Các biện pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính về an sinh xã hội nghiên cứu trường hợp người có công với cách mạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.5. Các biện pháp hỗ trợ

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi NCC, hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM cần phải có các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp cho chính sách tài chính về ưu đãi NCC đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả. Tác giả đề xuất một số biện pháp hỗ trợ sau:

Tăng cường nhân sự và nâng cao trình độ năng lực chun mơn của cán bộ, công chức trong ngành, đặc biệt là cấp cơ sở phường, xã, thị trấn, thường xuyên tập huấn, hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách. Đồng thời phải có chế độ khuyến khích về quyền lợi để họ yên tâm công tác, tạo điều kiện thuận lợi về nhiều mặt để họ gắn bó với cơng việc, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn người dân khi lập các thủ tục hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước.

Đào tạo đội ngũ cán bộ nâng cao trình độ tin học để ứng dụng công nghệ thơng tin vào quản lý tồn diện. Mỗi phường xã phải được trang bị máy vi tính để cập nhật quản lý tất cả người dân trên địa bàn. Qua đó phân lọai từng hộ dân, từng đối tượng, ai thuộc hộ nghèo, ai là NCC với CM, ai là đối tượng bảo trợ xã hội, ai là người cao tuổi…Từ đó mới có thể giải quyết chế độ, chính sách cho mọi người dân một cách đúng đắn, đầy đủ, kịp thời , không trùng lắp giữa các chế độ nhất là chế độ BHYT và chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện pháp luật ưu đãi NCC và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật ưu đãi NCC với CM.

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc NCC với CM. Trong điều kiện kinh tế cịn khó khăn, xã hội hóa cơng tác chăm sóc NCC càng có ý nghĩa thiết thực. Cùng Nhà nước, tòan thể cộng đồng góp sức chăm lo đời sống NCC khơng chỉ là vấn đề cơm áo, gạo tiền mà còn là nguồn động viên, tiếp sức cho đối tượng có cơng vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng bệnh tật, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, tiếp tục đóng góp cho xã hội.

Hàng năm lãnh đạo cấp quận, huyện phải tổ chức điều tra khảo sát thực tế về tình hình thực hiện các chế độ chính sách ưu đãi đối với NCC. Qua đó đánh giá tác động của từng chế độ, chính sách, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của gia đình NCC, nhằm thực hiện tốt chính sách ưu đãi NCC, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của NCC và gia đình của họ.

Học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn trong thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa, bằng nhiều hình thức giúp đỡ từ cộng đồng, kể cả từ ngân sách thành phố nhằm đảm bảo 100% gia đình NCC với CM có mức sống trung bình khá trở lên ; 100% Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phụng dưỡng suốt đời với mức 1.000.000 đồng /tháng.

Ngồi ra cần có chính sách cho vay ưu đãi đối với những gia đình NCC có hồn cảnh khó khăn trong cuộc sống theo phương thức cho vay tín chấp thơng qua bảo lãnh của Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn, trên cơ sở số tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng của NCC. Đây cũng là một hình thức ứng trước khỏan trợ cấp hàng tháng để giúp NCC giải quyết việc làm hoặc đóng học phí cho con em mình …nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống NCC.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của hệ thống ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ngày càng to lớn. ASXH góp phần ổn định đời sống của những đối tượng gặp phải những điều kiện khó khăn về vật chất và tinh thần, trong đó đặc biệt là những NCC với CM, đã hy sinh tính mạng để đem lại nền độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. "Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường" lời văn bia tại đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi còn vang mãi, tỏa sáng ngàn năm.

Để đền ơn đáp nghĩa các anh hùng, LS, TB, BB…Hơn 60 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống chính sách về ưu đãi đối với TB, BB gia đình liệt sĩ và NCC. Hệ thống chính sách đó ln được bổ sung, sửa đổi nhằm từng bước cải thiện đời sống của NCC với CM, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong mỗi thời kỳ và đời sống chung của nhân dân.

Chính sách ƯĐXH đối với NCC đã phát huy giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, khẳng định thành quả to lớn của CM Việt Nam, làm lành mạnh hóa bầu khơng khí chính trị, tinh thần xã hội. Nó quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong mọi giai đoạn CM. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chính sách ƯĐXH cũng phải có sự đổi mới hồn thiện góp phần chăm sóc tốt hơn đời sống NCC với CM.

Hồn thiện chính sách tài chính về ưu đãi NCC là một việc làm thường xuyên và liên tục…Để tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM. Qua nghiên cứu thực tiễn của đề tài “Hịan thiện Chính sách tài chính về ASXH – nghiên cứu trường hợp NCC với CM ở Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã khảo sát hơn 1.000 hộ NCC và hơn 1.000 HSSV đã kết thúc khóa học (chủ yếu trong năn 2010) với kết quả: còn 37 hộ nghèo, 90 hộ cận nghèo, 187 HSSV chưa tốt nghiệp và 291 HSSV đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm, số NCC có thu nhập chủ yếu từ trợ cấp ưu đãi hàng tháng là 459 người, chiếm

43,67%. Để giải quyết tốt chính sách tài chính về ưu đãi đối với NCC và gia đình NCC, tác giả đã đề xuất các giải pháp sau:

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi NCC với CM

- Nghị định số 52/2011/NĐ-CP ngày 30/6/2011 của Chính phủ: điều chỉnh tăng mức trợ cấp hàng tháng, một lần.

- Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006: mở rộng cho cả đối tượng học tại chức, vừa học, vừa làm, và cả đối tượng học cao hơn ở trình độ sau đại học.

- Thông tư số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006: mở rộng nội dung chi điều dưỡng đối với chi phí đưa đón đối tượng đi điều dưỡng tập trung và chi phí khác, điều chỉnh Bảng giá phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

- Chính phủ phải ban hành kịp thời Nghị định điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp theo đúng lộ trình.

- Cơng khai hố các thủ tục hành chính về giải quyết các chế độ, chính sách ưu đãi đối với NCC.

2. Hồn thiện chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM

- Tăng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, một lần. Đẩy nhanh tiến độ công nhận NCC với CM, xử lý tồn đọng xác nhận NCC với CM.

- Bổ sung chế độ BHYT đối với thân nhân NCC hưởng tuất từ trần.

- Giảm thời gian điều dưỡng luân phiên, mở rộng đối tượng được điều dưỡng hàng năm, tăng mức điều dưỡng, kinh phí Trung ương đảm nhận cả chi phí đưa đón đối tượng đi điều dưỡng tập trung. Xây dựng Trung tâm điều dưỡng NCC tại thành phố Hồ Chí Minh

- Khảo sát NCC được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, khảo sát NCC thuộc diện được trang bị phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, tăng bảng giá cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình .

- Tăng mức trợ cấp ưu đãi trong giáo dục và đào tạo, mở rộng chế độ ưu đãi đối với đối tượng NCC vừa học, vừa học, học khơng chính quy, học thạc sĩ, tiến sĩ.

3. Hòan thiện cơ chế quản lý

- Thay thế Giấy ủy quyền bằng Giấy ưng thuận. Không lập thủ tục ủy quyền trong trường hợp đối tượng già yếu không đi lại được hoặc bị liệt, tâm thần.

- Các Cơ sở đào tạo cho nợ học phí đối với NCC và con NCC thuộc diện nghèo, cận nghèo đến khi họ nhận được tiền cấp bù học phí.

- Tăng cường thanh tra kiểm tra đối với Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố.

4. Các biện pháp hỗ trợ:

- Tăng cường nhân sự, nâng cao trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ ngành LĐ-TB&XH, đặc biệt là cán bộ chính sách tại phường, xã.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng tại phường, xã. - Đẩy mạnh xã hội hóa các họat động chăm sóc NCC.

- Thường xuyên khảo sát thực tế về tình hình thực hiện chính sách tài chính về ưu đãi NCC với CM.

- Cho vay tín chấp đối với NCC trên cơ sở khỏan tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng của họ.

5. Ngoài ra từ kết quả khảo sát tác giả đưa ra một số đề nghị cụ thể trước mắt đối với lãnh đạo thành phố, lãnh đạo một số quận, huyện

- Cần có các giải pháp giúp đỡ 37 hộ gia đình NCC thóat nghèo;

- Có chính sách tuyển dụng 291 con em gia đình chính sách đã tốt nghiệp, có việc làm đúng ngành nghề và thu nhập ổn định;

- Tìm hiểu nguyên nhân và tạo điều kiện cho 187 con, em gia đình chính sách chưa tốt nghiệp tiếp tục học tập để hồn thành các khóa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá thành phố Hồ Chí Minh (2010), Chương trình Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh kết quả và

kinh nghiệm thực hiện 18 năm (1992-2010).

2. Bộ Lao động –TB và Xã hội (2006-2010), Thơng báo cơng khai quyết tốn nguồn

ngân sách Trung ương thực hiện CSƯĐ NCC với CM.

3. Bộ Lao động –TB và Xã hội (2006), Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC với CM, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

4. Bùi Hồng Lĩnh (2009), Kết quả thực hiện pháp lệnh ưu đãi NCC với CM những

năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

5. Bùi Thị Thương (2009), Tổ chức thực thi chính sách chăm sóc NCC tại phòng

Lao động –TB và Xã hội huyện Hòai Đức.

6. Cao Văn Sang (2011), "Tăng cường thực hiện chế độ BHXH", (97) tr5.

7. Cục NCC (2009), Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi NCC, Nxb Lao

động – Xã hội, Hà Nội.

8. LA 2586 (2007), Nâng cao đời sống kinh tế NCC ở tỉnh Quảng Nam.

9. Lê Thị Hòai Thu (2004), "Một số vấn đề lý luận về ASXH", Tạp chí Khoa học

Kinh tế luật (1), tr.35-45.

10. Molisa.gov.vn (2010), Chiến lược ASXH Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

11. Nguyễn Chương Phát (2009), Ảnh hưởng của hệ thống ASXH tới vấn đề nghèo đói hộ nông dân huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.

12. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2006), Thực trạng đời sống NCC và những biện pháp

nhằm nâng cao mức sống NCC.

13. Phạm Hải Hưng (2007), Nâng cao năng lực của cơ quan hành chánh nhà nước

trong thực hiện pháp luật ưu đãi NCC với CM ở nước ta hiện nay.

14. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2007), Những vấn đề về

chính sách ưu đãi đối với NCC tại thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và

15. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2008), Báo cáo kết quả khảo sát hộ NCC.

16. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2006-2010), Báo cáo quyết

tốn nguồn kinh phí Trung ương thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC với CM.

17. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2008-2010), Bảng kê đối

tượng hưởng trợ cấp hàng tháng.

18. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2008-2010), Bảng kê đối

tượng chuyển tỉnh.

19. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo tổng kết

công tác BTXH năm 2010 và kế hoạch năm 2011.

20. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2010), Báo cáo kết quả thực hiện cơng tác chính sách có cơng năm 2010.

21. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2011), Báo cáo về hoạt

động ngành Lao động-TB và Xã hội thành phố 9 tháng đầu năm 2011.

22. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (2011), Số liệu về quản lý đối tượng chính sách ưu đãi NCC với CM.

23. Sở Lao động-TB và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (8/2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Lao động – TB và Xã hội lần thứ VI nhiệm kỳ 2010-

2015.

24. Thu Hải (2001), Hỏi và đáp về chính sách đối với NCC với CM, Nxb Thống kê, Hà Nội.

25. Trịnh Văn Đệ (2007), Hoàn thiện cơng tác quản lý NCC huyện Thiệu Hóa tỉnh

Thanh Hóa.

26. Trường Cao đẳng Lao động Xã Hội (2004), Tài liệu nghiệp vụ Lao động – TB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách tài chính về an sinh xã hội nghiên cứu trường hợp người có công với cách mạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 89)