3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tác nghiệp
3.2.2 Thiết lập cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tác nghiệp theo chuẩn mực Quốc
Quốc tế.
Mặc dù có nhiều đổi mới và phát triển theo định hướng thị trường và phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên công tác quản trị RRTN của ACB vẫn còn nhiều hạn chế cần phải hoàn thiện hơn. Sau sự cố Bầu Kiên, ACB đã tái cấu trúc lại bộ máy quản lý với sự thay đổi hoàn toàn các thành viên trong Hội đồng quản trị và chú trọng hơn công tác QTRR. Đó là sự thành lập của Uỷ ban quản lý rủi ro. Tuy nhiên, Phòng QLRRTN nên nâng cao hơn nữa vai trị của mình trong việc nhận diện đo lường rủi ro. Bước đầu tiến hành rà sốt lại tồn bộ quy trình thủ tục của tồn bộ nhân hàng để xác định lại những rủi ro cần khắc phục, thiết lập khung QTRRTN phù hợp với khẩu vị rủi ro và định hướng của HĐQT. Sau khi thiết lập khung QTRRTN, Ngân hàng nên minh bạch khung QTRRTN để các bên liên quan có thể hiểu được các phương pháp quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng.
Áp dụng nguyên tắc 5 của Basel, ban lãnh đạo ngân hàng nên triển khai một quy trình để thường xuyên giám sát hồ sơ rủi ro tác nghiệp và các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất. Cơ chế báo cáo phù hợp cần phải có ở cấp độ HĐQT, ban điều hành, đơn vị kinh doanh nhằm tạo điều kiện chủ động trong công tác QTRRTN.
Sắp xếp bộ máy tổ chức từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh để quản lý rủi ro theo đúng mơ hình thơng lệ quốc tế, bố trí đủ nguồn nhân lực, đủ khả năng để thực hiện quản lý rủi ro tốt nhất.
Với mạng lưới hoạt động rộng, do đó để xử lý những vấn đề vướng mắc và những tình huống kịp thời trong quá trình tác nghiệp tại kênh phân phối, ACB nên thiết lập hệ thống helpdesk để hỗ trợ giải đáp những vướng mắc cho nhân viên trong quá trình tác nghiệp, nhằm hạn chế tối đa những rủi ro do tác nghiệp gây ra. Bên cạnh đó cần, xây dựng ngân hàng dữ liệu về RRTN và sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý RRTN.
Một yếu tố quan trọng khác là cần duy trì thật nghiêm nguyên tắc “bốn mắt” trong quản trị RRTN. Tức là cần duy trì và tăng cường việc kiểm sốt chéo trong tất cả các giao dịch của ngân hàng, nhưng phải đảm bảo tính độc lập của Kiểm sốt viên tại các chi nhánh, họ là những người có vai trị quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tại chi nhánh. Để làm được điều này, ACB nên cơ cấu lại về nhân sự như là chuyển tất cả các chức doanh Kiểm soát viên tập trung về dưới sự quản lý của Khối vận hành và thực hiện điều chuyển luân phiên các kiểm soát viên giữa các Chi nhánh, sau mỗi đợt điều chuyển các kiểm soát viên này báo cáo tình hình tuân thủ và những sai phạm của các chi nhánh về Khối vận hành, tránh trình trạng các nhân viên cấu kết với ban lãnh đạo chi nhánh để thực hiện hành vi sai phạm và tăng thêm tính độc lập, phát huy tối đa vai trị của kiểm sốt viên.
Cần trích lập dự phịng cụ thể và minh bạch hóa cho rủi ro tác nghiệp. Ví dụ, nếu trong một hệ thống có những khoản lỗ phát sinh do RRTN thì cần được đưa vào trong báo cáo chung để Ban điều hành biết và giám sát được RRTN xuất phát từ bộ phận, cá nhân nào, nguyên nhân gốc rễ do đâu… Từ đó kịp thời khắc phục và chấn chỉnh ngay, đồng thời nêu gương để những người khác, bộ phận khác tránh vi phạm.
Mặt khác, chủ động tiếp cận các Hiệp hội quản lý rủi ro khác như ORX (Hiệp hội trao đổi dữ liệu rủi ro tác nghiệp), tham khảo các kiến nghị của Ủy ban Basel, nghiên cứu và tuân thủ các nguyên tắc quản trị ngân hàng của OECD, IFC,S&P…về giám sát ngân hàng và nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân
hàng để áp dụng hợp lý, hiệu quả vào mơ hình quản trị, cũng như tìm kiếm tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm từ các đối tác nước ngồi trong cơng tác quản trị rủi ro.