Tổ chức tham gia BHTG 2010 2011 2012 NHTMNN 6 6 6 NHTMCP 36 36 35 Chi nhánh NHNNg 38 38 38 NHLD 4 4 4 TCTD phi NH 30 30 30 QTDND 1061 1022 1120 Tổng cộng 1160 1136 1237 Nguồn: www.div.gov.vn
Hiện nay theo Luật BHTG thì cịn bổ sung các tổ chức tài chính vi mơ đây cũng là loại hình có số lượng khách hàng đơng và món gửi tiền nhỏ, đối tượng chính sách BHTG hướng đến
2.2.2.2 Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
Tại Việt Nam, BHTG mang tính chất bắt buộc. Vì vậy, bất kỳ TCTD nào được NHNN cấp phép nhận TG đều có nghĩa vụ phải đăng ký tham gia BHTG. Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký tham gia BHTG, BHTGVN sẽ cấp cho tổ chức này Giấy chứng nhận BHTG xác lập quyền và nghĩa vụ của TCTG BHTG, đó là cam kết chắc chắn rằng tất cả các khoản TG thuộc đối tượng BH sẽ được BH trong trường hợp TCTG BHTG bị phá sản, giải thể.
Trong 13 năm qua, BHTGVN đã thể hiện được hình ảnh nổi bật của một TCTC trực thuộc Chính phủ thơng qua việc “bảo vệ người gửi tiền”, xây dựng và phát triển niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống TCNH. Thực tế, chứng minh rằng
48
BHTGVN đã cấp mới, cấp đổi, cấp lại, cấp bổ sung khoảng 1.461 Chứng nhận BHTG.. Tương ứng với đó là số lượng TCTG BHTG tăng từ 1026 tổ chức tham gia BHTG trong những ngày đầu thành lập và đến năm 2012 con số này lên tới 1.237 tổ chức tham gia BHTG (tăng hơn 19% số đơn vị tham gia BHTG). trong đó có nhiều tổ chức mở thêm 4-5 phịng giao dịch, điểm giao dịch). Bình quân hàng năm, số lượng TCTG BHTG thành lập mới tăng khoảng 3-7% và bình quân số tổ chức thành lập thêm các điểm giao dịch khác nhau so với tổng số đơn vị tham gia BHTG tăng khoảng 2-3%. Đồng thời với việc cấp Chứng nhận BHTG, BHTGVN cũng thực hiện thu hồi 52 Chứng nhận BHTG, trong đó thực hiện chi trả cho hơn 2/3 số tổ chức bị thu hồi Chứng nhận BHTG, bảo vệ hàng triệu người gửi tiền..
Theo nguồn khảo sát của BHTGVN về tiền gửi năm 2007 đến 2012, số lượng người gửi tiền được BH trong hệ thống TC-NH đã tăng khoảng 3 lần, số tiền gửi tương ứng tăng hơn 3 lần. Như vậy, có thể thấy rằng, chính sách BHTG đã thực sự đến với người gửi tiền, tạo niềm tin cho họ vào hệ thống TC-NH. Trong những năm gần đây, khi việc thơng tin tuyền truyền về chính sách BHTG đã đến với người dân, họ đã nhận thức được vai trò của BHTGVN trong vấn đề bảo vệ người gửi tiền. Vì vậy, đối với hầu hết các QTDND (những TCTD có quy mơ nhỏ, khả năng cạnh tranh yếu) sau khi được cấp Chứng nhận BHTG, BHTGVN đã trực tiếp đến đơn vị trao giấy chứng nhận BHTG trong ngày khai trương hoạt động. Sự có mặt này thể hiện cam kết BHTGVN sẽ cùng Chính phủ gánh vác trọng trách đối với người gửi tiền và đối với hệ thống TC-NH khi đơn vị gặp rủi ro hay đơn vị bị giải thể, phá sản. Điều này đã giúp TCTG BHTG có được niềm tin từ dân chúng, các TCTD có điều kiện huy động được nguồn TG từ người dân tốt hơn.
2.2.2.3 Phí bảo hiểm
Kết quả thu phí như biểu đồ 2-1 cho thấy số tiền thu từ phí BHTG gia tăng qua các năm. Năm 2011 phí BHTG là 1619 tỷ đồng tăng hơn 400 tỷ đồng so với năm 2010 (ước tính khoảng 1200 tỷ đồng). Đến năm 2012 phí BHTG thu được là 2057 tỷ đồng là do số TCTG BHTG cũng ngày càng tăng. Các TCTG BHTG nhìn chung hồn thành tốt trong việc tính phí và nộp phí.
49
Hình 2.4 Biểu đồ kết quả thu phí BHTG giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Báo cáo thường niên của BHTGVN 2005-2009 và số liệu tổng hợp các năm 2010-2012 từ www.div.gov.vn
2.2.2.4 Năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
BHTGVN ban đầu được Nhà nước cấp vốn là 1.000 tỷ đồng. Số vốn của Nhà nước cấp được điều chỉnh thành 5000 tỷ theo Quyết định 1395/QĐ-TTg. Bên cạnh đó nguồn vốn hoạt động của BHTGVN chủ yếu nhờ sự gia tăng của quỹ dự phịng nghiệp vụ hình thành từ thu phí và đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi. Qua hơn 13 năm thành lập và đi vào hoạt động, có thể thấy năng lực TC của BHTGVN đã được cải thiện đáng kể so với trước đây tổng nguồn vốn của BHTGVN có nhiều thay đổi thể hiện trong biểu đồ 2.5. Vốn điều lệ của BHTGVN đã được tăng lên là 5.000 tỷ VND nhưng qua nhiều lần cấp bổ sung đến nay thực cấp chỉ là 1.000 tỷ VND. Tổng lượng vốn đầu tư của BHTGVN tính đến 30/12/2010 là 6.599 tỷ VND trong đó phần chênh lệch 5.504 tỷ VND là do tích lũy từ tiền lãi đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi và tiền thu phí BHTG. Phần tích lũy được tính đến năm 2012 là 8913 tỷ VND. Các số liệu ước tính cho năm 2011 và 2012 được ước tính dựa trên các nguồn bổ sung vốn và đối chiếu với báo cáo nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đem đầu tư. Các số liệu cho thấy năng lực TC của BHTGVN đã được cải thiện thể hiện ở sự gia tăng tổng nguồn vốn hoạt động qua các năm. Tuy nhiên lượng vốn này còn rất hạn chế để thực hiện mục tiêu duy trì sự ổn đinh của các TCTG BHTG.
Năm
2000 2001Năm 2002Năm 2003Năm 2004Năm 2005Năm 2006Năm 2007Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm Phí BHTG (tỷđồng) 33 86 106 149 193 278 347 481 684 948 1200 1619 2057 0 500 1000 1500 2000 2500
50
Hình 2.5 Biểu đồ tổng nguồn vốn BHTGVN giai đoạn 2000-2012 (đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn www.div.gov.
2.2.2.5 Hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
Bên cạnh hoạt động thu phí BHTG, BHTGVN cịn thực hiện đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động. Việc đầu tư vốn BHTGVN phải ln đặt mục tiêu an tồn vốn lên hàng đầu và cũng nhằm thực hiện theo quy định của Chính phủ. Hoạt động đầu tư hiện nay chủ yếu là đầu tư vào các cơng cụ phi rủi ro hoặc có rủi ro thấp như đầu tư vào trái phiếu Chính phủ; trái phiếu, tín phiếu NHNN hoặc các NHTMNN; gửi tiền tại kho bạc Nhà nước, NHNN hoặc NHTMNN...
Hình 2.6 Biểu đồ hoạt động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong qua các năm (đơn vị: tỷ đồng) (đơn vị: tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BHTGVN 2005-2009 và số liệu tổng hợp các năm 2010- 2012 từ www.div.gov.vn)
Để công tác đầu tư nguồn vốn đảm bảo hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn, BHTGVN cũng đã có sự chủ động theo dõi, nắm bắt và phân tích tình hình biến
424 574 740 1412 1669 1991 2416 3043 4005 4905 6599 9000 10000 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập 0 0 0 0 99 112 175 238 272 370 670 1071 1308
Số tiền đầu tư 0 0 0 0 1593 1859 2293 3514 3725 4904 6599 8914 9000
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Số tiền ( tỷ đồn g)
51
động lãi suất trên thị trường, kịp thời cơ cấu lại các khoản vốn đầu tư tránh để tồn đọng vốn, đảm bảo phù hợp các quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi. Tổng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN được đầu tư năm 2011 là 8914 tỷ VND, tăng 35% so với cùng ký năm 2010 là 6599 tỷ VND, tổng lãi thực thu đạt 1071 tỷ VND tăng 59% so với năm 2010 là 670 tỷ VND; Năm 2012 là hơn 9000 tỷ VND có gia tăng so với năm 2011 là 8914 tỷ VND, tổng lãi thực thu đạt 1308 tỷ VND tăng 22% so với năm 2011 là 1071 tỷ VND Với tình hình đầu tư như trên, nguồn vốn đầu tư cũng như tổng lãi thu được sự gia tăng qua các năm và cũng đảm bảo được yêu cẩu an toàn về vốn. Nhưng do thu nhập từ hoạt động đầu tư chủ yếu chỉ là tiền lãi của trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tại các TCTD nhà nước và với yêu cầu là đảm bảo an toàn vốn nên mức thu nhập và tốc độ tích lũy vốn vẫn còn rất thấp. Điều 31 Luật BHTG chỉ cho phép tổ chức BHTG được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN mà khơng cho phép tổ chức BHTG được mở tài khoản gửi tiền tại TCTD như quy định trước đây. Do đó hoạt động đầu tư chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu để nâng cao thêm năng lực tài chính cho BHTGVN.
2.2.2.6 Hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi
Nghị định số 89/1999/NĐ-CP hạn mức chi trả tối đa là 30 triệu đồng (gồm cả gốc và lãi) và tăng lên 50 triệu theo Nghị định số 109/2005/NĐ-CP. Hạn mức này được tính dựa trên khảo sát của BHTGVN cho thấy số người gửi tiền tại các ngân hàng có số tiền gửi nhỏ hơn 50 triệu VND chiếm đa số (khoảng 75% - 80%). Ở thời điểm đó, hạn mức này tính cũng khá phù hợp vì đã bảo vệ được đa số người gửi tiền, đặc biệt là những người gửi tiền nhỏ. Hạn mức này hiện đã khơng cịn phù hợp và mặc dù Luật BHTG đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 nhưng đến nay Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định về hạn mức trả tiền BH theo quy định của Luật BHTG. Khi chưa có quyết định mới, hạn mức trả tiền BH được áp dụng ở mức 50 triệu đồng như quy định hiện hành.
52
2.2.2.7 Hoạt động kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Luật BHTG ra đời, tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất nâng cao hiệu quả của hoạt động của tổ chức BHTG. Theo đó hoạt động giám sát của BHTGVN đối với các TCTG BHTG cũng đảm bảo được thực hiện một cách tập trung, hiệu quả và chất lượng hơn từ năm 2013.
Hoạt động giám sát từ xa được BHTGVN triển khai từ năm 2002 trên cơ sở nội dung GS việc chấp hành các quy định về BHTG và GS việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn trong hoạt động NH dựa trên nguồn thông tin đầu vào từ các TCTG BHTG và các nguồn thông tin khác theo quy đi ̣nh . Trong thời gian này , BHTGVN đã chủ động tập trung nghiên cứu , ứng dụng một số mơ hình GSTC hiệu quả phù hợp với thực tiễn của VN ; hoạt động GS từ xa đã được thực hiện thống nhất từ trụ sở chính tới các Chi nhánh BHTG khu vực , không chồng chéo và đáp ứng các yêu cầu trong quá trình quản lý , điều hành. Báo cáo GS từ xa của BHTGVN đã trở thành 1 kênh thơng tin GS có chất lượng đối với các cơ quan quản lý TC. Tính đến tháng cuối năm 2012, BHTGVN đã thực hiện GS định kỳ đối với 100% tổ chức tham gia BHTG gồm 90 NHTM, 11 TCTD phi NH và 1.138 QTDND với tổng số dư TG được BH là khoảng gần 1.500 nghìn tỷ đồng. Kết quả của công tác GS từ xa đã phát hiê ̣n nhiều vi pha ̣m về BHTG và vi phạm an toàn trong hoa ̣t đô ̣ng NH từ đó có cảnh báo kịp thời tới các TCTG BHTG. Hoạt động GS từ xa của BHTGVN liên tục được đổi mới, tiến dần tới chuẩn mực quốc tế. GS từ xa đối với các TCTG BHTG là cơ sở cho các hoa ̣t đô ̣ng nghiê ̣p vu ̣ khác tại BHTGVN.