1.2 Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các ngân hàng thương mại
1.2.5.4 Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm soát rủi ro tác nghiệp
Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng khơng mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng.
Từ cơ sở dữ liệu RRTN, các ngân hàng xây dựng đường phân phối tổn thất, trên cơ sở đó xác định các biện pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp kiểm soát rủi ro như: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng rủi ro, quản trị thông tin….
Bảng 1.2 Kế hoạch kiểm soát rủi ro hoạt động cơ bản
Mức độ rủi ro Kế hoạch hành động.
1-4 Mức thấp
Những kiểm sốt nhanh chóng, dễ dàng phải được thực hiện ngay lập tức và tiếp tục cho các kế hoạch hành động khi các nguồn lực cho phép. Giám sát bảo đảm duy trì kiểm sốt. Quản lý thông qua các thủ tục thông thường. Cải tiến về kinh tế những nơi có thể. Báo cáo rủi ro phải được hồn tất.
5-8 Trung bình
Các kế hoạch nhằm giảm bớt rủi ro, nhưng chi phí của cơng tác phịng chống có thể được hạn chế. Đánh giá rủi ro và thực hiện những hành động thích hợp. Các hành động phải được kiểm sốt. Báo cáo rủi ro phải được hoàn tất, rủi ro phải được theo dõi.
9-12 Đáng kể
Trường hợp các rủi ro liên quan đến cơng việc đang tiến hành thì việc đánh giá rủi ro càng sớm càng tốt để đảm bảo sự an tồn của cơng việc, của hoạt động kinh doanh. Chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong giới hạn rủi ro chấp nhận được, liên hệ với người
quản lý rủi ro về những hoạt động đó, để giảm thiểu bớt rủi ro. Báo cáo sự cố phải được hoàn thành, và sự cố được đưa vào theo dõi.
15-25 Nghiêm trọng
Không hoạt động cho đến khi việc đánh giá rủi ro đã được hoàn thành để đảm bảo an toàn của hoạt động kinh doanh, nếu khơng thể giảm thiểu, loại bỏ thì phải thông báo ngay lập tức với giám đốc, người quản lý, quản trị rủi ro. Báo cáo sự cố phải được hoàn tất và sự cố được đưa vào theo dõi.
Nguồn: KPMG International 2007