Xác định chiến lược và phương pháp quản lý rủi ro đúng đắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 69 - 70)

Định hướng phát triển của ACB

Tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-

2015 nhằm đưa ACB phát triển là “Ngân hàng của mọi nhà,” chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Định hướng chiến lược này gồm hai nội dung lớn: (1) Chiến lược hoạt động kinh doanh, trong đó tinh thần cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường; (2) Chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế.

Về hoạt động kinh doanh: Nguyên tắc là ACB tập trung vào hoạt động lõi là kinh doanh ngân hàng thương mại.

Về nâng cao năng lực thể chế: Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, các ủy ban của Hội đồng quản trị. Tiếp tục xây dựng mới/bổ sung năng lực quản trị rủi ro, tài chính, quản trị nguồn nhân lực v.v

Định hướng chiến lược quản lý rủi ro

Bước thứ nhất của tiến trình quản lý rủi ro là xác định khẩu vị rủi ro của tổ chức. Cơ chế quản trị rủi ro tốt phải đem lại kết quả là rủi ro được quản lý trong phạm vi khẩu vị rủi ro đã đề ra.

Với phương châm quản trị rủi ro được đề ra là “thận trọng, chặt chẽ, đề cao tính tuân thủ trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng”. Do đó HĐQT phải bảo đảm rằng các chiến lược, chính sách, quy trình và thủ tục quản lý rủi ro

được thực hiện nhất quán trong mọi hoạt động của ngân hàng theo khẩu vị đã đề ra, đảm bảo khơng có những tổn thất bất ngờ ngoài dự kiến đối với hoạt động kinh doanh và sự sẵn sàng (có chuẩn bị trước) để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra.

Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến lược và cơ cấu cho chức năng quản lý rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm trước hết trong việc quản lý rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên truyền về quản lý rủi ro trong bộ phận mình cơng tác.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền và trách nhiệm cụ thể của các thành viên HĐQT, cần xác định rõ nhiệm vụ của HĐQT là tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của ngân hàng, không tham gia quá sâu vào các hoạt động thường ngày của hoạt động quản lý. BĐH phải đảm bảo rằng tất cả hoạt động của Ngân hàng phải nhất quán với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận và chính sách rủi ro đã được HĐQT phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)