải pháp sau:

Một là học tập kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang, cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chế độ trợ cấp một lần, tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân, tập trung chỉ đạo cán bộ cấp xã, phường điều tra, khảo sát từng hộ gia

giải quyết kịp thời các chế độ chính sách. Đối với những trường hợp khơng cịn lưu giữ hồ sơ, giấy tờ gốc thì dựa vào nhân dân và cán bộ cốt cán hoạt động cùng thời để xác lập thủ tục, đề nghị công nhận một cách khách quan, hợp tình hợp lý, đảm bảo tất cả mọi NCC với CM đều được hưởng CSƯĐ của Nhà nước.

Hai là Chính phủ phải điều chỉnh tăng mức trợ cấp một lần cho phù hợp với mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp và mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng lương thực, thực phẩm chủ yếu trong từng giai đọan, đảm bảo tính hợp lý và cơng bằng giữa những người nhận trước và những người nhận sau.

3.3.3. Chế độ BHYT

Bổ sung đối tượng hưởng chế độ trợ cấp tuất từ trần hàng tháng (tuất TB, tuất BB, tuất Lão thành CM, tuất Tiền khỏi nghĩa) nếu không phải là người thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc thì được cấp thẻ BHYT. Đây cũng là những đối tượng cần quan tâm, vì khi con họ, hoặc cha, mẹ họ là Lão thành CM, TB, BB từ trần thì họ cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Do đó ngịai chế độ tử tuất họ cần được cấp thẻ BHYT để được khám chữa bệnh miễn phí. Đây cũng phù hợp với định hướng chung về chính sách ASXH là thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân

Cần phải có hướng dẫn cụ thể cho cán bộ xã, phường am hiểu về chế độ BHXH nói chung và BHYT nói riêng. Từ đó họ sẽ lập danh sách các đối tượng quản lý tại địa phương thuộc diện tham gia BHYT, sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đã quy định tại chế độ BHYT bắt buộc, trong đó có các nhóm đối tượng thuộc diện quản lý tại địa phương như: người hưởng lương hưu, hưởng BHXH, NCC với CM, người thuộcdiện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, người nghèo, thân nhân NCC với CM…Những đối tượng nào thuộc nhiều nhóm đối tượng tham gia khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên được xác định theo thứ tự. Như vậy sẽ tránh được tình trạng một người mua nhiều thẻ BHYT ở nhiều diện khác nhau.

3.3.4. Chế độ điều dưỡng

Mục đích của điều dưỡng là chăm sóc sức khỏe cho NCC với CM. Song trên thực tế có những quy định khơng phù hợp như thời gian điều dưỡng luân phiên là 5

năm, chi phí đưa đón đối tượng lại do ngân sách địa phương đảm bảo. Chính vì vậy mà trên thực tế NCC được điều dưỡng tại chỗ là chủ yếu và kinh phí điều dưỡng thường xun khơng sử dụng hết do thiếu đối tượng. Để đảm bảo công tác chăm sóc NCC có ý nghĩa thiết thực cần phải có các giải pháp sau:

Giảm thời gian điều dưỡng luân phiên từ 5 năm xuống còn 3 năm. Riêng đối tượng NCC trên 80 tuổi phải được điều dưỡng hàng năm.

Đối với chế độ điều dưỡng tập trung, kinh phí Trung ương phải đảm bảo tồn bộ kinh phí điều dưỡng tập trung, kể cả kinh phí đưa đón đối tượng và các khoản khác. Mức điều dưỡng cũng cần phải được điều chỉnh hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ngồi ra thành phố Hồ Chí Minh cần phải xây dựng một Trung tâm điều dưỡng cho NCC với CM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NCC được nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe hàng năm, giảm tỷ lệ điều dưỡng tại nhà. Mặt khác còn huy động được sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân cũng như ngân sách thành phố đóng góp vào Trung tâm nhằm tăng cường chất lượng phục vụ NCC ngày càng tốt hơn.

3.3.5. Chế độ trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

Hiện nay giá dụng cụ chỉnh hình đã tăng lên rất nhiều, tuy nhiên mức tiền cấp cho NCC để mua dụng cụ chỉnh hình vẫn khơng thay đổi. Vậy để đảm bảo cho NCC sau khi nhận tiền, mua được dụng cụ chỉnh hình thì cần phải điều chỉnh Bảng giá dụng cụ chỉnh hình (kèm theo Thơng tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH- BTC-BYT, ngày 21/11/2006) cho phù với bảng giá dụng cụ chỉnh hình thực tế năm 2011 của Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là:

Đơn vị tính : đồng

Giá dụng cụ chỉnh hình của Trung tâm chỉnh

hình năm 2011 STT Loại dụng cụ Số tiền / 1 niên hạn được cấp Thấp nhất Cao nhất

1 Chân tháo khớp hông 3,186,000 4,815,386

2 Chân Trên 1,488,000 3,369,782 12,618,938 3 Chân tháo khớp bàn 1,165,000 1,738,454

4 Chân dưới dây đeo số 8 1,088,000 2,043,710 5 Chân dưới có bao da đùi 1,115,000 2,447,203

6 Nẹp hông 1,047,000 1,109,880 1,959,689 7 Nẹp đùi 603,000 1,338,338

8 Nẹp cẳng chân 476,000 1,109,880 1,125,691 9 Giày chỉnh hình 862,000 1,101,460

10 Tay tháo khớp vai 1,884,000 1,666,837 1,772,887 11 Tay trên 1,733,000 1,481,052 1,889,764 12 Tay dưới 1,314,000 1,083,605 1,471,054 Việc trang cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho NCC đã được thay thế bằng phương thức cấp tiền cho đối tượng tự mua. Tuy nhiên trên thực tế đối tượng có mua hay khơng cịn tùy thuộc vào hồn cảnh của từng gia đình. Đây cũng là vấn đề cần nghiên cứu khảo sát thực tế để có những đề xuất cho phù hợp nhằm đảm bảo cho NCC được trang bị đầy đủ dụng cụ chỉnh hình hoặc phương tiện trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho NCC trong sinh họat hằng ngày.

Mặt khác cũng từ năm 2007, đối tượng NCC được trang bị phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình được mở rộng ở hầu hết các diện, không phải chỉ có đối tượng là TB, BB như trước đây. Tuy nhiên thực tế số đối tượng được cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình khơng tăng lên bao nhiêu. Điều này có thể là do những đối tượng khơng phải là TB, BB ít có thương tật phải sử dụng những thiết bị này, hoặc có thể đối tượng chưa biết do việc tuyên truyền phổ biến chế độ này chưa đến hết các đối tượng. Vậy để giải quyết tốt chế độ này cần phải có cuộc điều ra khảo sát tất cả những NCC thuộc diện được hưởng để dướng dẫn họ làm các thu tục để được trang bị phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đầy đủ,

giúp họ thuận lợi trong sinh hoạt cũng như tham gia lao động, sản xuất, vui chơi, giải trí, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho NCC.

3.3.6. Chế độ ưu đãi giáo dục và đào tạo

Trong pháp luật ưu đãi đối với NCC thì vị trí quan trọng hàng đầu phải đảm bảo việc làm và thu nhập cho bản thân NCC và gia đình họ. Tuy nhiên trên thực tế khảo sát 1.110 HSSV đã hết khóa học vẫn còn 187 em chưa tốt nghiệp; trong 923 em đã tốt nghiệp vẫn còn 291 em chưa có việc làm (trong đó có 21 em thuộc hộ nghèo và 31 em thuộc hộ cận nghèo). Như vậy trong tổng số 37 hộ nghèo qua khảo sát đã có 21 hộ có con em chưa có việc làm và trong 90 hộ cận nghèo qua khảo sát đã có 31 hộ có con em chưa có việc làm. Điều này chứng tỏ phần lớn con em của gia đình NCC thuộc diện nghèo và cận nghèo khó tìm được việc làm hơn. Điều này càng làm cho đời sống của gia đình NCC thuộc diện nghèo và cận nghèo càng khó khăn hơn.

Do đó, chính sách ưu đãi trong lĩnh vực việc làm, tuyển dụng lao động cần phải có những chế độ cụ thể, thống nhất giữa các cấp, các ngành có liên quan phối hợp thực thiện và phải giao chỉ tiêu hàng năm về giải quyết việc làm cho NCC và con em của họ, nhằm đảm bảo tất cả NCC và con em của họ sau khi tốt nghiệp các trường trung học, cao đẳng và đại học phải có việc làm và thu nhập ổn định. Phải có chính sách ưu tiên tuyển dụng NCC và con NCC, đặc biệt là NCC,và con NCC thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo vào làm việc ở mơi trường tốt, có thu nhập khá và ổn định,

Chế độ ưu đãi trong đào tạo cần tăng mức trợ cấp tháng, đảm bảo vượt chuẩn nghèo, tạo điều kiện cho con em NCC tham gia hồn thành tốt khóa học của mình.

Mở rộng chế độ ưu đãi trong đào tạo cho các đối tượng NCC và con em của họ có nhu cầu học trên bậc đại học; cho các đối tượng vừa học, vừa làm và cả cho các đối tượng học khơng chính quy. Vì trên thực tế do hồn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em phải vừa học, vừa làm mới trang trải được chi phí học tập và giúp đỡ gia đình nhưng lại khơng thuộc diện hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục và đào tạo. Đây là

đình chính sách được học tập nâng cao trình độ trong hồn cảnh khó khăn như hiện nay.

3.4 Hòan thiện cơ chế quản lý và thực hiện chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM và một số giải pháp để thực hiện tốt cơ chế này.

Về xác nhận đối tượng được cấp thẻ BHYT. Hiện nay do việc quản lý đối tượng được cấp thẻ BHYT chưa chặt chẽ, nên việc xác nhận của Sở còn trùng lắp, dẫn đến một số đối tượng được cấp dư thẻ BHYT (như đã trình bày ở phần thực trạng chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM). Do vậy Sở cần phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đối tượng tham gia BHYT, để kiểm tra và xác nhận chính xác, tránh trùng lắp. Đối với các phòng LĐ-TB&XH quận, huyện, hàng tháng phải báo giảm kịp thời những đối tượng tham gia BHYT đã từ trần.

Cán bộ thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi trong giáo dục và đào tạo tại các quận, huyện cần phải năm vững chế độ, tính tốn chính xác số tiền trợ cấp cho đối tượng và khi tổng hợp danh sách đối tượng được điều dưỡng luân phiên 5 năm một lần do các phường, xã lập, cán bộ cấp quận, huyện cần phải kiểm tra, rà soát chặt chẽ, tránh trùng lắp, chi sai chế độ, khó thu hồi, gây ra tồn đọng về kinh phí.

Những NCC già yếu bệnh tật khơng đi lại được hoặc bị liệt, tâm thần thì thân nhân chủ yếu chăm sóc họ sẽ được nhận thay tiền trợ cấp của họ mà khơng cần phải có Giấy ủy quyền. Mặt khác thay thế Giấy ủy quyền bằng Giấy ưng thuận cho người khác nhận thay tiền trợ cấp của đối tượng được hưởng vì hiện nay cấp phường, xã chỉ được phép xác nhận vào Giấy ưng thuận, còn Giấy ủy quyền phải do các cơ quan công chứng xác nhận.

Cơ chế thực hiện miễn học phí hiện nay gây khó khăn cho những gia đình NCC thuộc diện nghèo, cận nghèo khơng đủ tiền ứng trước để đóng học phí cho các cơ sở đào tạo. Vậy cần có chế độ ưu đãi đối với HSSV là NCC và con NCC thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo được nợ học phí đến khi nào nhận được khỏan cấp bù học phí.

Theo cơ chế hiện nay, trách nhiệm của Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố rất nặng nề, vừa phân bổ dự toán, vừa kiểm tra xét duyệt quyết tốn. Chính vì thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính về an sinh xã hội nghiên cứu trường hợp người có công với cách mạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 75)