.2 Mơ hình tổ chức mạng an tồn tài chính quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại việt nam (Trang 27 - 46)

Vai trị của mạng an tồn TC quốc gia là rất quan trọng đối với nền kinh tế nói chung, hệ thống TC nói riêng, và BHTG lại là một bộ phận cấu thành trong mạng an tồn TC đó. Do đó để mạng an tồn TC hoạt động hiệu quả thì cũng phải đảm bảo rằng hoạt động của BHTG cũng phải hiệu quả. Hoạt động BHTG hiệu quả không chỉ đảm bảo tổ chức BHTG thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức năng của mình mà cịn cần có sự phối hợp chặt chẽ với các yếu tố khác trong mạng an tồn TC

1.2. Vai trị của hoạt động bảo hiểm tiền gửi 1.2.1. Đối với người gửi tiền 1.2.1. Đối với người gửi tiền

Hoạt động BHTG bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền,

củng cố lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống NH: đối với những người gửi tiền

nhỏ, thì số tiền gửi giá trị có thể khơng lớn nhưng có ý nghĩa rất lớn với cuộc sống của họ. Bên cạnh đó, sự hạn chế về khả năng tiếp cận và phân tích chính xác thơng tin trong quá trình hoạt động của các NH, họ rất nhạy cảm với những “tin đồn thất thiệt” và chịu ảnh hưởng khá lớn bởi “hiệu ứng đám đơng”. Vì vậy, sự xuất hiện của tổ chức BHTG bằng việc cam kết sẽ hoàn trả cho người gửi tiền theo hạn mức hay toàn

CẤU PHẦN MẠNG AN TỒN TÀI CHÍNH Tổ chứ c BHT G Bộ Tài Ch ính NHTW Tổ chứ c giám s át khác

Khung pháp lý vững chắc, phân chia chức năng nhiệm vụ rõ ràng và cơ chế phối hợp hiệu quả

17

bộ các khoản tiền gửi của họ khi NH bị mất khả năng thanh tốn dẫn đến đóng cửa sẽ giúp những người gửi người này an tâm hơn khi gửi tiền.

Đối với những người gửi tiền lớn hoặc những nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ có thể kiểm sốt được tình trạng của các NH mà họ đầu tư vì họ có thể tiếp cận với các thơng tin về các NH và có khả năng phân tích thơng tin tốt hơn những người gửi tiền nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có đủ khả năng nhận định tình hình, nên khi có những dấu hiện đổ vỡ, chính sự rút tiền hàng loạt của người gửi tiền lớn sẽ đe dọa nghiêm trọng sự ổn định của nền tài chính. Như vây, cần nâng cao nhận thức của nhóm người gửi tiền này nhằm tránh lây lan những hiệu ứng tiêu cực đối với nền tài chính và khuyến khích sự giám sát của họ với những NH để nâng cao hiệu quả hoạt động của những tổ chức này.

1.2.2. Đối với ngân hàng

Hoạt động BHTG tạo điều kiện thuận lợi cho các NH mới ra đời và các NH có qui mơ nhỏ phát triển tốt hơn: khi hoạt động BHTG với chính sách bắt buộc, tất cả NH

có nhận tiền gửi đều phải tham gia, từ đó TG của cơng chúng được bảo vệ dù gửi bất kỳ nơi đâu không phân biệt quy mô hay thương hiệu của bất kì NH nào. Tâm lý lo ngại của người gửi tiền khơng cịn nữa, chính yếu tố này làm cho các NH mới thành lập và các NH nhỏ huy động vốn một cách dễ dàng, hộ trợ các NH triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Hoạt động BHTG góp phần gia tăng mức độ huy động vốn của các NH:

Nguồn vốn TG tiết kiệm dân cư trong bất kỳ quốc gia nào là một trong nguồn vốn có chi phí rẻ, nhằm đầu tư cho phát triển kinh tế đất nước. Thơng qua vai trị bảo vệ người gửi tiền, xây dưng và củng có niềm tin của cơng chúng đối với hện thống NH, BHTG có vai trị quan trọng thúc đẩy q trình huy động vốn của các NH

Hoạt động của BHTG giúp cho toàn hệ thống NH hoạt động một cách ổn đinh: tổ chức BHTG đánh giá kịp thời những khả năng hoạt động của các NH và nhất

là NH nhỏ. Từ đó giúp cho hệ thống NH không bị phản ứng dây chuyền một khi xảy ra đỗ vỡ NH, bằng cách đưa NH yếu kém rút khỏi lĩnh vực kinh doanh tiền tê một cách có trật tự mà khơng làm ảnh hưởng đến các NH khác thông qua chi trả tiền gửi được BH và tiến hành thanh lý tài sản. Các ngân hàng bị mất khả năng thanh toán

18

nhưng chưa đến mức phá sản thì sẽ được hỗ trợ tài chính nhằm giúp các ngân hàng này vượt qua được giai đoạn khó khăn..

Hoạt động BHTG tạo động lực để các NH giám sát lẫn nhau, thúc đẩy nhau nâng cao chất lượng hoạt động, đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống NH: tổ

chức BHTG hoạt động trên cơ sở thúc đẩy cơ chế hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng các tổ chức huy động TG để giải quyết khó khăn, nhất là trong tình trạng NH bị mất khả năng thanh tốn dẫn đến phá sản. Bằng chính nguồn lực huy động từ các TCTG BHTG sẽ hỗ trợ cho các thành viên. Ở những quốc gia có hình thức “đóng góp sau”, khi một NH thành viên bị phá sản thì tổ chức BHTG yêu cầu các thành viên sẽ phải đóng góp một khoản phí theo một tỷ lệ căn cứ vào mức thiệt hại của NH bị đổ vỡ. Chính theo hình thức “đóng góp sau” này sẽ làm cho cácNH tự giám sát lẫn nhau nhằm tránh tình trạng NH hoạt động an tồn phải đóng góp để hỗ trợ NH có mức độ rủi ro cao hơn họ.

1.2.3. Đối với nền kinh tế

Hệ thống NH đóng vai trị vô cùng quan trọng trong hệ thống kinh tế của một quốc gia. Sự sụp đổ của một NH thường có ảnh hưởng lây lan tác động tiêu cực đến tồn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của quốc gia ấy. Thơng qua vai trị bảo vệ người gửi tiền. Một mặt BHTG cung cấp sự ổn định tài chính bằng cách giảm thiểu những vụ đổ xô rút tiền ở NH, mặt khác nó cũng góp phần tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô nhờ việc ngăn ngừa được những tác động lan truyền do những vụ vỡ nợ của các NH. Nhờ vậy BHTG đã góp phần quan trọng vào việc củng cố an ninh chính trị xã hội của một quốc gia.

1.3. Vai trò bảo hiểm tiền gửi trong phát triển an toàn lành mạnh hệ thống TCTD Việt Nam TCTD Việt Nam

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ về quy mô hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của các NH tại Việt Nam đặt ra yêu cầu về phát triển bền vững hệ thống TCTD Việt Nam. Mục tiêu về sự phát triển bền vững cũng đã được nêu trong đề án của Chính phủ “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”. Mục tiêu phát triển năm 2020 hướng đến hiện đại, hoạt động an toàn và hiệu quả vững

19

chắc. Theo đó, TCTD sẽ có cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình, có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị NH tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NH nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế, xác định việc sáp nhập, hợp nhất NH theo nguyên tắc tự nguyện, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và các quyền nghĩa vụ kinh tế của các bên có liên quan. Tính đến nay đã có một số TCTD tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và NHNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc NH với mục tiêu tăng cường năng lực TC, khả năng tuân thủ và minh bạch của hệ thống. Trong tương lai gần, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thương vụ sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD với sự giám sát chặt chẽ của NHNN.

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình triển khai, việc tái cấu trúc hệ thống các TCTD phải đối mặt với nhiều thách thức, cụ thể: nguồn lực của Nhà nước hạn chế, dự trữ ngoại hối nhỏ; thâm hụt ngân sách lớn, nợ cơng cao và có chiều hướng tăng nhanh, chính sách tiền tệ chặt chẽ để kiềm chế lạm phát; hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế…Ngồi ra, tái cấu trúc có thể dẫn tới nhiều xáo trộn trên thị trường, đặc biệt, tâm lý và niềm tin của người gửi tiền rất dễ bị lung lay trước nhiều luồng thông tin trái chiều, người dân thường nghĩ ngay tới việc NH đang lâm vào tình trạng phá sản hay chuẩn bị đổ vỡ nên mới tiến hành tái cấu trúc v.v. Chính vì vậy, hoạt động tái cấu trúc hệ thống các TCTD cần gắn với việc bảo vệ quyền lợi người gửi tiền. Đây cũng được coi là một giải pháp hữu hiệu góp phần ngăn chặn kịp thời nguy cơ rút tiền ồ ạt, đồng thời đối phó với những tác động tiêu cực mà khủng hoảng tài chính mang lại.

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển Bảo hiểm tiền gửi trên thế giới 1.4.1. Lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi 1.4.1. Lịch sử hình thành Bảo hiểm tiền gửi

Hoạt động BHTG được triển khai đầu tiên ở New York, Mỹ năm 1829 với danh hiệu “Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng”, hàm ý BH trách nhiệm đối với tiền gửi NH và chứng chỉ huy động TG. Từ năm 1831 đến năm 1858, năm bang tiếp theo ở Mỹ đã thành lập tổ chức BHTG. Mặc dù, hầu hết các tổ chức BHTG có lúc hoạt động thành đạt, một số chính sách về NH có liên quan được ban hành

20

trong những năm sau đó (1886) đã góp phần làm cho các tổ chức này đóng cửa. Thời kỳ thử nghiệm tiếp theo của hoạt động BHTG cũng diễn ra ở Mỹ vào những năm 1908-1930. Từ 1908 đến 1917 ở Mỹ đã có 8 bang thành lập hệ thống BHTG. Tính đến 1930 cả 8 hệ thống này đã đóng cửa do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế bất lợi làm cho nhiều NH ở 8 bang này đóng cửa và dẫn đến các tổ chức BHTG ở đó bị mất khả năng thanh tốn. Hoạt động NH ở Mỹ đầu những năm 30 tiếp tục gặp khó khăn. Trong giai đoạn 1930 - 1933 mỗi năm có hơn 1.000 NH ngừng hoạt động, đỉnh cao là năm 1933 có 4.000 NHTM phải ngừng hoạt động. Trước tình hình đó, ngày 01/01/1934 BHTG liên bang Mỹ (FDIC) đã được thành lập, đây là mơ hình được xem là hình mẫu đầu tiên về BHTG.

Tiếp theo FDIC, trong những năm 1960, trên thế giới có sáu quốc gia thành lập tổ chức BHTG, những năm 1970 có thêm bốn quốc gia. Hầu hết các quốc gia triển khai hoạt động BHTG công khai vào những năm cuối 1990. Đến nay, trên thế giới có 98 quốc gia có tổ chức hoạt động BHTG cơng khai. Đặc biệt, ngày 06/5/2002 Hiệp hội BHTG quốc tế được thành lập có trụ sở đặt tại Thụy Sỹ. Đến nay IADI đã có 52 tổ chức BHTG các nước là thành viên, 6 hiệp hội, 5 quan sát viên và 12 đối tác (số liệu tính đến năm 2008, IADI). Điều đó đánh dấu sự quan tâm chung của nhiều nước về hoạt động BHTG và hứa hẹn một động lực mới thúc đẩy phát triển hoạt động này trên toàn thế giới (Oanh, 2009).

1.4.2. Sự thay đổi cách nhìn về BHTG sau cuộc khủng khoảng năm 2008

Khủng hoảng TC đang diễn ra tại Mỹ được đánh giá là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 80 năm qua đối với một nền kinh tế lớn nhất thế giới, vượt ra khỏi biên giới của nước Mỹ và lây lan sang nhiều nước Châu Âu, Châu Á. Mức độ thiệt hại của cuộc khủng hoảng này là lớn, có nguy cơ làm cho kinh tế tồn cầu lâm vào suy thoái, hoạt động của nhiều NH trên thế giới có dấu hiệu suy giảm nhanh, niềm tin của người gửi tiền vào các NH bị xói mịn. Trước bối cảnh đó, Chính phủ, NHTW và các cơ quan khác của một loạt các quốc gia trên thế giới đã có những động thái nhằm ổn định tình hình, trấn an người gửi tiền, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng, trong đó vai trị của tổ chức BHTG đã được phát huy. Các công ty BHTG trên thế giới đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như: Tiếp nhận xử lý các TCTC có vấn đề, nâng hạn

21

mức chi trả BHTG, tuyên truyền về chính sách BHTG, hoặc cơng bố chính thức về tình hình TC ổn định của quốc gia, v.v...

Tại Mỹ, FDIC đã tích cực trong việc tiếp nhận xử lý NH gặp vấn đề. Từ đầu năm 2008, FDIC đã tiếp nhận và xử lý 16 ngân hàng đổ vỡ, nâng hạn mức BHTG từ 100.000USD lên 250.000USD (hạn mức này duy trì đến hết năm 2009). Ngày 7.10.2008, các bộ trưởng tài chính 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã họp và nhất trí tăng giá trị BHTG, hạn mức BH tối thiểu được nâng lên 50.000EUR và cam kết hỗ trợ các định chế TC để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Ngày 3.10.2008, Anh nâng hạn mức BH từ 35.000GBP lên 50.000GBP; ngày 5.10.2008, Đức tuyên bố sẽ bảo đảm toàn bộ TG của người dân tại các NH khoảng 500 tỉ EUR. Hy Lạp nâng hạn mức chi trả BHTG từ 20.000EUR lên 100.000EUR trong vòng 3 năm. Châu Á tại Đài Loan, hạn mức chi trả BHTG được tăng gấp 2 lần, lên 3 triệu đôla Đài Loan.

Thực tế từ đầu năm 2008 tới nay cho thấy hệ thống các công ty BHTG trên thế giới đã thực hiện các biện pháp nhằm củng cố niềm tin, bảo vệ người gửi tiền, đặc biệt đưa ra các chính sách về BHTG linh hoạt, góp phần ổn định hệ thống TC.

1.4.3. Bộ nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống BHTG hiệu quả

Đây là bộ nguyên tắc cơ bản do Hiệp hội BHTG quốc tế ban hành nhằm mục tiêu phát triển hệ thống BHTG hiệu quả (IADI, 2009) gồm 18 nguyên tắc.

Nguyên tắc 1 – Mục tiêu chính sách cơng: Bước đầu tiên trong việc áp

dụng một hệ thống BHTG hoặc cải cách hệ thống hiện tại là xác định rõ mục tiêu chính sách cơng phù hợp cần đạt được. Những mục tiêu này phải được chính thức cụ thể hóa và được đưa vào thiết kế của hệ thống BHTG. Các mục tiêu chính của hệ thống bảo BHTG là góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ người gửi tiền.

Nguyên tắc 2 – Giảm thiểu rủi ro đảo đức: Rủi ro đạo đức sẽ được giảm

thiểu bằng cách đảm bảo rằng hệ thống BHTG có các đặc điểm thiết kế phù hợp và thơng qua các yếu tố khác của mạng an toàn TC .

Nguyên tắc 3 – Nhiệm vụ: Điều quan trọng là nhiệm vụ của một hệ thống

22

quán giữa mục tiêu chính sách công với quyền hạn, trách nhiệm được trao cho hệ thống BHTG.

Nguyên tắc 4 – Quyền hạn: Một tổ chức BHTG cần phải có tất cả các quyền

hạn cần thiết để hồn thành chức năng nhiệm vụ của mình. Các quyền hạn này cần phải được chính thức quy định cụ thể. Tất cả các tổ chức BHTG cần phải có quyền lập quỹ phục vụ cơng tác chi trả, tham gia ký kết hợp đồng, đặt ra các quy trình và ngân sách hoạt động nội bộ, và có thể tiếp cận kịp thời và chính xác các thơng tin để đảm bảo rằng hệ thống BHTG có thể đáp ứng các yêu cầu trách nhiệm của mình đối với người gửi tiền một cách kịp thời.

Nguyên tắc 5 – Quản trị: Tổ chức BHTG cần hoạt động một cách độc lập, minh bạch có uy tín và khơng bị tác động bởi hệ thống chính trị và khu vực TCNH.

Nguyên tắc 6 – Mối quan hệ với các thành viên khác trong mạng an toàn tài chính: Cần phải xây dựng một khung phối hợp chặt chẽ và chia sẻ thông tin định

kỳ hoặc thông tin liên quan đến các NH cụ thể giữa tổ chức BHTG và các thành viên khác của mạng an tồn TC. Các thơng tin này phải chính xác và kịp thời (có thể bảo mật mật khi cần thiết). Cơ chế phối hợp và chia sẻ thơng tin phải được chính thức hóa.

Nguyên tắc 7 – Các vấn đề xuyên quốc gia: Trước hết phải đảm bảo tính

bảo mật tất cả các thông tin liên quan phải được trao đổi giữa các tổ chức BHTG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại việt nam (Trang 27 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)